当前位置:首页 > World Cup > 【vô địch quốc gia bolivia】Cuộc chiến chip trên toàn cầu sẽ ngày càng trở nên tồi tệ

【vô địch quốc gia bolivia】Cuộc chiến chip trên toàn cầu sẽ ngày càng trở nên tồi tệ

2025-01-26 03:38:54 [Nhận Định Bóng Đá] 来源:88Point

Magdeburg hiện sắp đóng một vai trò quan trọng trong các nỗ lực của Mỹ và Châu Âu nhằm đẩy nghiêng cán cân quyền lực toàn cầu.

Vào ngày 15/3,ộcchiếnchiptrêntoàncầusẽngàycàngtrởnêntồitệvô địch quốc gia bolivia tập đoàn Intel đã công bố kế hoạch xây dựng một nhà máy khổng lồ trị giá 17 tỷ euro (18,7 tỷ USD) sản xuất chất bán dẫn tiên tiến. Họ bổ sung thêm các nhà máy mới ở Arizona và Ohio mà tập đoàn đã công bố trong 6 tháng qua.

Những nhà máy này là một phần trong kế hoạch của CEO Pat Gelsinger nhằm giành quyền kiểm soát về mặt sản xuất từ châu Á và giải quyết tình trạng thiếu hụt chip trên toàn cầu.

Tham vọng của ông là Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) hứa hẹn sẽ hỗ trợ với tổng cộng 100 tỷ USD trong một cuộc đua trợ cấp để giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu. Giống như Trung Quốc có kế hoạch biến mình thành một cường quốc chip. Tuy nhiên, một số người trong ngành dần cảm thấy thầm lo ngại rằng sự thúc đẩy làm cho phương Tây cạnh tranh hơn có thể phản tác dụng.

Lo lắng của họ không chỉ là số tiền sẽ quá ít hay tới quá muộn, mà các liên kết chính trị gắn liền với viện trợ có thể làm phức tạp thêm chuỗi cung ứng toàn cầu.

Sự khan hiếm chất bán dẫn đã khiến một số nhà sản xuất ô tô bị đình trệ, trì hoãn các lô hàng máy chơi game và điện thoại thông minh. Điều này cảnh tỉnh Washington và Brussels về thực tế là lục địa của họ phụ thuộc vào một số khu vực cung cấp các linh kiện chính. Đáng chú ý nhất là Đài Loan. Đây là một điểm nóng về địa chính trị vì mối quan hệ căng thẳng trong lịch sử với Trung Quốc và là một điểm dễ bị tổn thương.

Tại sao thế giới thiếu chip và tại sao chip lại quan trọng đến vậy?

Mặc dù hơi rối loạn ở thời điểm hiện tại, chuỗi cung ứng là sự tổng hợp chung và sự phối hợp đầy đủ. Giám đốc điều hành của nhà sản xuất chip Đức X-Fab Silicon Foundries Rudi De Winter cho biết: Tách rời chuỗi cung ứng có thể mang lại rủi ro lớn hơn.

Nga, vốn đã bị Mỹ và châu Âu trừng phạt, giờ đây là một ví dụ rõ ràng về việc chất bán dẫn đã ngày càng trở thành công cụ chính trị quan trọng. Các mặt hàng này là một trong những hàng hóa đầu tiên mà Washington và Brussels nhắm đến để loại bỏ Nga khỏi nền kinh tế toàn cầu. Và họ cũng liên tục đe dọa sẽ có nhiều hành động hơn. Ví dụ như việc sản xuất ô tô ở Nga đã bị ảnh hưởng.

Mặt khác, Nga và Ukraine xuất khẩu palladium và neon dùng để sản xuất chất bán dẫn.

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 9/3 rằng nếu các công ty Trung Quốc bất chấp các hạn chế của Mỹ đối với việc xuất khẩu sang Nga, thì Washington có thể ngưng hoạt động các công ty bằng cách loại bỏ họ khỏi các thiết bị và phần mềm của Mỹ.

Rafael Laguna de la Vera, Giám đốc điều hành cơ quan liên bang của Đức về đổi mới đột phá SPRIN-D, cho biết chất bán dẫn và các công nghệ cao khác đang dần trở thành vũ khí đối với các cuộc chiến thương mại hiện tại và các vấn đề về chuỗi cung ứng. "Đây là lý do tại sao các khu vực cần đầu tư vào công nghệcao để phục hồi", ông nói.

