【tỷ số trực tiếp 7m】Thận trọng với tỷ giá và vàng

时间:2025-01-11 06:20:26来源:88Point 作者:La liga

vang

Giá vàng dự báo vẫn còn dư địa tăng

Diễn biến đó buộc chính sách tỷ giá phải đối diện với những áp lực mới. Đồng thời,ậntrọngvớitỷgiávàvàtỷ số trực tiếp 7m mức sinh lợi lớn của giá vàng tạo tâm lý muốn bỏ tiền vào kênh đầu tư này.

Bài toán của sự đánh đổi

Thời gian qua, thế giới chứng kiến liên tục những đòn trả đũa giữa Mỹ và Trung Quốc bằng công cụ thuế quan và tiền tệ. Kết quả là, đồng Nhân dân tệ (CNY) của Trung Quốc đã giảm giá qua ngưỡng tâm lý 7 CNY đổi được 1 USD trong tuần qua. Phản ứng với động thái của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC), Tổng thống Mỹ Donald Trump nhấn mạnh: “Việc đồng CNY giảm giá xuống dưới mức 7 CNY đổi 1 USD là hành vi thao túng tiền tệ”.

“Chuyện tỷ giá USD/CNY trên thị trường ngoại hối là khó tính toán nhưng vẫn có khả năng Trung Quốc sẽ tiếp tục giảm giá đồng tiền này ở mức độ mạnh hơn. Nếu điều đó xảy ra, thâm hụt thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ lớn hơn và khi đó, bài toán tỷ giá sẽ phải tính toán cẩn trọng”.

TS.Đặng Đức Anh - Phó Giám đốc NCIF

Giới phân tích kinh tế cho rằng, Trung Quốc muốn trả đũa đòn trừng phạt thuế quan của Mỹ song không muốn thị trường quá hoảng loạn. PBOC sẽ đặt tỷ giá tham chiếu ở mức linh hoạt hơn với thị trường dù vẫn muốn duy trì một đồng nội tệ yếu để bù đắp thiệt hại do phải chịu thuế quan cao hơn từ Mỹ. Hay nói cách khác, CNY chưa hẳn sẽ giảm một mạch hoặc giảm sâu.

Điều này đã thể hiện rõ qua cách điều hành của PBOC với việc giảm tỷ giá tham chiếu của đồng tiền này xuống dưới ngưỡng 7 CNY đổi được 1 USD vào ngày 6/8 và sau đó điều chỉnh tăng lên mức 6,9683 CNY ngày 7/8, rồi lại đẩy giảm xuống mức 7,039 CNY ngày 8/8. Đây cũng là mức giá thấp nhất của đồng CNY so với USD kể từ năm 2008 đến nay.

Nhiều đồng tiền khác trên thế giới cũng giảm giá so với đồng USD song vẫn còn nhiều điểm khó dự đoán trong các xu hướng điều hành tiền tệ của các nước.

Tại Việt Nam, giá USD tại các ngân hàng thương mại chỉ biến động nhẹ trong khi CNY mất giá đáng kể. Tỷ giá trung tâm USD/VND được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) điều chỉnh linh hoạt theo xu hướng giảm nhẹ đồng USD so với VND.

Trước biến động mạnh của tỷ giá USD/CNY trên thị trường ngoại tệ, tỷ giá USD/VND vẫn khá ổn định là nhờ dự trữ ngoại hối gia tăng, nguồn cung ngoại tệ từ các dòng vốn dồi dào, thặng dư thương mại cao và chính sách điều hành tỷ giá linh hoạt. Đến nay, VND đang hồi phục về mức tỷ giá tương đương thời điểm cuối năm 2018. NHNN cho biết vẫn tích cực mua ngoại tệ dự trữ, ước tính dự trữ ngoại hối hiện ở mức khoảng 68 tỷ USD. Giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ đầu năm đến ngày 20/7 đạt mức 10,6 tỷ USD, tăng hơn 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Thặng dư thương mại 7 tháng ở mức 1,8 tỷ USD. Đây là những yếu tố tích cực giúp chính sách tỷ giá được điều hành chủ động và linh hoạt trước các biến động của bên ngoài.

Nhận xét về tác động từ việc đồng CNY giảm giá với VND, TS. Đặng Đức Anh - Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (NCIF) nói: “7 CNY đổi 1 USD là ngưỡng tâm lý nên gây nhiều tranh luận. Thực tế, mức phá giá của CNY không quá lớn, bởi nhiều phiên giao dịch trước đó 1 USD đã đổi được 6,96 - 6,97 CNY. Chuyện tỷ giá USD/CNY trên thị trường ngoại hối là khó tính toán nhưng vẫn có khả năng Trung Quốc sẽ tiếp tục giảm giá đồng tiền này ở mức độ mạnh hơn. Nếu điều đó xảy ra, thâm hụt thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ lớn hơn và khi đó, bài toán tỷ giá sẽ phải cân đong cẩn trọng”.

Cũng theo vị Phó giám đốc NCIF, từ đầu năm đến nay, VND chỉ mất giá khoảng 0,16% so với USD nên chúng ta còn khá nhiều dư địa để điều chỉnh tỷ giá. Dù vậy, việc điều chỉnh cần cân nhắc nhiều yếu tố.

