Cục Quản lý giá sẽ chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc các bộ,ĐảmbảocungcầuhànghóathôngsuốttrongdịpTếkết quả c1 tối qua ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục theo dõi sát diễn biến cung cầu thị trường, giá cả để kịp thời có biện pháp bình ổn giá theo quy định của pháp luật; triển khai hiệu quả công tác phối hợp bảo đảm cung cầu hàng hóa, giao thông vận tải thông suốt trong dịp Tết; chú trọng kiểm soát giá các hàng hóa dịch vụ có nhu cầu tăng cao như dịch vụ vận tải, du lịch tại điểm vui chơi, thăm quan, lễ hội;
Mới đây, Tổng cục Thống kê đã công bố Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2018 tăng 0,51% so với tháng trước. Ông có nhận xét đánh giá như thế nào về mức biến động giá của tháng đầu năm 2018?
CPI tháng 1/ 2018 tăng 0,51% so với tháng 12/2017 là mức tăng cao hơn so với các tháng gần đây (tháng 12/2017 tăng 0,21%, tháng 11/2017 tăng 0,13%). Tuy nhiên, đây là mức tăng trung bình và theo quy luật hàng năm đối với các tháng giáp Tết trong các năm gần đây. Đơn cử, CPI tháng 1/2014 tăng 0,55%, tháng 1/2015 giảm 0,2%, tháng 1/2016 tăng 0,42% và CPI tháng 1/2017 tăng 0,46%.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, cơ cấu CPI tháng 1/2018 tăng chủ yếu ở các nhóm hàng hóa, dịch vụ được phép điều chỉnh theo lộ trình như: Giá dịch vụ y tế tăng 2,34% tác động làm CPI chung tăng 0,09%; giá điện tăng 6,08% tác động làm CPI chung tăng 0,07%. Ngoài ra, một số nhóm hàng tăng theo quy luật cung cầu trước Tết như nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,44% góp phần làm CPI chung tháng 1/2018 tăng 0,159%; nhóm giao thông tăng 1,17% đóng góp chỉ số giá tháng 1/2018 tăng 0,11%.
Lạm phát cơ bản (CPI sau khi loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống, năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục) tháng đầu năm qua chỉ tăng 0,18% so với tháng trước, CPI bình quân tháng 1/2018 so với tháng 1/2017 chỉ tăng 2,65%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu kiểm soát lạm phát bình quân năm 2018 khoảng 4% do Quốc hội đề ra. Điều này cho thấy việc chỉ số giá tháng 1/2018 tăng 0,51% là theo quy luật, vẫn nằm trong kiểm soát và đúng với kịch bản công tác điều hành giá do các bộ, ngành, cơ quan quản lý nhà nước về giá đề ra.
Để tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá trong dịp tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 48/CT-TTg, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá đã có ý kiến chỉ đạo và Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng đã ban hành Chỉ thị số 04/CT-BTC. Xin ông cho biết Cục Quản lý giá đã, đang và sẽ triển khai chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Tài chính như thế nào?
Cục Quản lý giá đã tổ chức nắm tình hình thực tế tại một số địa bàn quan trọng đại diện cho cả ba miền Bắc - Trung – Nam; phối hợp với đơn vị chức năng thuộc Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc tại một số địa phương về công tác chuẩn bị nguồn hàng phục vụ tết Nguyên đán 2018 tại một số tỉnh, thành phố.
Sơ bộ cho thấy các địa phương đã theo dõi sát diễn biến cung, cầu các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng trước Tết; chủ động chuẩn bị nguồn hàng hóa dồi dào, giá cả hợp lý đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho nhân dân, nhất là nhân dân vùng sâu, vùng xa, không để xảy ra mất cân đối cung cầu, găm hàng, tăng giá làm mất ổn định thị trường, giá cả hàng hóa và dịch vụ; tăng cường thực hiện Chương trình bình ổn giá cả thị trường kết hợp với đưa hàng Việt về nông thôn, đẩy mạnh xã hội hóa Chương trình bình ổn thị trường, khuyến khích các doanh nghiệp tự nguyện tham gia không cần hỗ trợ vốn vay từ ngân sách nhà nước.
Về các giải pháp để tiếp tục triển khai công tác quản lý, điều hành giá, bình ổn thị trường trước, trong và sau tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, trên cơ sở nhiệm vụ được giao, Cục Quản lý giá sẽ chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục theo dõi sát diễn biến cung cầu thị trường, giá cả để kịp thời có biện pháp bình ổn giá theo quy định của pháp luật; triển khai hiệu quả công tác phối hợp bảo đảm cung cầu hàng hóa, giao thông vận tải thông suốt trong dịp Tết; chú trọng kiểm soát giá các hàng hóa dịch vụ có nhu cầu tăng cao như dịch vụ vận tải, du lịch tại điểm vui chơi, thăm quan, lễ hội; đẩy mạnh tuyên truyền và hướng dẫn người dân đến các địa điểm bán hàng sạch, hàng bình ổn giá, phản ánh trung thực về cung cầu các mặt hàng lương thực, thực phẩm.
