Triển vọng lạc quan cho các nền kinh tế châu Á trong năm 2024 Châu Á ngấp nghé bờ vực "chiến tranh tiền tệ"?ộcchiếnbảovệtiềntệởchâuÁbảng xếp hạng udinese gặp bologna Đằng sau sự suy yếu của các đồng tiền châu Á |
Đồng yen của Nhật Bản và đồng USD. |
Theo chuyên gia Vương Hữu Hâm tại Viện Nghiên cứu Ngân hàng Trung Quốc, nguyên nhân khiến các đồng nội tệ ở châu Á mất giá là do dữ liệu lạm phát và việc làm của Mỹ trong tháng 3 vượt quá kỳ vọng của thị trường đã tạo không gian cho Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) trì hoãn cắt giảm lãi suất và có khả năng sẽ giữ lãi suất cao trong thời gian dài hơn. Điều này tạo cơ sở cho đồng USD tăng giá, làm tăng áp lực lên dòng vốn chảy ra khỏi những nền kinh tế mới nổi, dẫn đến một sự thay đổi làm trầm trọng thêm nguy cơ mất giá tiền tệ tại các nước thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Một yếu tố khác là tăng trưởng kinh tế giảm của một số nước ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng khiến cho việc hỗ trợ ổn định đồng nội tệ trở nên khó khăn hơn.
Tiền tệ và nền kinh tế có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Vào thời điểm nhiều đồng tiền châu Á bị tác động mạnh, cũng bắt đầu xuất hiện những lo ngại về nền kinh tế châu Á. Chuyên gia Vương Hữu Hâm nhận định: “Tỷ giá hối đoái giảm và dòng vốn chảy ra sẽ không chỉ làm tăng giá nhập khẩu mà còn gây áp lực lên thanh khoản trong nước, huy động tín dụng..., cũng như làm tăng nguy cơ suy thoái kinh tế, đặc biệt đối với các quốc gia có đầu vào sản xuất phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu như Nhật Bản. Do đó, các nước không nên đánh giá thấp tác động tiêu cực của việc mất giá tiền tệ”.
Lo ngại những tác động kinh tế từ việc đồng nội tệ mất giá, một số quốc gia châu Á đã ý thức được tính nghiêm trọng của tình hình và bắt đầu “giải cứu” đồng nội tệ.
Chính phủ Hàn Quốc bày tỏ họ rất cảnh giác với thị trường tỷ giá hối đoái. Ngân hàng trung ương Indonesia trực tiếp “ra tay” bằng cách nhanh chóng tăng lãi suất và mua vào đồng nội tệ để can thiệp vào tỷ giá hối đoái. Chính phủ Nhật Bản dù không tuyên bố rõ ràng rằng sẽ hành động, nhưng theo một số phương tiện truyền thông nước này, các nhà chức trách đã liên tục can thiệp vào thị trường với tổng số tiền khoảng 8.000 tỷ yen vào ngày 29/4 và 2/5.
Sau sự can thiệp của các Chính phủ, các loại tiền tệ như đồng yen, đồng won và đồng baht đã có dấu hiệu tăng trở lại, mặc dù tỷ giá của hầu hết các đồng tiền này vẫn ở mức thấp so với đồng USD. Cụ thể, sau khi chạm mức thấp mới là 160 yen/USD, đồng yen đã tăng trở lại khoảng tỷ giá 153 yen/USD vào ngày 6/5; đồng won tăng lên khoảng 1.359 won/USD, và đồng baht cũng điều chỉnh trong khoảng 37 baht/USD.
Nỗi sợ đồng USD tăng cao và lãi suất kéo dài hơn là "gót chân Achilles" của thị trường ngoại hối châu Á. Sự phục hồi hiện tại của một số đồng tiền chủ chốt ở châu Á có thể giúp tạm thời ổn định thị trường ngoại hối khu vực. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng vẫn chưa biết tác động cuối cùng của việc "giải cứu đồng nội tệ" của các nước châu Á sẽ ra sao và các đồng tiền châu Á có tiếp tục xu hướng mất giá hay không.