Tổng thống Biden lên kế hoạch giải quyết tình trạng thiếu hụt này như thế nào

Trong nỗ lực dịch chuyển sản xuất ra khỏi châu Á, Tổng thống Joe Biden có kế hoạch đầu tư 52 tỷ USD vào nghiên cứu, phát triển và sản xuất chất bán dẫn trong nước như một phần của dự luật cạnh tranh nhiều mặt với Trung Quốc. Mặc dù dự luật này vẫn đang chờ phê duyệt. Trong khi đó, 27 quốc gia thành viên của EU chỉ đang xem xét kỹ lưỡng đề xuất gần đây của Ủy ban châu Âu trị giá 48 tỷ USD để xây dựng năng lực sản xuất chip của khối này.

Trung Quốc đã chi 150 tỷ USD đến năm 2030 để khởi động sản xuất. Đất nước này vẫn còn tụt xa phía sau, đặc biệt là khi nói đến sản xuất chip tiên tiến, nhưng họ đang bắt kịp một cách nhanh chóng.

CEO Gelsinger của Intel tin rằng công quỹ có thể giúp Intel giảm chi phí để cố gắng bắt kịp các chip tiên tiến sau khi tụt lại phía sau Taiwan Semiconductor Manufacturing hay còn gọi là TSMC và Samsung Electronics của Hàn Quốc. Điều này cũng sẽ làm cho Mỹ và châu Âu tự lực hơn.

 Cuộc chiến chip trên toàn cầu sẽ ngày càng trở nên tồi tệ: Mỹ, châu Âu muốn tự lực, Trung Quốc muốn vươn lên và châu Á không muốn bị lãng quên - Ảnh 1.
 

Cho dù các con số vẫn tăng trưởng, de la Vera của SPRIN-D nói Mỹ và châu Âu có một số việc quan trọng cần làm. Có thể thấy, Nhật Bản cũng cam kết sẽ viện trợ để thúc đẩy sản xuất. Các cơ sở mới bao gồm một nhà máy trị giá 7 tỷ USD do TSMC đã lên kế hoạch kết hợp với Sony Group Corp. và Denso Corp.

Hàn Quốc cũng muốn trở thành nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới. Các công ty và chính phủ rót tổng cộng 450 tỷ USD vào ngành công nghiệp này tính đến năm 2030.

Các nền kinh tế đạt được quy mô có thể cạnh tranh với mô hình kinh doanh của Đài Loan cũng sẽ rất khó khăn nếu mỗi khu vực riêng đang chạy đua để xây dựng năng lực của riêng mình. TSMC chiếm hơn 50% thị trường xưởng đúc chip toàn cầu, hay kinh doanh thuần túy sản xuất chip cho các công ty khác. Khách hàng của họ bao gồm Apple là công ty phụ thuộc vào chip Đài Loan cho iPhone.

Thật vậy, sự phụ thuộc vào TSMC là mối quan tâm cốt lõi: Những biến động trên hòn đảo này có thể khiến phương Tây gặp khủng hoảng.

TSMC sẽ có một cơ sở mới ở Mỹ hoạt động tại Arizona trong 2 năm tới. Họ hiện đang cân nhắc một nhà máy tiềm năng ở Đức sau khi các nhà sản xuất ô tô châu Âu liên tục bày tỏ lo ngại về tác động từ tình trạng thiếu chip. Nhưng những người trong ngành công nghiệp Đài Loan vẫn hoài nghi về kế hoạch di dời sản xuất trở lại phương Tây.

 Cuộc chiến chip trên toàn cầu sẽ ngày càng trở nên tồi tệ: Mỹ, châu Âu muốn tự lực, Trung Quốc muốn vươn lên và châu Á không muốn bị lãng quên - Ảnh 2.
 

Tổng thống Biden có kế hoạch đầu tư 52 tỷ USD vào nghiên cứu, phát triển và sản xuất chất bán dẫn trong nước, một phần của dự luật cạnh tranh nhiều mặt với Trung Quốc được đảng Dân chủ Hạ viện thông qua vào tháng 2. Ủy viên thị trường nội bộ EU Thierry Breton sau đó đã công bố Đạo luật Chip châu Âu nhằm đảm bảo an ninh nguồn cung, khả năng phục hồi và lãnh đạo về công nghệ của EU. Năm ngoái, các đại diện thương mại Mỹ và các đối tác EU đã gặp nhau tại Pittsburgh để định hình các quy tắc và tiêu chuẩn xung quanh các công nghệ quan trọng như chất bán dẫn.

