当前位置:首页 > World Cup > 【kqbd mls】Từ chuyện nóng giá vàng, tìm giải pháp đánh thức nguồn lực vàng trong dân

【kqbd mls】Từ chuyện nóng giá vàng, tìm giải pháp đánh thức nguồn lực vàng trong dân

2025-01-08 16:56:03 [Cúp C2] 来源:88Point
Từ chuyện nóng giá vàng, tìm giải pháp đánh thức nguồn lực vàng trong dân
Nguồn: Bộ Tài chính. Đồ họa: Phương Anh

Vàng nhẫn tăng mạnh, giãn xa giá thế giới

Giá vàng những ngày qua vẫn tiếp tục nóng lên. Trong đó, vàng miếng dù vẫn “cheo leo” ở mức giá ngày càng cao, nhưng xét về tốc độ tăng giá, vàng nhẫn lại đang có tốc độ tăng giá nhanh hơn.

Tại thời điểm sáng ngày 12/3, giá vàng nhẫn SJC 9999 đã tăng lên mặt bằng 69 triệu đồng/lượng mua vào và 70,25 triệu đồng/lượng bán ra, tăng thêm khoảng 150 nghìn đồng mỗi lượng so với chiều hôm trước. Trong khi đó, giá vàng miếng SJC 9999 ghi nhận ở chiều mua vào 80,3 triệu đồng/lượng và 82,3 triệu đồng/lượng bán ra.

Bức tranh về diễn biến nhu cầu giao dịch vàng trên thế giới

Báo cáo Nhu cầu Xu hướng vàng năm 2023 của Hiệp hội Vàng thế giới (WGC) công bố trong quý I/2024 cho thấy, tổng khối lượng vàng được giao dịch trên toàn cầu năm 2023 đạt 4.899 tấn, cao hơn 158 tấn so với năm 2022. Yếu tố lớn nhất thúc đẩy nhu cầu vàng năm 2023 là xung đột Nga - Ukraine, xung đột Israel - Hamas và sự xuống dốc của kinh tế Trung Quốc.

Giá vàng trong nước tiếp tục chịu sự ảnh hưởng bởi thị trường thế giới khi giá vàng thế giới sáng ngày 12/3 đã ở mặt bằng khoảng 2.180 USD/ounce. Tốc độ tăng của giá vàng theo đó vượt trước cả những dự báo trước đây của một số tổ chức tài chính quốc tế. Cụ thể, hồi cuối tháng 2/2024, Goldman Sachs đưa ra một báo cáo dự báo giá vàng có thể tăng lên 2.175 USD/ounce trong vòng 12 tháng tới. Lập luận của cơ quan này cho rằng, hoạt động mua vào của các ngân hàng trung ương và nhu cầu mua lẻ tại các thị trường mới nổi gia tăng. Dù vậy, từ khi dự báo này đưa ra đến nay mới chưa đầy 1 tháng, giá vàng thực tế đã vượt lên cao hơn cả mức dự báo trên.

Trong khi đó với giá vàng trong nước, vàng nhẫn thời gian qua đã tăng nhanh hơn so với vàng miếng và hiện chênh lệch giữa 2 loại vàng này chỉ còn khoảng hơn 11 triệu đồng/lượng. Với tốc độ tăng giá của vàng nhẫn như những ngày gần đây, khoảng cách giữa giá vàng nhẫn trong nước và giá vàng thế giới cũng đang dần rộng hơn. Cụ thể, với giá vàng thế giới đang ở mức 2.180 USD/ounce, quy đổi ra tỷ giá theo tỷ giá trung tâm của Ngân hàng Nhà nước, tương đương với khoảng hơn 63 triệu đồng/lượng. Mức giá này vẫn thấp hơn khoảng 7 - 8 triệu đồng mỗi lượng với giá vàng nhẫn trong nước hiện nay.

Tìm giải pháp thu hút nguồn lực vàng

Hiện nay, lãi suất trong nước vẫn đang ở mặt bằng thấp, cụ thể, lãi suất thị trường liên ngân hàng với kỳ hạn qua đêm hiện giảm về chỉ còn 0,77%/năm. Lãi suất các kỳ hạn khác cũng khá thấp với 1%/năm với kỳ hạn 1 tuần, 1,47% với kỳ hạn 2 tuần, 2,05% với kỳ hạn 1 tháng, 2,54% với kỳ hạn 3 tháng… Tại thị trường ngoài khu vực dân cư, lãi suất huy động kỳ hạn từ 3 tháng trở xuống chỉ còn quanh mức 2%/năm, một số ngân hàng để lãi suất thậm chí chỉ còn 1,7%/năm với kỳ hạn dưới 3 tháng. Trong khi đó, tín dụng của hệ thống ngân hàng trong 2 tháng đầu năm 2024 không những không tăng mà còn giảm, diễn biến này khiến cho các ngân hàng cũng không chịu nhiều áp lực cần phải tăng lãi suất huy động.

Trong môi trường lãi suất tiền gửi thấp như hiện nay, thị trường vàng là một trong những kênh đầu tư được người dân tìm đến để trú ẩn và đó là một nhu cầu thực tế của nền kinh tế.

