Từ 1/7/2025 khi Luật BHXH 2024 có hiệu lực,ìsaochưatănglươnghưutrongnăbdtruc tuyen hom nay theo quy định của luật, sẽ thực hiện tăng lương hưu cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 nhằm đảm bảo thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ. Chính phủ sẽ có quy định thời điểm tăng lương hưu cụ thể.
Mức tăng lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và Quỹ BHXH.
Tuy nhiên, đợt tăng lương hưu mới theo Luật BHXH 2024 chưa thể thực hiện vì lý do: Cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang nghỉ hưu sau năm 1995 và không có mức lương hưu thấp. Không đảm bảo yếu tố mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và Quỹ BHXH.
Một chuyên gia lao động tiền lương cho biết, việc nâng lương hưu vẫn đứng trước thách thức khi nhiều đối tượng vẫn chưa đạt đủ mức sống tối thiểu. Do vậy, cần thiết phải điều chỉnh lương hưu theo từng nhóm đối tượng nhằm bảo đảm công bằng và hỗ trợ những người có mức lương hưu thấp.
Theo vị chuyên gia, năm 2024 lương hưu tăng 15% là mức cao nhất từ trước tới nay. Mức tăng này đảm bảo mức sống ổn định cho người về hưu.
"Việc tăng lương hưu phụ thuộc ngân sách, nhưng kể cả khi thực hiện điều chỉnh thì mức tăng phải đảm bảo mức sống ổn định cho người lao động, tránh tình trạng lương hưu tăng không bù được trượt giá", vị chuyên gia lao động tiền lương cho biết.
Từ năm 1995 - 2023, Việt Nam đã tiến hành 23 lần điều chỉnh lương hưu. Sau nhiều lần điều chỉnh, mức lương của người nghỉ hưu hiện đã tăng từ 21 - 26 lần so với mức lương hưu tại thời điểm năm 1995.