Mỹ và châu Âu có thể hợp tác

Mỹ và châu Âu sẽ thảo luận về các chiến lược của họ về chất bán dẫn như một phần của Hội đồng Thương mại và Công nghệ. Nhưng vẫn còn một chặng đường dài để tìm hiểu xem có thể hay không và làm cách nào để phối hợp viện trợ của chính phủ theo những cách chiến lược nhất. Một quan chức Mỹ cho biết họ muốn tránh một cuộc chạy đua trợ cấp, mặc dù sự ngờ vực kéo dài từ những năm nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Donald Trump đã khiến EU cảnh giác.

Trong khi Mỹ đang để mắt đến Trung Quốc, EU có kế hoạch tăng thêm vào các khoản trợ cấp để có sự đảm bảo cần thiết trong trường hợp khẩn cấp. Ủy viên thị trường nội bộ EU Thierry Breton cho biết Đạo luật Sản xuất Quốc phòng của Mỹ là nguồn cảm hứng cho các đề xuất về "an ninh nguồn cung".

Theo ông, các kế hoạch này không phải là chủ nghĩa bảo hộ, cũng không tìm cách làm cho châu Âu hoàn toàn tự chủ động. Thay vào đó, họ cung cấp cho EU đòn bẩy để cạnh tranh.

Bây giờ, mục tiêu chung là châu Âu sẽ sản xuất 20% chất bán dẫn của thế giới vào năm 2030. Với nhu cầu toàn cầu dự kiến sẽ tăng gấp đôi, trong thực tế, điều đó có nghĩa là tăng gấp bốn lần sản lượng của châu Âu trong vòng 8 năm.

Lần này, EU đã sử dụng tiền công quỹ để sản xuất chip. Nhưng nhiều công ty trong khu vực đặt câu hỏi liệu khối này có nên đặt quá nhiều kỳ vọng vào việc tạo ra thế hệ chip tiếp theo mà vẫn có thể là chip tiên tiến hay không.

CEO Sievers của NXP cho biết khối nên tập trung vào việc cung cấp trước tiên những gì ngành công nghiệp cần bây giờ. "Ngay lập tức nhảy vọt lên vị trí dẫn đầu, tôi nghĩ sẽ bỏ lỡ tiết tấu của những gì ngành công nghiệp châu Âu cần trong vài năm tới", ông nói.

Bất kể cuối cùng loại chip nào được sản xuất, những người trong ngành hy vọng Mỹ và châu Âu sẽ luôn phụ thuộc vào châu Á bởi nguyên liệu của họ.

Vào tháng 12, Chủ tịch TSMC Mark Liu đã nhấn mạnh về sự kết nối giữa Mỹ và châu Âu với nguồn cung của châu Á. Ông nói rằng một số hóa chất bán dẫn theo yêu cầu của Intel được vận chuyển đến Mỹ bởi các nhà cung cấp Đài Loan. Nói cách khác, ngay cả các sản phẩm do Mỹ sản xuất cũng dựa vào thế giới bên ngoài.

Đó là những gì làm cho các kế hoạch của Washington và Brussels trở nên không thực tế, Jan-Peter Kleinhans, một nhà nghiên cứu tại nhà tư tưởng Đức Stiftung Neue Verantwortung ở Berlin cho biết.

Ngoài ra còn có nguy cơ khác làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt nếu các chính trị gia yêu cầu các công ty ưu tiên một số chip nhất định cho một số khu vực nhất định, ông Kleinhans nói. "Đột nhiên, thị trường không còn là yếu tố quyết định nữa. Đó thực sự là các công cụ chính sách của thế kỷ 20 được áp dụng cho chuỗi giá trị ở thế kỷ 21".

(Theo Doanh nghiệp và Tiếp Thị)

Trung Quốc còn cách công nghệ bán dẫn tối tân ‘3-4 thế hệ’

Trung Quốc còn cách công nghệ bán dẫn tối tân ‘3-4 thế hệ’

Ngay cả khi đã chi hàng tỷ USD phát triển công nghiệp bán dẫn nội địa, Trung Quốc vẫn chưa đủ năng lực sản xuất những con chip tối tân.   

(责任编辑:Thể thao)

推荐文章
热点阅读