【các nhà cái uy tín hiện nay】Biển Đông, sóng muốn lặng mà gió chẳng dừng

时间:2025-01-24 22:55:58来源:88Point 作者:Cúp C2

bien dong song muon lang ma gio chang dung

Tàu ngư chính Trung Quốc thường xuyên xuất hiện ở Biển Đông để uy hiếp tàu thuyền các nước khác

Ngày 28-8, sau một tháng thành lập cái gọi là trung tâm hành chính Tam Sa, Trung Quốc đã chính thức gắn biển thành lập Cục cấp điện Tam Sa tại cái gọi là "thành phố cực Nam Trung Quốc" này, với tên gọi “Cục cung cấp điện Tam Sa Hải Nam, hệ thống điện phương Nam" trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Trước đó vài hôm, Trung Quốc đang xây dựng cơ sở tập kết và xử lý rác thải cùng một nhà máy xử lý nước thải trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Theo thiết kế, nhà máy trên đảo Phú Lâm sẽ tiến hành nén số rác tập kết được từ các đảo khác thuộc quần đảo Hoàng Sa và vận chuyển về đảo Hải Nam. Dự án trên dự kiến hoàn thành sau 1 năm, với công suất xử lý khoảng 800 m³ rác thải mỗi năm. Đây được coi là dự án xây dựng hạ tầng đầu tiên kể từ khi cái gọi là thành phố Tam Sa được thành lập hồi tháng 7 vừa qua, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.

Động thái này được giới quan sát cho là nhằm tăng cường chi phối quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và Bãi Macclesfield, cũng như giành ưu thế trong tranh chấp chủ quyền với các nước liên quan như Việt Nam và Philippines.

Đây là hành động ngang nhiên xâm phạm chủ quyền của Việt Nam. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ những bằng chứng lịch sử và pháp lý về chủ quyền đối với hai quần đảo này.

Trung Quốc đã đơn phương quyết định thôn tính một khu vực lớn mở rộng về phía đông của lục địa Đông Á mà xa thì kéo tới tận Philippines, gần thì tới phía nam như eo biển Malacca. Diện tích của Tam Sa khiến nó trở thành “thành phố” nhỏ nhất thế giới về diện tích đất, nhưng lớn nhất thế giới về diện tích biển với gần 2 triệu km². Bắc Kinh đã không giấu ý định muốn giành không dưới 80% diện tích Biển Đông.

Đầu tháng 9 này, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton có chuyến công du châu Á lần thứ ba kể từ tháng 5 vừa qua và bà có thể sẽ cảnh báo chống lại việc sử dụng vũ lực giữa Trung Quốc và các láng giềng giữa bối cảnh căng thẳng gia tăng xung quanh tranh chấp ở khu vực Biển Đông. Theo kế hoạch, bà có cuộc hội đàm tại Bắc Kinh với các quan chức Trung Quốc vào ngày 4 và 5-9. "Chúng tôi không muốn thấy các tranh chấp ở Biển Đông hay bất kỳ nơi nào khác được giải quyết bằng sự hăm dọa, bằng vũ lực. Chúng tôi muốn thấy vấn đề được giải quyết trên bàn đàm phán", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland vừa tuyên bố.

Mỹ đã nhiều lần bày tỏ quan ngại về những diễn biến ở Biển Đông. Trao đổi với báo giới chiều 23-8 trong chuyến thăm Việt Nam, Đại sứ Mỹ tại ASEAN David L. Carden nhấn mạnh an ninh hàng hải, tự do hàng hải trên vùng biển này quan trọng đối với Mỹ và các nước châu Á- Thái Bình Dương. Ông đã nhắc lại nguyên tắc giải quyết tranh chấp hòa bình, theo các nguyên tắc luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển 1982 của LHQ.

Theo HDS Greeway, chủ bút chuyên mục bình luận trên tờ GlobalPost, giờ là lúc chính sách đặt "trọng tâm" vào châu Á - Thái Bình Dương của Tổng thống Barack Obama cần được phát huy. Nếu Mỹ khoanh tay đứng nhìn, và để Trung Quốc chiếm hữu tất cả các đảo đang tranh chấp, họ sẽ mất uy tín trong khu vực và trên thế giới. Nhưng Trung Quốc đã từ chối đàm phán về số phận các hòn đảo này, và đang tăng cường lực lượng để phô trương sức mạnh. Ông cho rằng cũng như trong yêu sách không thể thương lượng của Trung Quốc đối với đảo Đài Loan, đây là lúc Mỹ thể hiện thái độ kiên định, cũng như sự mềm dẻo và tế nhị để đối phó với Trung Quốc. Trong trường hợp các yêu sách chồng lấn tại biển Đông, Mỹ nên nhấn mạnh rằng Trung Quốc cần ngồi vào bàn đàm phán và chấp nhận trọng tài quốc tế. Tuy nhiên, điều này sẽ không hề dễ.

Khánh Linh(tổng hợp)

相关内容
推荐内容