Cùng với đó, chúng tôi cũng sẽ tăng cường quản lý, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về giá gắn với kiểm tra chấp hành pháp luật về thuế, phí; không để xảy ra hiện tượng lợi dụng việc tăng giá điện, giá xăng dầu để tăng giá dây chuyền, không phù hợp với tỷ lệ tác động của giá điện, xăng dầu vào giá thành, giá bán hàng hóa, dịch vụ khác.
Việc kiểm tra, giám sát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đặc biệt là đối với các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết cũng sẽ được tập trung bên cạnh việc tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về công tác quản lý, điều hành, hạn chế những thông tin thất thiệt gây hoang mang cho người tiêu dùng, gây bất ổn thị trường.
Tại Nghị quyết số 48/2017/QH14 ngày 10/11/2017 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018, Quốc hội đã đề ra mục tiêu kiểm soát tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân khoảng 4%. Đây là một thách thức không nhỏ. Xin ông cho biết các giải pháp của Chính phủ để có thể kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đã đề ra?
Ngày 1/1/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP để triển khai toàn diện các nhiệm vụ thuộc kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán tài chính ngân sách năm 2018. Đối với công tác quản lý, điều hành giá năm 2018 được Chính phủ tiếp tục xác định sẽ có nhiều thách thức như: Xu hướng tăng giá xăng dầu thế giới, việc điều chỉnh giá điện từ ngày 1/12/2017, việc tiếp tục điều chỉnh giá một số mặt hàng thiết yếu như y tế, giáo dục theo lộ trình thị trường, giá một số mặt hàng thực phẩm có thể hồi phục so với năm 2017 cũng như tình hình thời tiết, thiên tai bão lũ vẫn có diễn biến phức tạp,...
Vì thế, để hoàn thành mục tiêu do Quốc hội đề ra, ngay từ cuối năm 2017, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành cần xây dựng, tính toán kịch bản điều hành giá chi tiết cho năm 2018, trong đó cần phát huy những thành công đã đạt được trong công tác điều hành giá của năm 2017 để đưa ra những giải pháp cụ thể để hạn chế các tác động bất lợi lên mặt bằng giá của năm 2018. Tại Thông báo số 66/TB-BCĐĐHG ngày 23/1/2018, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ,Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá đã có ý kiến chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương cần quyết liệt triển khai các biện pháp quản lý, điều hành giá ngay từ những tháng đầu năm và chủ động trong công tác phối kết hợp, xây dựng các kịch bản điều hành giá các mặt hàng quan trọng, thiết yếu trong từng giai đoạn, kịp thời tham mưu cho Chính phủ các giải pháp phù hợp để bình ổn giá cả thị trường, kiểm soát lạm phát góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Một số nhiệm vụ chủ yếu là:
Về nhiệm vụ tài chính, cần điều hành thu chi ngân sách nhà nước chặt chẽ, nâng cao hiệu quả chi tiêu và đầu tư công; điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa để kiểm soát lạm phát cơ bản; chủ động xây dựng kịch bản, tính toán mức độ và thời điểm điều chỉnh phù hợp đối với việc thực hiện lộ trình thị trường của một số dịch vụ công như giáo dục, y tế.
Đối với các mặt hàng thiết yếu như lúa gạo, thực phẩm, cần tiếp tục thực hiện các giải pháp để cân đối cung cầu nhất là trong các dịp lễ, Tết cũng như thời điểm giáp hạt quý II. Đối với giá dịch vụ vận tải, cần chú trọng công tác tiếp nhận kê khai giá, kiểm soát chi phí đầu và, kịp thời đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Đối với giá thuốc cần tiếp tục triển khai, mở rộng công tác đầu thầu thuốc và công tác đàm phán giá; tăng cường công tác tiếp nhận và giám sát kê khai cũng như công tác kiểm tra, thanh tra đối với giá sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Ngoài ra, cần chú trọng công tác rà soát, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật (nếu có) để làm cơ sở pháp lý cho việc triển khai các giải pháp của Chính phủ... Đồng thời, tiếp tục làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền về công tác quản lý, điều hành giá để tránh lạm phát kỳ vọng.
Xin cảm ơn ông!