【nhận định trận juve】Minh bạch sẽ hấp dẫn nhà đầu tư
Quan trọng nhất là cải thiện thông tin minh bạch để tiếp tục cổ phần hóa,ạchsẽhấpdẫnnhàđầutưnhận định trận juve thu hút nhà đầu tư ngoại.
Cổ phần hóa năm 2015 khó hoàn thành
Tiến độ và chất lượng quá trình cổ phần hóa 289 DNNN trong năm nay đã được đặt lên bàn nghị sự tại nhiều phiên họp thường kỳ của Chính phủ ngay từ đầu năm. Cùng với đó, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều chính sách gỡ khó theo hướng mở, tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp (DN) hoàn thành quá trình cổ phần hóa, tái cơ cấu.
Tuy nhiên, báo cáo trước Quốc hội hôm 20/10/2015, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cho biết, dự kiến năm 2015 chỉ hoàn thành cổ phần hóa 200/289 DN. Cùng với đó, thoái vốn đầu tư ngoài ngành và bán bớt phần vốn tại các DN cổ phần hóa thu về gần 12,8 nghìn tỷ đồng, bằng 1,47 lần giá trị sổ sách, tăng 149% so với cùng kỳ năm trước.
Trước đó, trả lời báo chí, ông Đặng Quyết Tiến, Phó cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính cũng cho biết, kế hoạch cổ phần hóa DNNN trong năm nay và cả giai đoạn 5 năm 2011 – 2015 khó hoàn thành. Song theo ông Tiến: “Con số Chính phủ đề ra là mục tiêu cố gắng phấn đấu để đạt được. Còn nếu so với kế hoạch sắp xếp, đổi mới, chuyển đổi sở hữu DNNN đã được Quốc hội phê chuẩn và cam kết của Thủ tướng Chính phủ trước nhà đầu tư nước ngoài, các nhà tài trợ là vào cuối năm 2015, số lượng DNNN giảm 50% so với năm 2011, thì chúng ta đã hoàn thành vượt mức”.
Hơn nữa, cũng theo báo cáo của Chính phủ, kết quả hoạt động của các DN sau khi cổ phần hóa được cải thiện đáng kể. Theo báo cáo của 2.400 DN sau một năm cổ phần hóa, vốn điều lệ bình quân tăng 68%, doanh thu tăng 34%, lợi nhuận sau thuế tăng 99,9%, nộp ngân sách tăng 47%, thu nhập bình quân tăng 76,9%.
Tổng tài sản của DNNN (theo báo cáo của công ty mẹ) năm 2015 tăng khoảng 36% so với năm 2010, vốn chủ sở hữu tăng 62%, doanh thu tăng 18%, lợi nhuận trước thuế tăng 56%; theo báo cáo hợp nhất tổng tài sản tăng 26%, vốn chủ sở hữu tăng 57%, doanh thu tăng 14%, lợi nhuận trước thuế tăng 16%.
Quyết liệt cổ phần hóa bước hai
Về cơ chế chính sách để hỗ trợ DNNN cổ phần hóa và thoái vốn, theo như nhận xét của lãnh đạo Cục Tài chính doanh nghiệp, Chính phủ đã tháo gỡ hết. Nhưng vì sao tốc độ cổ phần hóa, thoái vốn của DNNN vẫn không hoàn thành mục tiêu?
Theo ông Đặng Quyết Tiến, trở lực lớn đối với quá trình cổ phần hóa hiện nay là khối lượng hàng hóa lớn, trong khi thiếu nhà đầu tư, tức là cung đang lớn hơn cầu. Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán chưa thực sự ấm lên, chưa thu hút được nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư chiến lược.
Nguyên nhân quan trọng hơn là lãnh đạo nhiều DN vẫn sợ cổ phần hóa. Do khi sắp xếp, cổ phần hóa phải đánh giá lại toàn bộ tình hình tài chính, công nợ, hoạt động sản xuất - kinh doanh, trong trường hợp DN làm ăn không hiệu quả, tình hình tài chính không minh bạch thì lãnh đạo DN phải chịu trách nhiệm, nên họ tìm cách trì hoãn cổ phần hóa.
“Về vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành phải xử lý rốt ráo. Thực tế cho thấy, bộ, ngành nào kiên quyết xử lý vấn đề con người, thì tốc độ cổ phần hóa được đẩy mạnh, như Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”, ông Tiến cho biết.
Ngoài ra, gần đây cũng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến tìm hiểu các DN chuẩn bị cổ phần hóa, DN nằm trong diện thoái vốn. Tuy nhiên, họ vẫn rất dè dặt trong việc tham gia thị trường, vì còn e ngại về tính công khai, minh bạch thông tin của khu vực DN này.
Từ những vấn đề đã làm được và chưa được trong hiện tại, ông Tiến cho rằng giai đoạn 2016-2020 phải tiếp tục làm quyết liệt hơn khi mọi cơ chế đã rõ ràng. Quan trọng nhất là cải thiện thông tin minh bạch để tiếp tục cổ phần hóa, thu hút nhà đầu tư ngoại.
Theo đó, giai đoạn 2016 - 2020 phải tiến hành cổ phần hóa bước hai, tức là đưa các DN đã cổ phần hóa nhưng chưa bán được cổ phần như mong đợi thành công ty đại chúng, niêm yết để thu hút các nhà đầu tư.
Để hỗ trợ tiến trình này, gần đây Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính cũng đã ban hành hàng loạt văn bản quy phạm pháp luật yêu cầu DNNN, DN có vốn nhà nước phải công bố thông tin công khai, minh bạch, như công ty đại chúng, công ty niêm yết, thậm chí có nhiều tiêu chí còn công khai hơn, minh bạch hơn. Toàn bộ thông tin này đều được cơ quan quản lý nhà nước giám sát, kiểm tra, đánh giá lại xem có minh bạch không.
“Vấn đề là cách thức đẩy mạnh cổ phần hóa, đặc biệt đối với DN có quy mô lớn, để nhà đầu tư nước ngoài biết đến. Hiện tại, DN chỉ công khai, minh bạch thông tin ở trong nước, chứ chưa thực hiện các cuộc chào hàng với nhà đầu tư ở thị trường nước ngoài, nên nhiều nhà đầu tư nước ngoài chưa biết nhiều thông tin về DN”, ông Tiến nói.
N.P