【lich su bong da hom nay】Kỳ vọng thoái vốn và cổ phần hóa sôi động hơn trong năm tới
Cổ phần hóa,ỳvọngthoáivốnvàcổphầnhóasôiđộnghơntrongnămtớlich su bong da hom nay thoái vốn vẫn trong tình trạng “án binh bất động" | |
Bộ Công Thương lên tiếng việc ì ạch cổ phần hóa Vinapaco | |
Ì ạch cổ phần hóa, thoái vốn: Do người đứng đầu chưa quyết liệt |
Việc thoái vốn, cổ phần hóa chậm chạp ảnh hưởng tới nguồn thu ngân sách, sự phát triển của các doanh nghiệp và cả thị trường chứng khoán. Ảnh: N.H |
Theo Bộ Tài Chính, quá trình thoái vốn và cổ phần hóa diễn ra chậm chạm trong suốt cả năm 2019, chỉ có hai doanh nghiệp nằm trong danh mục theo công văn số 991/TTg-ĐMDN và một doanh nghiệp nằm Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng thực hiện cổ phần hóa. Từ 2017 tới nay, mới chỉ khoảng 28% kế hoạch thực hiện cổ phần hóa và vẫn còn 92 doanh nghiệp cần cổ phần hóa trước 2021.
Trong khi đó, chỉ có 13 doanh nghiệp thực hiện thoái vốn thu về 1.839 tỷ đồng theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg. Lũy kế từ 2017 tới nay, số lượng doanh nghiệp thoái vốn mới chỉ đạt 8% kế hoạch đề ra.
Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam cũng đánh giá, việc thoái vốn và cổ phần hóa chậm chạp không chỉ ảnh hưởng tới nguồn thu ngân sách, sự phát triển của các doanh nghiệp mà cũng ảnh hưởng chung tới thị trường chứng khoán. Nếu lượng lớn các doanh nghiệp nhà nước hoàn thiện cổ phần hóa thì sẽ góp phần tăng trưởng quy mô thị trường chứng khoán (theo quy định sau 1 năm cổ phần hóa các doanh nghiệp này phải niêm yết trên sàn Upcom).
Hiện Bộ Tài Chính đang tiến hành sửa đổi các điểm nghẽn trong hai Nghị định 126/2017/NĐ-CP và 32/2018/NĐ-CP và đã gửi lên Chính phủ. Trong trường hợp tích cực, dự thảo có thể được ban hành và có hiệu lực ngay đầu năm 2020. Dự thảo đề cập tới các vấn đề xử lý chi phí cổ phần hóa, các vấn đề về tài chính, xác định giá trị doanh nghiệp…
Do đó, Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam kỳ vọng sau khi 2 Nghị định sửa đổi này được ban hành sẽ tháo gỡ được các bất cập trong vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước đang tồn tại. Theo đó, có thể sẽ không đạt kế hoạch Cổ phần hóa tới năm 2020 nhưng điều này sẽ đẩy nhanh tiến độ hơn so với 2 năm qua.
Công ty chứng khoán Rồng Việt cũng kỳ vọng hoạt động thoái vốn và cổ phần hóa sẽ diễn ra sôi động trong nửa cuối năm 2020. Rõ ràng khối lượng công việc năm 2020 sẽ là rất lớn khi tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thoái vốn và cổ phần hóa giai đoạn 2017-2020 đang ở mức thấp, do vậy các chuyên gia của Rồng Việt chỉ kỳ vọng một vài thương vụ thoái vốn và cổ phần hóa lớn có thể sẽ diễn ra trong năm 2020.
Trong danh sách các doanh nghiệp cần cổ phần hóa theo chủ trương của Chính phủ, có một số công ty, tổng công ty và tập đoàn lớn. Trong đó, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước đề xuất thoái 15% tại Tổng công ty hàng không Việt Nam trong giai đoạn 2019-2020, đồng thời thực hiện tăng vốn trong giai đoạn 2019 – 2025 để giảm tỷ lệ vốn nhà nước xuống 51%. Ngoài ra một vài công ty lớn cổ phần hóa các năm trước như Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn, PVOIL và Tổng công ty điện lực dầu khí Việt Nam cũng có thể tiếp tục thoái trong năm 2020 sau khi thực hiện xong quyết toán sau cổ phần hóa. Về công tác cổ phần hóa, Genco1 đang lựa chọn thời điểm phù hợp để xác định giá trị doanh nghiệp trong khi Genco2 đã phê duyệt hồ sơ tư vấn từ các nhà thầu.