Bên lề hành lang QH,ấpnhậntăngtrưởngbằngquảcàcảxãhộiđiđườngkhôngmấtphíbayern vs augsburg Phó chủ nhiệm UB Kinh tế của QH Nguyễn Đức Kiên có những phân tích về thông điệp “Đừng có kỳ thị kinh tế tư nhân” của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại hội nghị TƯ 10 vừa qua.
Ông Kiên cho rằng, không phải chỉ tới nay hay tại hội nghị TƯ 10 vừa qua, Đảng mới có những đánh giá về kinh tế tư nhân. Trước đó, đã có hẳn một nghị quyết về kinh tế tư nhân, rồi một nghị quyết khác về DN và doanh nhân.
Phó chủ nhiệm UB Kinh tế của QH Nguyễn Đức Kiên |
Trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 12, TƯ đã xác định kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng cho phát triển kinh tế. Nhưng, dù các cấp lãnh đạo có nhận thức rất sớm, rất đồng bộ, song chuyển biến về nhận thức trong bộ máy và xã hội chưa theo kịp.
"Còn nói “đừng kỳ thị”, ý của Tổng bí thư là không phân biệt đối xử. Cơ quan quản lý nhà nước hãy công bằng với cả 2 loại hình DN", ĐB Nguyễn Đức Kiên phân tích.
Theo ông, DN tư nhân khó khăn, thất bát thì cũng gây hệ quả xấu với xã hội như DNNN. Chẳng hạn Tôn Hoa Sen gặp khó khăn thời gian qua khiến hàng nghìn đại lý bán hàng phải co lại, cả vạn lao động mất việc làm, không khác gì chuyện gang thép Thái Nguyên thua lỗ, đổ vỡ.
Chấp nhận kinh tế thị trường thì DN nào cũng như vậy, có lúc tiến, có lúc lùi, có lúc phát triển nhanh cũng có lúc bị thị trường “quật” đòn đau, phải coi là bình thường.
Khi có phản ứng, cơ quan quản lý lập tức xuôi theo hướng “dân tuý”
Nói như vậy thì có thể hiểu là DN tư nhân cũng cần nhà nước “cầm tay chỉ việc” giống DNNN lâu nay, trong khi phương thức điều hành này đã thể hiện quá nhiều bất cập?
Không phải vậy. Trong nhiều trường hợp, DN tư nhân không cần nhà nước can thiệp, trong khi thực tế lại cho thấy nhiều ví dụ về sự can thiệp thô bạo của nhà nước vào việc của DN.
Ví dụ về vụ cà phê Trung Nguyên vừa qua, từ việc xử vụ ly hôn của một cặp vợ chồng, toà án lại chuyển sang vai trò xử lý hoạt động của DN. Chuyện ly hôn tại sao không được coi như chuyện một cặp vợ chồng bình thường, không ở được với nhau nữa thì họ chia tay trong văn minh, tài sản do họ quyết định.
Việc đó cho thấy tư duy vẫn là muốn đứng trên DN để quyết định, và như vậy là rất không chuẩn trong một nền kinh tế thị trường.
Theo ông, thông điệp của Tổng bí thư nói rằng "Đừng kỳ thị kinh tế tư nhân" có phải xuất phát từ cách hành xử chưa bình đẵng của các cơ quan nhà nước?
Qua một số vụ việc tạo điểm nóng thời gian qua, tôi cho rằng chúng ta thiếu hẳn tầm nhìn chia sẻ rủi ro với DN. Cơ quan quản lý nhà nước dường như không chịu trách nhiệm về bất cứ rủi ro nào khi xảy ra.
Điển hình như những ồn ào xung quanh các dự án BOT, đến bây giờ tôi thực sự không hiểu cơ quan quản lý lĩnh vực này từ cấp TƯ cho tới địa phương đang muốn gì và đòi hỏi gì ở DN.
Muốn có ngay con đường, bến cảng, cây cầu cần thiết để làm bàn đạp thúc đẩy phát triển kinh tế thì buộc phải huy động các nguồn lực khác cùng tham gia. Đã như vậy thì khi gặp vướng mắc, nhà nước phải đứng ra giải thích cho người dân về việc đó.
Vì không hiểu bản chất của dự án PPP nên hành xử của cơ quan quản lý nhà nước giống như với các dự án làm bằng vốn ngân sách vậy. Khi có phản ứng thì điều hành của cơ quan quản lý lập tức xuôi theo hướng “dân tuý”, càng đẩy điểm nóng lên.
