【san jose vs】Căn cước công dân sẽ thay bằng lái xe, BHYT, thẻ cán bộ
Thông tin trên được nêu trong quyết định 06 do Thủ tướng Chính phủ ký phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư,ăncướccôngdânsẽthaybằngláixeBHYTthẻcánbộsan jose vs định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Mục tiêu tổng quát của Đề án là ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử, thẻ Căn cước công dân (CCCD) gắn chip điện tử trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 để phục vụ 5 nhóm tiện ích.
Đề án được chia lộ trình thực hiện trong nhiều giai đoạn. Đáng chú ý, trong năm 2022, đề án đặt mục tiêu bảo đảm từng bước thay thế các giấy tờ cá nhân bằng việc tích hợp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, từ đó người dân chỉ cần sử dụng thẻ CCCD và ứng dụng Định danh điện tử quốc gia (VNEID).
Trong đó, tập trung thực hiện ngay đối với một số giấy tờ như: Bảo hiểm y tế, bằng lái xe, giấy phép lái xe, mã số chứng chỉ hoặc giấy phép hành nghề, tiêm chủng, y tế, giáo dục, thẻ cán bộ, công chức, viên chức...
Công an Hà Nội cấp Căn cước công dân lưu động cho người dân. Ảnh: Phạm Hải |
Giai đoạn 2023-2025, 100% người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được định danh và xác thực điện tử thông suốt, hợp nhất trên tất các các hệ thống thông tin của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương.
100% người dân khi thực hiện thủ tục hành chính tại Bộ phận một cửa các cấp được định danh, xác thực điện tử trên hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an đã kết nối, tích hợp với cổng Dịch vụ công quốc gia; không phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ về dân cư đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;...
Với nhóm tiện ích phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, giai đoạn năm 2022-2023, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống định danh và xác thực điện tử; nghiên cứu mở rộng việc ứng dụng hệ thống trong các giao dịch điện tử phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.
Tích hợp, phát triển các ứng dụng trên nền tảng hệ thống định danh và xác thực điện tử với các ứng dụng cốt lõi như: Ví điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, chứng khoán, điện, nước... lên ứng dụng VNEID, mã QR của thẻ CCCD gắn chip điện tử;...
Còn với nhóm tiện ích phục vụ công dân số, năm 2022, bảo đảm xác thực 100% các thông tin thiết yếu, quan trọng trên ứng dụng VNEID hoặc qua thẻ CCCD gắn chip điện tử như: Thông tin tiêm chủng, xét nghiệm, giấy phép lái xe, đăng ký xe... từng bước thay thế các giấy tờ của công dân trong một số các giao dịch theo quy định pháp luật; cung cấp các dịch vụ công, dịch vụ thương mại phục vụ tiện ích số của công dân trên ứng dụng VNEID như: Dịch vụ cư trú, căn cước công dân, thương mại điện tử, thanh toán điện tử và các dịch vụ khác;...
Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số chỉ đạo, điều hành toàn diện hoạt động của Đề án, phân công Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giúp Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo các hoạt động của Đề án; xem xét, giải quyết các công việc thường xuyên của Đề án.
Thành lập Tổ công tác triển khai Đề án (Tổ công tác) do Bộ trưởng Bộ Công an làm Tổ trưởng; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ làm Tổ phó; Thứ trưởng Bộ Công an làm Tổ phó thường trực. Thành viên là đại diện lãnh đạo các bộ, cơ quan.
Tổ công tác có trách nhiệm đôn đốc, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương tổ chức triển khai các nhiệm vụ tại Đề án.
Thành Nam
Bộ Công an nêu 'khúc mắc' chưa trả hết căn cước gắn chip
Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an) giải thích nguyên nhân chậm trả căn cước gắn chíp cho người dân.
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/56f799613.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。