Thực tế, nhu cầu nắm giữ vàng để cất trữ không phải mới xuất hiện gần đây, mà đã là thói quen hình thành lâu đời trong dân. PGS.TS. Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường giá cả (Bộ Tài chính) cho biết, vàng vốn được xem là kênh đầu tư an toàn, là “vịnh tránh bão” cho dòng tiền để chống lại khủng hoảng, lạm phát cũng như sự mất giá của tiền tệ. Trong xu thế hiện nay, dưới tác động của biến động tài chính toàn cầu, địa chính trị luôn bất ổn…, ẩn chứa nhiều rủi ro, thì việc giá vàng đang có xu hướng ngày một tăng đang là một kênh được nhiều nhà đầu tư hướng tới.

Tại thị trường trong nước hiện nay, chênh lệch giá mua vào/bán ra của vàng khá lớn với mức chênh khoảng 2 triệu đồng/lượng với vàng miếng và khoảng 1,2 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn. Với sự chênh lệch lớn như trên, rủi ro cho người mua bán ngắn hạn là khá cao, nhưng thực tế giá vàng trong nước vẫn tăng, cho thấy người dân đang có xu hướng sẵn sàng mua và nắm giữ dài hạn. Theo ước tính của TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính độc lập, lượng vàng đang nằm trong dân hiện đang rất lớn và có thể lên tới khoảng 400 tấn vàng.

Đây là một nguồn lực rất lớn và để khơi dậy nguồn lực này, thời gian qua một số nhà kinh tế đưa ra quan điểm cần thực hiện giải pháp phát hành chứng chỉ vàng và tổ chức thị trường cho người dân có thể giao dịch dễ dàng các giấy tờ này. Theo đó, thay vì để người dân nắm giữ vàng vật chất, chứng chỉ vàng được nhà nước đảm bảo cho người dân mọi quyền lợi như nắm giữ vật chất, qua đó huy động được khối lượng vàng lớn trong dân để vàng trở thành một nguồn lực hữu ích có thể phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đất nước.

Từ chuyện nóng giá vàng, tìm giải pháp đánh thức nguồn lực vàng trong dân

TS. NGUYỄN TRÍ HIẾU - CHUYÊN GIA KINH TẾ: Có thể phát hành chứng chỉ vàng để huy động vàng trong dân

Khối lượng vàng vật chất ước tính có thể tới 400 tấn nằm im trong tủ và két sắt của các hộ dân là sự lãng phí rất lớn đối với nền kinh tế. Đó là một khối tài sản quý giá, có thể dùng để sử dụng nhiều việc cho phát triển đất nước, phục vụ các mục đích ích nước lợi dân.

Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên quay trở lại cách làm như từng làm trước đây. Đó là cho phép các ngân hàng huy động vàng rồi sau đó các ngân hàng đem vàng cho vay, vì như vậy chúng ta lại quay lại thời kỳ nền kinh tế bị “vàng hóa”.

Trong bối cảnh cảnh này, tôi cho rằng giải pháp hợp lý nhất là Ngân hàng Nhà nước đứng ra làm cơ quan phát hành chứng chỉ vàng thông qua mạng lưới của các ngân hàng thương mại (ngân hàng thường mại chỉ làm đại lý). Chứng chỉ vàng đó có thể được phát hành có kỳ hạn và người dân có thể được phép mua bán chứng chỉ vàng, đảm bảo các quyền lợi như nắm giữ vàng.

Thông qua việc này, Ngân hàng Nhà nước có thể huy động một số vàng rất lớn từ dân cư, sau đó có thể cho Chính phủ vay lại số vàng này để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Chẳng hạn như, Chính phủ có thể dùng số vàng đó làm tài sản thế chấp khi cần vay ngoại tệ trên thị trường quốc tế. Việc Chính phủ vay ngoại tệ được thế chấp bằng vàng có thể giúp cho các khoản vay của Chính phủ được tối ưu về lãi suất, giảm cho phí vay vốn.

Từ chuyện nóng giá vàng, tìm giải pháp đánh thức nguồn lực vàng trong dân

PGS.TS NGÔ TRÍ LONG - NGUYÊN VIỆN TRƯỞNG VIỆN NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG GIÁ CẢ (BỘ TÀI CHÍNH): Chính sách quản lý thị trường vàng cần linh hoạt

Thị trường vàng là một bộ phận hữu cơ của thị trường tài chính tiền tệ . Do vậy, việc quản lý thị trường vàng là một nội dung quan trọng của công tác quản lý chung của bất kỳ một quốc gia nào. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, sự quản lý của mỗi quốc gia ngoài việc đòi hỏi phải xuất phát từ điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, phải phù hợp với thông lệ quốc tế. Chính sách và các biện pháp quản lý đối với thị trường vàng cần linh hoạt với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế, không có một chính sách, một biện pháp nào đúng cho mọi giai đoạn.

Trong giai đoạn hiện nay, giải pháp có thể nghĩ đến là nghiên cứu thành lập một sở giao dịch hàng hóa, trong đó có vàng như các nước đã làm. Các thành viên tham gia phải đáp ứng những tiêu chuẩn chặt chẽ, được phép xuất nhập khẩu vàng. Ngoài ra, chúng ta cũng cần nghĩ đến việc cho phép thành lập các quỹ tín thác bằng vàng (ETF- Exchange Traded Fund) như một công cụ tài chính quốc tế. Chứng chỉ quỹ cũng có thể được mua bán trên sở giao dịch sẽ khuyến khích người dân gửi vàng, bỏ vốn vào sản xuất kinh doanh, đầu tư thay vì nắm giữ vàng vật chất.

(责任编辑:Thể thao)

推荐文章
热点阅读