“Khi giảm giá đồng nội tệ, xuất khẩu có thể hưởng lợi từ giá bán sản phẩm ra nước ngoài rẻ hơn. Tuy nhiên, Việt Nam nhập khẩu nhiều nguyên vật liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Do đó, nếu giá thành rẻ mà không đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu thì cũng không hẳn là có lợi” - ông Đức Anh nói.

Mặt khác, trong bối cảnh ổn định kinh tế vĩ mô là mục tiêu cần ưu tiên trong giai đoạn hiện nay, NHNN phải cân đối nhiều bài toán, nhiều yếu tố trong việc giữ tổng thể cả lạm phát, tỷ giá, lãi suất và khả năng thanh khoản ngoại tệ của các ngân hàng. “Nếu giảm giá VND có thể tạo lợi thế thương mại và được lợi ngắn hạn nhưng phải đối mặt với các rủi ro khác thì đây là bài toán của sự đánh đổi và cần hết sức thận trọng” - ông Đức Anh nhấn mạnh.

Giá vàng biến động khó lường

Cũng trong tuần qua, xu hướng nới lỏng tiền tệ và các bất ổn địa chính trị trên thế giới đã khiến giá vàng thế giới tăng vọt, kéo giá vàng trong nước tăng khoảng 15% trong hơn 2 tháng qua. Đây được coi là mức sinh lợi hấp dẫn, song việc đầu tư vào vàng ở thời điểm này cần được cân nhắc cẩn trọng.

Giá vàng thế giới đã lần lượt vượt các ngưỡng kháng cự 1.470 USD/ounce ngày 6/8 và 1.500 USD/ounce ngày 7/8 nhờ nhu cầu đối với tài sản an toàn như vàng tăng mạnh.

Tại thị trường trong nước, giá vàng đã đắt thêm khoảng 2 triệu đồng mỗi lượng trong tuần vừa qua. Kim loại quý này đã bứt phá mạnh qua các mốc 40 triệu đồng/lượng (ngày 5/8), 41 triệu đồng/lượng (ngày 7/8) và vượt mốc 42 triệu đồng/lượng (ngày 8/8).

Bình luận về giá vàng thế giới, ông Trần Thanh Hải - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư và kinh doanh vàng Việt Nam (VGB) nhận xét, với các bất ổn địa chính trị và chủ trương nới lỏng tiền tệ của nhiều quốc gia trên thế giới, giá vàng đã liên tục vượt các ngưỡng kháng cự trong thời gian vừa qua.

Trong một diễn biến liên quan, các ngân hàng trung ương New Zealand, Ấn Độ và Thái Lan đều tuyên bố cắt giảm lãi suất vào ngày 7/8. Theo các nhà phân tích thị trường, việc nới lỏng chính sách tiền tệ ở nhiều quốc gia khác nhau đã làm tăng mối lo ngại về triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu, do đó sẽ hỗ trợ tốt cho giá vàng.

“Khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung vẫn còn có thể tiếp tục trong thời gian tới, cung tiền của các nước đều tăng, thì rủi ro lạm phát gia tăng và vàng trở thành kênh trú ẩn được nhiều người lựa chọn. Do đó, giá vàng thế giới từ nay đến cuối năm dự báo vẫn sẽ ở mức cao” - ông Hải nói.

Về mức tăng của giá vàng trong nước, giá vàng trong nước đã tăng được khoảng 15% tính từ tháng 6/2019 đến nay, mức tăng giá này thấp hơn mức tăng khoảng 16% của giá vàng thế giới trong cùng thời gian.

Do đó, vị chủ tịch của VGB cho rằng, dư địa tăng giá của giá vàng trong nước vẫn còn do mức tăng của giá vàng trong nước vẫn thấp hơn mức tăng của giá vàng thế giới và vàng đã xác lập mặt bằng giá mới.

Phân tích về kênh đầu tư vàng trong thời điểm hiện nay, vị chuyên gia này cho rằng, mức tăng giá của vàng trong hơn 2 tháng qua đã vượt mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm và lãi suất trái phiếu kỳ hạn 12 tháng. Với mức sinh lợi lớn như vậy, đã có ý kiến cho rằng nên đầu tư vào vàng. Nhưng theo ông Hải, chuyển hướng đầu tư ở thời điểm này cần cân nhắc thận trọng. Bởi vì, bỏ tiền vào vàng ở thời điểm này có nghĩa là không còn hưởng lợi 15% như thời điểm trước đó và diễn biến về giá của kim loại quý này vẫn còn rất khó lường.

Với biến động địa chính trị và những yếu tố hỗ trợ cho giá vàng vẫn còn, việc để dành một phần tiền nhàn rỗi cho vàng, lưu ý là tiền nhàn rỗi chứ không phải tiền đi vay hoặc tất toán danh mục đầu tư khác khi chưa đến hạn, là có thể xem xét để thêm một kênh sinh lợi.

Ông Trần Thanh Hải - Chủ tịch HĐQT VGB

Thanh An

相关内容
推荐内容