【kết quả japan】Tán thành xây dựng Luật Chăn nuôi
时间:2025-01-12 18:55:11 出处:Thể thao阅读(143)
Đó là khẳng định của bà Nguyễn Thanh Thủy,ựngLuậtChăkết quả japan Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, khi tham gia phát biểu ý kiến thảo luận ở hội trường tại Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XIV, đóng góp dự thảo Luật Chăn nuôi.
Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nguyễn Thanh Thủy phát biểu thảo luận tại hội trường.
Theo bà Nguyễn Thanh Thủy, dự thảo Luật Chăn nuôi gồm 8 chương, 82 điều quy định bao quát về các hoạt động trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, hoạt động chăn nuôi và kiểm soát dịch bệnh. Quy định việc xuất, nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi và các hành vi bị nghiêm cấm đồng thời phân công trách nhiệm quản lý nhà nước các cấp trong các hoạt động trên.
Những quy định trong dự thảo luật nhằm tháo gỡ khó khăn trong ngành chăn nuôi, nâng cao chất lượng sản phẩm liên kết theo chuỗi giá trị, đảm bảo môi trường và an toàn thực phẩm.
Bên cạnh tán thành việc xây dựng Luật Chăn nuôi theo hướng tiếp cận trên, đại biểu Nguyễn Thanh Thủy cho rằng việc quản lý giống vật nuôi theo 3 danh mục giống vật nuôi như trong dự thảo luật là cần thiết và phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và đa dạng sinh học. Đồng thời, đáp ứng quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và tham gia.
Tuy nhiên, đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu và quy định cụ thể, rõ ràng việc quản lý đối với từng loại danh mục giống vật nuôi, nhất là đối với vật nuôi quý hiếm cần bảo tồn. Bổ sung quy định định kỳ cập nhật danh mục này cho phù hợp với tình hình thực tế và pháp luật có liên quan. Cần quy định rõ hơn việc quản lý giống vật nuôi thuần chủng của Việt Nam, giống vật nuôi nhập khẩu để giữ gìn nguồn gen quý của các giống nuôi truyền thống.
Mặt khác, tiếp cận nguồn gen của các vật nuôi có giá trị kinh tế cao nhập khẩu từ nước ngoài. Khuyến khích việc xuất khẩu chỉ giao giống vật nuôi từ Việt Nam ra nước ngoài cho phù hợp với tinh thần của Luật Chuyển giao công nghệ.
Liên quan đến giống vật nuôi quy định tại Điều 2 (giải thích từ ngữ) có 33 khoản, nhưng có nhiều khoản giải thích từ ngữ chỉ phù hợp nghiên cứu chuyên sâu về khoa học tạo giống, không mang tính phổ biến trong áp dụng luật. Điều quan trọng là không mang tính nhân văn, không phù hợp phong tục tập quán văn hóa của người Việt Nam.
Cụ thể giải thích từ ngữ tại khoản 13, 14, 15, 16 dự thảo luật, cần cân nhắc bỏ hoặc thay cụm từ “đàn giống cấp cụ kỵ, đàn giống ông bà, đàn giống cha mẹ đối với lợn, gia cầm...”. Những việc này phù hợp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, nhưng đưa vào dự thảo luật là không phù hợp, nên thay bằng ký hiệu mang tính khoa học hơn như H0, H1, H2, H3 hay F0, F1, F2, F3, nếu không thì bỏ luôn.
Bởi theo đại biểu Nguyễn Thanh Thủy, cụm từ “cụ kỵ, ông bà, cha mẹ” của con người rất thiêng liêng, vì vậy không nên dùng từ này áp dụng cho vật nuôi như trong dự thảo luật.
Về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất mua bán sản phẩm giống vật nuôi tại Điều 25, thực tế cho thấy, không ít cơ sở sản xuất, mua bán, cung ứng sản phẩm giống vật nuôi không bảo đảm về nguồn giống và chất lượng giống dẫn đến thiệt hại về kinh tế cho người nuôi trồng.
Để quy định rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm vi phạm trên, đại biểu Nguyễn Thanh Thủy đề nghị bổ sung thêm điểm d khoản 2 Điều 25 như sau: “Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm giống vật nuôi phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, có trách nhiệm thu hồi sản phẩm giống vật nuôi không bảo đảm về chủng loại, nguồn gốc, chất lượng và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật”.
Đối với việc sử dụng thuốc kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi để trị bệnh và phòng bệnh cho vật nuôi phải tuân theo quy định của pháp luật về thú y. Tồn dư kháng sinh, hóa chất trong sản phẩm chăn nuôi vượt ngưỡng cho phép sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Vì vậy, không khuyến khích sử dụng kháng sinh, hóa chất trong sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Do đó, bà Nguyễn Thanh Thủy nhất trí với các nguyên tắc quản lý thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh đã được tiếp thu, bổ sung quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 12 và Điều 45 dự thảo luật.
Tại Điều 43 quy định nội dung kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi có 8 khoản. Trong đó, khoản 7 quy định việc xử lý vi phạm về chất lượng thức ăn chăn nuôi như sau: “a. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi tùy theo mức độ vi phạm phải bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc hình sự”, theo bà, quy định như vậy là hợp lý, đầy đủ, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật.
Thế nhưng, khoản b lại quy định: “b. Thức ăn chăn nuôi vi phạm chất lượng có thể được xử lý theo các hình thức: cải chính thông tin, tái chế, chuyển đổi mục đích sử dụng, tái xuất, tiêu hủy”.
Từ đó, theo đại biểu Nguyễn Thanh Thủy phải thay cụm từ “có thể bị xử lý” bằng cụm từ “phải bị xử lý” để bảo đảm thực hiện được nghiêm minh, rõ ràng trong từng điều khoản thi hành của luật. Việc quy định “có thể bị xử lý” sẽ dẫn đến tùy nghi trong áp dụng, tạo kẽ hở trong xử lý vi phạm.
HỮU NGHỊ - GIA NGUYỄN ghi
猜你喜欢
- Vỡ hồ chứa gây thiệt hại hơn 500 triệu, chủ hồ chưa đền bù cho người dân
- VF e34 chính thức tới tay khách hàng Indonesia
- Áp lực đảm bảo mức bội chi cả giai đoạn
- Hà Nội khởi công đường Vành đai 4 vào ngày 25/6
- Nhu cầu iPad tăng vọt, không đủ để giao hàng
- Bài 4: Tăng trưởng xuất khẩu nông lâm thủy sản liệu có ăn may?
- Hoa Kỳ là nhà mua nông lâm thủy sản nhiều nhất của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2024
- Giảm thuế xăng dầu phải tính toán đến cân đối ngân sách
- Thứ trưởng Bộ Công an nói nguyên nhân sâu xa vụ nổ súng ở Đắk Lắk