当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【lich thi dau bong da cup c1】Xuất nhập khẩu khởi sắc tháng đầu năm

xuat nhap khau khoi sac thang dau namDoanh nghiệp ưu tiên chiếm 34,ấtnhậpkhẩukhởisắcthángđầunălich thi dau bong da cup c14% tổng kim ngạch XNK toàn quốc
xuat nhap khau khoi sac thang dau namTìm hiểu về bảo lãnh thông quan tại Hoa Kỳ
xuat nhap khau khoi sac thang dau namHơn 1 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu dịp Tết
xuat nhap khau khoi sac thang dau nam8.500 tờ khai xuất nhập khẩu dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi
xuat nhap khau khoi sac thang dau namHải quan thành lập Tổ xây dựng Đề án thí điểm bảo lãnh thông quan
xuat nhap khau khoi sac thang dau nam
Infographic các nét chính của hoạt động XNK cả nước tháng 1/2019. Ảnh: Thái Bình

Kỷ lục của tháng đầu năm

Theo số liệu thống kê vừa được Tổng cục Hải quan công bố, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 1/2019 đạt hơn 43 tỷ USD, cao nhất so với các tháng đầu năm của nhiều năm gần đây. Đơn cử như so với cùng kỳ năm 2018, kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 1 cao hơn hơn gần 2,9 tỷ USD. Và kết quả trong tháng đầu năm 2019 còn cao gần gấp đôi so với mức bình quân khoảng 23 tỷ USD/tháng của cả giai đoạn 2012-2018.

Ngoài kỷ lục về kim ngạch, từ dữ liệu thống kê của Tổng cục Hải quan còn cho thấy nhiều dấu hiệu khởi sắc của hoạt động ngoại thương của Việt Nam. Trong tháng, khối doanh nghiệp trong nước có tốc độ tăng trưởng cao hơn khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Cụ thể, tổng trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước tăng tới 1,92 tỷ USD, trong khi đó khối doanh nghiệp FDI chỉ tăng 973 triệu USD.

Một dấu hiệu đáng mừng khác liên quan đến cán cân thương mại. Nếu 15 ngày đầu tháng 1, cả nước thâm hụt gần 1 tỷ USD nhưng nhờ sự bứt phá trong những ngày cuối tháng cán cân thương mại được đưa trở về quy đạo xuất siêu lớn được duy trì từ năm 2018 với con số thặng dư tới 816 triệu USD chỉ trong tháng 1. Tuy nhiên, việc xuất siêu vẫn dựa vào khối doanh nghiệp FDI với con số xuất siêu 2,64 tỷ USD và trong khi đó khối doanh nghiệp trong nước nhập siêu tới 1,83 tỷ USD. Đây cũng là điều có thể dễ lý giải vì các doanh nghiệp FDI vốn chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực gia công, sản xuất xuất khẩu hoặc chế xuất, trong khi doanh nghiệp trong nước nhập khẩu rất nhiều hàng hóa phục vụ tiêu dùng.

Về diễn biến các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, tháng 1, tổng trị giá xuất khẩu đạt 22,07 tỷ USD, tăng 1,8 tỷ USD so với tháng 1/2018. Trong đó, có 3 nhóm hàng đóng góp lớn nhất vào mức tăng này là hàng dệt may tăng 810 triệu USD; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng tăng 415 triệu USD; giày dép các loại tăng 351 triệu USD. Cả 3 nhóm hàng này nằm trong câu lạc bộ có 5 nhóm hàng xuất khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD ngay trong tháng đầu tiên của năm 2019.

Về nhập khẩu, tổng trị giá đạt 21,26 tỷ USD, tăng 1,09 tỷ USD so với tháng 1/2018. Trong đó kim ngạch tăng mạnh ở các nhóm hàng: Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng tăng 522 triệu USD; dầu thô tăng 390 triệu USD; ô tô nguyên chiếc các loại tăng 256 triệu USD; than các loại tăng 205 triệu USD…

Điểm đáng chú ý là trị giá nhập khẩu máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng đạt mức kỷ lục từ trước tới nay với 3,41 tỷ USD, tăng 18,1%; hay lượng nhập khẩu ô tô nguyên chiếc các loại đạt 11.658 chiếc, gấp 47 lần so với cùng kỳ năm 2018; lượng than đá nhập khẩu cũng ở mức cao nhất với 3,12 triệu tấn, tăng mạnh 175,5% so với cùng kỳ 2018…

Thặng dư với Hoa Kỳ, thâm hụt từ Trung Quốc, Hàn Quốc

Về thị trường, 3 đối tác thương mại lớn nhất vẫn là Trung Quốc, Hàn Quốc, Hoa Kỳ. Trong đó, Việt Nam có thặng dư thương mại đạt mức cao nhất với thị trường Hoa Kỳ, khi con số xuất siêu lên tới gần 4,08 tỷ USD, tăng 49% so với cùng kỳ năm trước.

Tháng 1, xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng mạnh tới 42,2% nhưng sang Trung Quốc lại giảm 23,2%. Xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng mạnh ở 3 nhóm hàng chính gồm: Dệt may đạt 1,59 tỷ USD, tăng 34,2%; giày dép các loại đạt 620 triệu USD, tăng 22,6%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 474 triệu USD, tăng 489%.

Trong khi đó, Việt Nam vẫn chịu thâm hụt thương mại lớn từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Tuy nhiên, nếu kết thúc năm 2018, thâm hụt thương mại của nước ta với Hàn Quốc là cao nhất, đứng thứ 2 là Trung Quốc, nhưng bước sáng tháng 1/2019, thâm hụt thương mại với Trung Quốc đã vượt Hàn Quốc và quay trở lại quỹ đạo của những năm trước. Cụ thể, nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc là 3,74 tỷ USD, tăng tới 78% so với tháng 1/2018; trong khi đó thâm hụt với Hàn Quốc là 2,26 tỷ USD, giảm 17%...

分享到: