欢迎来到88Point

88Point

【ltdbd c1】Loạt làng nghề gỗ “đình đám” tìm đường xuất khẩu

时间:2025-01-10 15:38:56 出处:Cúp C1阅读(143)

Kiểm soát chặt nguồn gốc gỗ nhập khẩu để bảo vệ ngành gỗ
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Mỹ tăng tới 95,ạtlàngnghềgỗđìnhđámtìmđườngxuấtkhẩltdbd c14%
Đảm bảo tính hợp pháp gỗ nhập khẩu là vấn đề sống còn của ngành gỗ
Loạt làng nghề gỗ “đình đám” tìm đường xuất khẩu
Khoảng 2 năm trở lại đây, thị truờng Trung Quốc gần như "đóng băng" khiến sản xuất, kinh doanh tại làng nghề gỗ Đồng Kỵ gặp rất nhiều khó khăn. Nguồn: Internet

Khảo sát mới đây của nhóm nghiên cứu gồm: Tổ chức Forest Trends, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST) và 4 hiệp hội ngành gỗ khác tại 6 làng nghề gỗ vùng đồng bằng sông Hồng (Đồng Kỵ, Hữu Bằng, La Xuyên, Liên Hà, Thụy Lân và Vạn Điểm) cho thấy, các biện pháp giãn cách nhằm kiểm soát dịch Covid-19 thời gian gần đây có tác động rất lớn tới các hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ làng nghề.

Phát biểu tại hội thảo trực tuyến “Đại dịch Covid-19 và làng nghề gỗ: Tác động và sự cần thiết về một chính sách bao trùm” diễn ra chiều 22/9/2021, ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia của Tổ chức Forest Trends cho biết, năng lực sản xuất của các hộ đã giảm 62%.

38% còn lại là phần mới được phục hồi sau khi các địa phương nới lỏng giãn cách trong một vài tuần trở lại đây. Trong số 6 làng nghề khảo sát, công suất nơi cao nhất hiện đạt 50% (Thụy Lân) và nơi thấp nhất chỉ đạt 30% (Đồng Kỵ, Hữu Bằng).

Đáng chú ý, đầu ra sản phẩm của các hộ giảm khoảng 76%, thu nhập của hộ giảm gần 90%. “Ở một số nơi như Đồng Kỵ, Liên Hà, La Xuyên, lượng sản phẩm bán ra giảm 80-90%, tương ứng với mức sụt giảm về nguồn thu của hộ”, ông Tô Xuân Phúc nhấn mạnh.

Từ góc độ làng nghề cụ thể, ông Vũ Quốc Vương, Chủ tịch Hội gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ cho biết, hàng hóa của Đồng Kỵ chủ yếu là hàng chất luợng cao được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, thị trường này gần như đóng cửa nên hoạt động sản xuất, kinh doanh của làng nghề khá khó khăn.

“Hiện tại, luợng gỗ quý tồn đọng tại các hộ trong làng nghề rất lớn. Dịch bớt căng thẳng, các hộ cũng bắt tay vào sản xuất nhưng lượng tiêu thụ rất chậm. Đối tác Trung Quốc không sang được như mong đợi”, ông Vương nói.

Trong bối cảnh khó khăn hiện tại, các làng nghề tập trung kiến nghị tháo gỡ 3 vấn đề chính gồm: Các khoản vốn vay, thuê đất và phát triển đầu ra sản phẩm, chuyển hướng kinh doanh. Giảm lãi suất, cho phép đáo hạn hay cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với các khoản vay đã tới hạn trả nợ là kiến nghị quan trọng, cấp thiết, phổ biến nhất đối với hầu hết các hộ tại các làng nghề khảo sát.

“Nhiều hộ làng nghề chia sẻ mức lãi suất phù hợp đối với hộ giai đoạn hiện nay, khi các hộ phải giảm quy mô, thậm chí dừng sản xuất là khoảng 5%/năm, thay vì lãi suất 8,5-10% mà các ngân hàng hiện thương mại đang áp dụng”, ông Tô Xuân Phúc nói.

Đáng chú ý, nhiều ý kiến tại hội thảo cho rằng, đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi cách suy nghĩ về các hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm hướng phát triển trong tương lai của không ít làng nghề gỗ.

Đại diện nhiều làng nghề bày tỏ mong muốn được hợp tác với các doanh nghiệp trong ngành gỗ nhằm biến các hộ của làng nghề trở thành một bộ phận của chuỗi cung, không chỉ cung các sản phẩm gỗ cho thị trường nội địa mà còn hướng tới xuất khẩu.

Bà Nguyễn Thị Bảy, đại diện làng nghề gỗ Hữu Bằng cho biết, làng nghề chủ yếu sản xuất mặt hàng dân dụng chứ không phải gỗ cao cấp. Hiện nay, làng nghề không đủ năng lực để sản xuất sản phẩm xuất khẩu hoàn chỉnh, tuy nhiên có thể làm được một phần, gia công cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Ví dụ như, làng nghề làm phôi gỗ, làm phần xẻ sấy... theo yêu cầu của doanh nghiệp xuất khẩu.

“Chúng tôi mong muốn VIFOREST kết nối để làng nghề có thể tiếp cận với các doanh nghiệp xuất khẩu, tiến hành về làng nghề khảo sát, liên kết, tạo thêm mặt hàng, thêm đầu ra cho làng nghề”, bà Bảy nhấn mạnh.

Tương tự, ông Nguyễn Văn Trường, Chi hội trưởng làng nghề gỗ Thụy Lân cho biết, làng nghề có khoảng 400-500 hộ đang kinh doanh, sản xuất. Các hộ tự tin làm rất tốt các chi tiết cung ứng cho các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ. Bởi vậy, mong muốn của các hộ trong làng nghề này cũng là được VIFOREST cũng như các đơn vị liên quan hỗ trợ kết nối.

Hiện nay, trên cả nước có tổng số trên 300 làng nghề gỗ với hàng chục nghìn hộ gia đình, hàng trăm nghìn lao động tham gia sản xuất, kinh doanh. Làng nghề là nguồn cung chủ yếu các sản phẩm gỗ cho thị trường nội địa.

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: