Buôn lậu bóng cá: “Nóng” trên tuyếnđường biển Theốngbuônlậuđộngvậthoangdãnhận định kèo brazilo Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan), bóng cá là mặt hàng bị săn lùng ở mức báo động vì được cho là có nhiều công dụng quý đối với sức khỏe con người. Chính vì có giá trị cao nên bóng cá trở thành mặt hàng béo bở thu hút đối tượng buôn lậu. Các đối tượng thường nhập lậu hàng hóa này qua đường biển, đường hàng không, đường bộ với nhiều thủ đoạn. Trong đó, nổi bật hơn cả là qua tuyến đường biển, đối tượng ngụy trang, cất giấu bóng cá trong các lô hàng đông lạnh nhập khẩu.
Đơn cử, mới đây nhất, ngày 19/3, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và Đội Kiểm soát Chống buôn lậu khu vực miền Nam đồng chủ trì, phối hợp với Đội Kiểm soát Hải quan - Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu - Công an TP. Hồ Chí Minh kiểm tra lô hàng có xuất xứ từ Mexico được vận chuyển tới Mỹ đưa về Việt Nam qua cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Qua kiểm tra 26 kiện hàng cá đông lạnh, lực lượng chức năng phát hiện 44,2kg bóng cá sửu Macdonaldi. Được biết, đây loài cá có tên trong Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, thuộc danh mục hàng hóa cấm mua bán. Lô hàng trên có giá trị lên đến hơn 100 tỷ đồng, được Công ty TNHH Thương mại Thủy sản Thịnh Phú ở TP. Hồ Chí Minh nhập khẩu từ Mỹ về Việt Nam theo loại hình kinh doanh thuộc luồng xanh tức được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. Số bóng cá Totoaba được ngụy trang giữa các khúc cá đông lạnh. Cuối năm 2021, Chi cục Hải quan Chuyển phát nhanh (Cục Hải quan Hà Nội) đã chủ trì phối hợp với Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường - Bộ Công an thực hiện khám đồ vật theo vận đơn từ Mexico quá cảnh tại TP. Hồ Chí Minh đến Kho hàng của Chi nhánh Công ty cổ phần UPS Việt Nam ở Hà Nội. Qua đó phát hiện gần 27 kg bong bóng cá Totoba. Lực lượng chức năng An Giang phát hiện lô hàng 114 kg bóng cá khô, cùng gần 30 kg cá ngựa khô nhập khẩu trái phép qua cửa khẩu Khánh Bình. Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh phối hợp với trực ban Tổng cục Hải quan kiểm tra lô sò huyết đông lạnh nhập khẩu phát hiện có hơn 8 kg bóng cá thiều khô, cùng cả trăm kg cá ngựa khô, xương động vật hoang dã cất giấu trong lẫn container lô hàng… Cuộc chiến không khoan nhượng Theo Cục Điều tra chống buôn lậu, vụ việc phát hiện 44,2kg bóng cá sửu Macdonaldi tại TP. Hồ Chí Minh nêu trên là một trong rất ít vụ buôn lậu động vật hoang dã xác định được chủ lô hàng. Còn lại đa số các vụ buôn lậu động vật hoang dã, quý hiếm đều thực hiện tại các cửa khẩu đường biển và đường hàng không, với các thủ đoạn rất tinh vi. Đáng chú ý, đối với tuyến hàng không, đa số vụ việc bị phát hiện đều có tính chất nghiêm trọng, có sự tham gia của các mạng lưới tội phạm quốc tế, nhất là các vụ vận chuyển trái phép ngà voi và sừng tê giác.
Đơn cử, trong tháng 1/2022, Cục Hải quan TP Đà Nẵng phối hợp cùng các lực lượng chức năng kiểm tra, phát hiện một vụ nhập lậu ngà voi và vảy tê tê khối lượng lớn từ Nigeria về cảng Tiên Sa. Qua đó thu giữ gần nửa tấn ngà voi và 6,2 tấn vảy tê tê thuộc danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES). Cũng theo Cục Điều tra chống buôn lậu, đối tượng buôn lậu thường sử dụng thiết bị liên lạc hiện đại, hoạt động theo đường dây, hình thành tổ chức tội phạm xuyên quốc gia, một cách rất chặt chẽ. Do đó, thời gian tới, ngành Hải quan sẽ tiếp tục đầu tư thiết bị công nghệ hiện đại, quyết liệt đấu tranh đẩy lùi vấn nạn buôn lậu động vật hoang dã; siết chặt kiểm soát, thanh kiểm tra hàng hóa các địa bàn quản lý; song song với đó tiếp tục nghiên cứu, rà soát để kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật cho phù hợp với thực tiễn. Bên cạnh đó, ngành Hải quan tích cực trao đổi thông tin, phối hợp kiểm tra, ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã; phối hợp với các cơ quan chức năng đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân./. |