Còn chúng ta không thể trách dân được, người ta trả tiền thì phải có yêu cầu. Như vậy, đáng ra phải tìm các giải pháp như quyết định giảm giá, miễn vé, chấp nhận kéo dài thời gian thu tiền… đồng thời giải trình thật minh bạch với người dân để đồng thuận với nhà nước và ủng hộ hoạt động của DN, thì cơ quan quản lý lại không làm như vậy.
Kết quả là cho tới nay, cả một chủ trương lớn của Nhà nước là xã hội hoá đầu tư hạ tầng giao thông đang bị nghẽn lại vì nhà đầu tư cảm thấy mình không được Nhà nước chia sẻ rủi ro.
Trong khi đó thời gian tới Việt Nam vẫn thiếu trầm trọng vốn đầu tư phát triển hạ tầng. Nếu chấp nhận mỗi năm kinh tế chỉ tăng trưởng bằng… quả cà thì cả xã hội sẽ tiếp tục được đi đường không mất tiền, không phải bàn chuyện tăng phí. Còn nếu muốn tăng trưởng nhanh thì phải có cách nhìn nhận, hành xử cho đúng.
Rõ ràng khi đối chiếu với những điều Tổng bí thư nói, phải chiếu vào từng góc cạnh của cuộc sống để hành xử. Vì sâu xa, vấn đề bắt đầu từ thể chế nhưng từ thể chế dẫn tới hành xử, làm sao để áp dụng bình đẳng được như nhau giữa các thành phần kinh tế thì lâu nay chúng ta chưa làm được.
Hình thành tập đoàn tư nhân lớn là tất yếu
Có ý kiến cho rằng, nhìn vào bức tranh kinh tế hiện nay có thể thấy DNNN thì kém hiệu quả, DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) không hẳn là trái ngọt nên cần xác định khu vực DN tư nhân chính là dư địa lớn nhất cho tăng trưởng kinh tế. Ý kiến của ông về việc này?
Chúng ta chưa thể đặt hết kỳ vọng vào DN tư nhân. Điều này giống như hình ảnh một gia đình có cậu con nhỏ bụ bẫm, nhanh nhẹn, đáng yêu, được gọi là “niềm hi vọng của cả nhà”.
Tuy nhiên, để niềm vi vọng đó thực sự trở thành niềm tự hào thì gia đình cũng phải chăm bẵm, nuôi dưỡng, đào tạo cậu bé đó chí ít mười mấy năm. Cộng đồng DN tư nhân Việt Nam hiện tại đúng như hình ảnh cậu bé 3 tuổi đó, cần phải nuôi dưỡng, nâng đỡ, hỗ trợ, chứ giao sứ mệnh gánh vác ngay thì không đủ sức.
Đó có phải là lý do báo cáo QH về tình hình kinh tế - xã hội tại kỳ họp này, Chính phủ nêu rõ, thúc đẩy phát triển những tập đoàn kinh tế tư nhân lớn là một trong những giải pháp trọng tâm để duy trì tăng trưởng cao của nền kinh tế?
Đó là con đường tất yếu. Muốn DN tư nhân phát triển thì phải hình thành những tập đoàn kinh tế lớn. Từ đó soi chiếu lại thì câu nói của Tổng Bí thư phải được hiểu là, nếu DN tư nhân làm tốt, hãy trao cho họ danh hiệu “Anh hùng lao động” như với bất cứ một DNNN nào khác.
Lâu nay, chúng ta quên mất bản chất danh hiệu này là sự ghi danh của quốc gia với những người đóng góp cho sự nghiệp phát triển đất nước, bất kể họ thuộc thành phần nào.
Như ông nói thì hiện tại Việt Nam có được bao nhiêu DN tư nhân có thể coi là niềm hi vọng đất nước gửi gắm. Họ có thể trở thành những Samsung, Huyndai, Honda của Việt Nam, để làm nên tên tuổi cho nền kinh tế Việt?
Thời gian qua, chúng ta có thể thấy, Vingroup là điển hình về việc DN sử dụng lợi thế của kinh tế đất để chuyển sang làm công nghiệp; Sun Group thì làm trung tâm dịch vụ, giải trí, du lịch; Vietjet thì chuyển sang lĩnh vực hàng không… rất thành công.
Nhưng cũng đừng thắc mắc vì sao Mekong Air phá sản, Jetstar thì lỗ dài… Đó là chuyện bình thường của thị trường.
Tránh kỳ thị DN tư nhân và tâm tình của Bí thư Bắc Ninh
Tại thảo luận tổ của QH về tình hình kinh tế-xã hội hôm qua, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh chia sẻ nhiều trăn trở của địa phương về việc phát triển kinh tế tư nhân.