【bóng đá nam hôm nay】Bộ Y tế hướng dẫn về khám sàng lọc trước tiêm chủng cho trẻ em
Tiêm chủng vaccine cho trẻ nhỏ.
Bộ Y tế vừa ban hành hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em.
TheộYtếhướngdẫnvềkhámsànglọctrướctiêmchủngchotrẻbóng đá nam hôm nayo Bộ Y tế hướng dẫn này được áp dụng tại các cơ sở tiêm chủng, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cả nước.
Hướng dẫn này bao gồm các phần thăm khám sàng lọc trước tiêm chủng cho trẻ trên 1 tháng và trẻ sơ sinh nhằm quyết định cho trẻ có chống chỉ định tiêm chủng, đủ tiêu chuẩn tiêm chủng, trẻ tạm hoãn tiêm chủng tại cơ sở tiêm chủng và các trường hợp phải chuyển khám sàng lọc tại bệnh viện.
Việc khám sàng lọc trước tiêm chủng cho trẻ em đối với cơ sở ngoài bệnh viện như sau:
Đối với trẻ từ 1 tháng tuổi trở lên, các trường hợp chống chỉ định gồm: Có tiền sử phản vệ độ 3 trở lên sau tiêm chủng vaccine lần trước (có cùng thành phần). Trường hợp có tiền sử lồng ruột: Chống chỉ định với vaccine Rota.
Trường hợp mắc suy giảm miễn dịch bẩm sinh: Chống chỉ định với vaccine OPV. Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vaccine.
Các trường hợp tạm hoãn: Có tiền sử phản ứng phản vệ độ 2 sau tiêm chủng vaccine lần trước (có cùng thành phần): chuyển khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện.
Tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan, suy giảm ý thức...): tiêm chủng khi sức khỏe của trẻ ổn định.
Mắc các bệnh cấp tính, các bệnh nhiễm trùng: tiêm chủng khi sức khỏe của trẻ ổn định. Sốt ≥ 38°C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5°C (đo nhiệt độ tại nách): tiêm chủng khi thân nhiệt của trẻ ổn định.
Các trường hợp suy giảm miễn dịch: Trẻ nghi ngờ mắc hoặc mắc suy giảm miễn dịch bẩm sinh chưa xác định được mức độ hoặc mắc suy giảm miễn dịch thể nặng: tạm hoãn tiêm chủng các vaccine sống giảm độc lực và chuyển khám sàng lọc tại bệnh viện.
Tiêm chủng khi trẻ được chẩn đoán suy giảm miễn dịch không thuộc thể nặng, ngoại trừ vaccine bại liệt uống (OPV).
Trẻ mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng (trừ kháng huyết thanh viêm gan B): tạm hoãn tiêm chủng vaccine sống giảm độc lực. Tiêm chủng cho trẻ khi đủ 3 tháng tính từ ngày cuối cùng sử dụng sản phẩm.
Trẻ đang điều trị hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid toàn thân (uống/ tiêm) với liều cao (tương đương prednison ≥ 2 mg/kg/ngày), hóa trị (chất chống chuyển hóa, hoặc các kháng thể đơn dòng khác nhằm vào tế bào miễn dịch...), xạ trị trong vòng 14 ngày: tạm hoãn tiêm chủng vaccine sống giảm độc lực. Tiêm chủng cho trẻ sau khi kết thúc điều trị corticoid, hóa trị và xạ trị 14 ngày.
Bộ Y tế lưu ý, trẻ có cân nặng dưới 2000g chuyển khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện. Khi cân nặng trẻ từ 2000g trở lên thực hiện khám sàng lọc và tiêm chủng tại các cơ sở tiêm chủng ngoài bệnh viện.
Trẻ có tiền sử phản ứng tăng dần sau các lần tiêm chủng trước của cùng loại vaccine (ví dụ: lần đầu không sưng tấy, lần sau viêm sưng tấy lan tỏa tại vị trí tiêm...): chuyển khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện.
Trẻ mắc các bệnh bẩm sinh hoặc bệnh mạn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hóa, tiết niệu, máu, ung thư chưa ổn định: chuyển khám sàng lọc tại bệnh viện. Tiêm chủng khi tình trạng bệnh của trẻ ổn định. Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vaccine.
Đối với trẻ dưới 1 tháng tuổi, Bộ Y tế nêu rõ: Giai đoạn trẻ dưới 1 tháng tuổi khi thăm khám sàng lọc, cần chú ý đến tuần tuổi thai khi đẻ, tuổi thai hiệu chỉnh, cân nặng, các chức năng cơ quan, bệnh lý cấp tính, các nghi ngờ bệnh suy giảm miễn dịch, phơi nhiễm HIV.
