【vilich】Đại gia Đặng Thành Tâm: "Tôi sợ lắm rồi"!

Rũ bỏ bớt để tồn tại

CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn - Saigontel (SGT) của đại gia Đặng Thành Tâm vừa công bố biên bản và nghị quyết ĐHCĐ thường niên 2013 diễn ra vào 16/6/2013 với đề xuất thông qua phương án hủy niêm yết tự nguyện. Phương án này sau đã đã được thông qua với đồng thuận cao.

Quyết định rời sàn được đưa ra trong bối cảnh SGT vẫn đang thua lỗ liên tiếp trong hai năm trước đó với lỗ lũy kế lên tới hơn 330 tỷ đồng. Từ cuối tháng 5,ĐạigiaĐặngThànhTâmquotTôisợlắmrồvilich cổ phiếu SGT bị đưa vào diện kiểm soát do vi phạm công bố thông tin...

Khó khăn là vậy nhưng nhìn chung công ty của đại gia Thành Tâm gần đây cũng đã có những chuyển biến tích cực như: quý I/2013 công ty mẹ đã thoát lỗ; DN lên kế hoạch có lợi nhuận sau thuế 87 tỷ đồng trong năm 2013.

 Đại gia Đặng Thành Tâm

Sau rất nhiều khó khăn, thậm chí gần như tê liệt, sa thải nhân công hàng loạt, bị kiện vì không trả đủ lương thưởng và bảo hiểm xã hội. Nhưng SGT khẳng định, vẫn tiếp tục hoạt động trong tương lai...

Quyết định rời sàn cho thấy các cổ đông của SGT có lẽ đã lường trước những khó khăn không dễ vượt qua trong ngắn hạn, lường trước khả năng có thể bị hủy niêm yết bắt buộc hoặc có thể không còn mặn mà với việc niêm yết cổ phiếu trên sàn. Quyết định rút lui của SGT có hơi hướng giống với tâm lý của cổ đông lớn nhất của DN này - ông Đặng Thành Tâm khi ông đa thực hiện kế hoạch rũ bỏ, co hợp lĩn vực kinh doanh của mình.

Trước đó, giới đầu tư hẳn còn chưa quên những chia sẻ về sai lầm khi lấn sân sang ngân hàng và tuyên bố xin rút hết khỏi tài chính ngân hàng của ông Đặng Thành Tâm.

Trên thực tế, ông Tâm và vợ đã rút khỏi Ngân hàng Navibank. Vợ ông Tâm gần đây đã bán gần 13 triệu cổ phiếu Navibank. Ông Tâm rút khỏi HĐQT Navibank. Các DN của ông như KBC và SGT cũng đã thoái toàn bộ vốn tại Ngân hàng TMCP Phương Tây (Western Bank).

Không chỉ rút khỏi ngân hàng, ông Tâm cũng như các DN của ông đang rút dần khỏi đầu tư tài chính, chứng khoán, BĐS. Trong năm 2012, SGT đã bán 50% cổ phần Địa ốc Viễn Đông Việt Nam.

Ngay tại KBC - doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sở trường của mình, ông Tâm cũng không còn ôm đồm, thôi không kiêm nhiệm chức vụ tổng giám đốc.

Về với chốn cũ

Trong khoảng 2 năm gần đây khi mà sóng gió nổi lên trở lại vùi dập nền kinh tế trong nước, giới đầu tư liên tục nhận được những phát biểu mang đầy mầu sắc bi quan của ông Tâm.

Ông Tâm đã rất thẳng thắn thừa nhận những khó khăn mà hệ thống DN của ông gặp phải. Ông công khai số nợ lên tới cả chục nghìn tỷ; thừa nhận đã đầu tư dàn trải và sự khổ sở do đầu tư vào nhiều lĩnh vực, trong đó có tài chính ngân hàng.

Sai lầm lớn được ông thừa nhận chính là lấn sân đầu tư tài chính, mở rộng hoạt động nhanh và vay nợ nhiều và điều ông ước muốn là quay trở về thời xưa, làm ít, nợ ít. Những lời tâm sự đưa ra khi ông xuất hiện tại Quốc hội với sự bơ phờ, mệt mởi đủ cho thấy ông đã khốn khổ thế nào.

Ông Tâm cũng đã phải rút lui khỏi ngân hàng như ông Thành.

Tuy nhiên, gần đây những lời than phiền dường như đã không còn mà thay vào đó là những hành động, nhiều phương án chuyển hướng và cả tư vấn kinh doanh được vị doanh nhân này đưa ra. Bản thân ông cũng ít nói hơn và chú tâm hành động để tập trung vào phát triển khu công nghiệp và tư vấn và xúc tiến đầu tư vốn được xem là thế mạnh lớn nhất của đại gia này.

Sau một thời hoành tráng ròi bầm dập trong sóng gió, điều đơn giản mà ông cảm thấy vui là DN của ông đã thoát chết, ông cũng qua những ngày đau ốm để đủ sức xoay xở làm ăn và đủ trả lương thưởng, lãi vay, thậm chí trả được khá nhiều khoản nợ nhờ vào việc thoái vốn khỏi đa ngành, bán đi những cổ phiếu, những khoản đầu tư ngoài ngành...

Tổng công ty cổ phần Đô thị Kinh Bắc (KBC) - doanh nghiệp mà ông Tâm đang đã đưa ra với mục tiêu lãi 68 tỷ đồng trong năm 2013 - một con số khiêm tốn so với quy mô và khoản lỗ gần 485 tỷ đồng trong năm 2012 và khoản lỗ 55 tỷ đồng trong quý I/2013. SGT của ông Tâm cũng lên kế hoạch doanh thu 581 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 87 tỷ đồng trong năm 2013.

Trên thực tế vẫn còn khá nhiều điều đáng bàn về tình hình sức khỏe của các doanh nghiệp của đại gia Đặng Thành Tâm. Tuy nhiên, cũng ít ai dám thẳng thắn nhận sai lầm và có sự chuyển biến nhanh như ông.

Với một số nhà đầu tư, khả năng bứt phá của nhiều DN trong thời gian tới là khó có thể xảy ra. Sau khủng hoảng, các DN hoạt động sẽ có quy củ hơn, tập trung vào cốt lõi hơn, không còn làm ăn chụp giật, ngắn hạn mà vì mục tiêu dài hạn hơn.

Nhưng không ít những nhà lãnh đạo có thể như "con chim sợ cành cong". Tâm lý này của các doanh nhân có thể giúp DN trở nên an toàn hơn và sự chuyên tâm trong các lĩnh vực thế mạnh sẽ mang lại hy vọng bứt phá mới cho các DN.

Theo VEF

Ngoại Hạng Anh
上一篇:Israel tấn công kho đạn ở Damascus khiến ít nhất 17 người thiệt mạng
下一篇:Ngày 6/1: Giá cà phê trong nước neo cao, hồ tiêu ở mức 150.000 đồng/kg