Một số các tình huống chống chỉ định, tạm hoãn là các trường hợp chống chỉ định theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vaccine.
Các trường hợp tạm hoãn, cụ thể:
Có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan, suy giảm ý thức...): tiêm chủng khi sức khỏe của trẻ ổn định.
Mắc các bệnh cấp tính, các bệnh nhiễm trùng: tiêm chủng khi sức khỏe của trẻ ổn định. Sốt ≥ 38°C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5°C (đo nhiệt độ tại nách): tiêm chủng khi thân nhiệt của trẻ ổn định.
Trẻ có cân nặng < 2000g: Chuyển khám sàng lọc, tiêm chủng tại bệnh viện. Nghi ngờ mắc hoặc mắc suy giảm miễn dịch bẩm sinh chưa xác định được mức độ hoặc mắc suy giảm miễn dịch thể nặng: tạm hoãn tiêm chủng vaccine phòng lao (BCG) và chuyển khám sàng lọc tại bệnh viện. Tiêm chủng khi trẻ suy giảm miễn dịch không thuộc thể nặng.
Chỉ định vaccine bại liệt bất hoạt dạng tiêm (IPV) thay thế vaccine bại liệt sống giảm độc lực dạng uống (OPV). Cùng đó, cần xem thêm phụ lục về chỉ định, chống chỉ định, tạm hoãn tiêm chủng với trẻ suy giảm miễn dịch bẩm sinh.
Trẻ sinh non có tuổi thai < 34 tuần tạm hoãn tiêm vaccine phòng lao (BCG). Tiêm chủng khi trẻ đủ 34 tuần tuổi (tuổi thai hiệu chỉnh). Trẻ sinh non có tuổi thai < 34 tuần: Nếu mẹ có HBsAg (-) tạm hoãn tiêm vaccine viêm gan B sơ sinh, tiêm chủng khi trẻ đủ 34 tuần tuổi (tuổi thai hiệu chỉnh). Nếu mẹ có HBsAg (+) hoặc mẹ không xét nghiệm chuyển khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện.
Trẻ mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong tuổi sơ sinh (trừ kháng huyết thanh viêm gan B): tạm hoãn tiêm chủng vacine sống giảm độc lực. Tiêm chủng cho trẻ khi đủ 3 tháng tính từ ngày cuối cùng sử dụng sản phẩm.
Trẻ mắc các bệnh bẩm sinh hoặc bệnh mạn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hóa, tiết niệu, máu, thần kinh, ung thư chưa ổn định: chuyển khám sàng lọc, tiêm chủng tại bệnh viện.
Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vaccine.
Tại hướng dẫn này, Bộ Y tế đưa ra một số lưu ý khi khám sàng lọc trước tiêm chủng cho trẻ em đối với cơ sở ngoài bệnh viện
Đối với trẻ phơi nhiễm với HIV, trẻ nhiễm HIV, cơ sở quản lý, điều trị HIV/AIDS cần phối hợp đưa ra các thông số cơ bản (trẻ phơi nhiễm với HIV, trẻ nhiễm HIV, biểu hiện lâm sàng, tình trạng miễn dịch...) để cơ sở tiêm chủng sàng lọc và ra quyết định tiêm chủng cho trẻ.
Đối với các vaccine không phải là vaccine sống giảm độc lực, chỉ định tiêm như trẻ bình thường. Chống chỉ định vaccine sống giảm độc lực với trẻ phơi nhiễm với HIV, trẻ nhiễm HIV tương tự trẻ không nhiễm HIV.
Cần lưu ý một số tình huống chỉ định, tạm hoãn, thận trọng với vaccine sống giảm độc lực cho trẻ phơi nhiễm với HIV, trẻ nhiễm HIV như sau:
Trẻ phơi nhiễm với HIV nhưng chưa có dấu hiệu lâm sàng: chỉ định tiêm chủng.
Trẻ có triệu chứng lâm sàng nghi ngờ nhiễm HIV: Tạm hoãn tiêm chủng cho đến khi khẳng định tình trạng nhiễm HIV.
Trẻ được chẩn đoán xác định nhiễm HIV cần phân loại mức độ miễn dịch ở trẻ nhiễm HIV, sau đó xác định các tình huống có chống chỉ định, tạm hoãn/thận trọng tiêm chủng một số loại vaccine sống giảm độc lực.
Lưu ý theo dõi trẻ sau tiêm vaccine BCG để phát hiện phản ứng sau tiêm vaccine BCG như loét vị trí tiêm, viêm hạch, bệnh BCG lan tỏa (suy mòn, gan lách hạch to).
Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng ở cơ sở ngoài bệnh viện cần chuyển khám sàng lọc tại bệnh viện: Trẻ mắc suy giảm miễn dịch nếu tiêm chủng vaccine sống giảm độc lực (Trẻ nghi ngờ mắc hoặc mắc suy giảm miễn dịch bẩm sinh chưa xác định được mức độ hoặc đã được chẩn đoán suy giảm miễn dịch thể nặng cần khám tại bệnh viện có chuyên khoa miễn dịch để chẩn đoán xác định bệnh hoặc thay đổi mức độ bệnh.
Trẻ có biểu hiện lâm sàng nghi nhiễm hoặc xác định nhiễm HIV: Để chẩn đoán xác định và mức độ suy giảm miễn dịch).
Trẻ có cân nặng dưới 2000g. Trẻ có tiền sử phản ứng tăng dần sau các lần tiêm chủng trước của cùng loại vaccine.
Trẻ có tiền sử phản ứng phản vệ độ 2 sau tiêm chủng vaccine lần trước (có cùng thành phần)
Trẻ mắc các bệnh bẩm sinh hoặc bệnh mạn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hóa, tiết niệu, máu, thần kinh, ung thư chưa ổn định.
Trẻ có tiền sử phản ứng với thuốc, sữa, thức ăn hoặc các loại dị nguyên khác.
Cũng tại văn bản này, Bộ Y tế đã hướng dẫn về khám sàng lọc tại bệnh viện được thực hiện cho các trường hợp chuyển đến từ cơ sở tiêm chủng ngoài bệnh viện và các trẻ đang điều trị tại bệnh viện như nhóm trẻ sơ sinh, trẻ suy giảm miễn dịch, trẻ bệnh mạn tính ổn định, bệnh lý cấp tính trước khi ra viện/.
Theo TTXVN
下一篇:Ước tính CPI bình quân cả năm 2024 tăng dưới 4%
相关文章:
- Người đang sở hữu nhiều ô tô, xe máy thì định danh biển số thế nào?
- Triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp thu hồi nợ thuế trong tháng nước rút
- Uniben dẫn đầu xu hướng sản phẩm có lợi cho sức khỏe người dùng
- Trung Quốc bất ngờ tăng mua, xuất khẩu rau quả vọt tăng
- Hà Nội muốn xây dựng tiếp đường Vành đai 5
- Ngành hải quan: Đối thoại để kịp thời nắm bắt, gỡ vướng cho doanh nghiệp
- Vận chuyển trái phép pháo vào nội địa vẫn nóng lên từng ngày
- Công nhận kho ngoại quan của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam tại Hà Nam
- Xuất cấp hơn 1.128 tấn gạo dự trữ quốc gia cho tỉnh Gia Lai dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt
- Quảng Ngãi: 40 giải thưởng chương trình “hóa đơn may mắn” đã có chủ nhân
相关推荐:
- Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nắng nóng, các ngày sau mưa lớn
- Nhà cung cấp nước ngoài kê khai, nộp thuế đạt 1.800 tỷ đồng trong ngày đầu năm Quý Mão
- Vietnam Post 5 năm liền vào Top 10 nhãn hiệu nổi tiếng
- Cục Thuế Thái Nguyên thu ngân sách đạt gần 16 nghìn tỷ đồng
- Lợi dụng đèo Bảo Lộc sạt lở, 3 người 'đào bẫy' ô tô trên lối đi vòng Quốc lộ 28B
- Cận Tết, “nóng” vận chuyển pháo nổ qua biên giới Tây Nam
- Triển lãm máy móc thiết bị, công nghệ và sản phẩm công nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh
- Cục Thuế Ninh Bình thu ngân sách vượt 35% dự toán
- Trong quý I/2025 phải hoàn thành phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước
- Gỡ "nút thắt" cho công nghiệp
- Vang mãi bản hùng ca Phước Long
- Ngành nước tại Việt Nam gặp thách thức lớn do biến đổi khí hậu
- Cảnh báo lũ ở Bắc Bộ và Thanh Hoá do ảnh hưởng bão số 1
- Thực phẩm chức năng "nổ" như thuốc chữa bệnh: Phải xử nghiêm hành vi trục lợi
- Giám đốc Công an Hòa Bình công khai số điện thoại, mạng xã hội để nhận phản ánh
- Từ Công ước Hà Nội đến một không gian mạng lành mạnh
- Cháy gần 500m2 nhà xưởng của công ty nhựa ở TP.HCM, 1 người tử vong
- 'Thương chi lạ' mời gọi mỗi người hãy sống chậm, cảm nhận và yêu nhau
- Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Chính sách cần gắn với thực tiễn
- Nhận định, soi kèo Lyon vs Montpellier, 03h00 ngày 5/1: Không thắng Montpellier thì thắng ai