欢迎来到88Point

88Point

【chấp 1/2】Điện khí gặp khó, điện than bị vắt kiệt sức

时间:2025-01-11 04:20:16 出处:La liga阅读(143)

Từ ngày 1/1/2020,Điệnkhígặpkhóđiệnthanbịvắtkiệtsứchấp 1/2 tổng lượng khí cho phát điện dự kiến chỉ đáp ứng được khoảng 53% công suất thiết kế.

Sụt giảm mạnh nguồn cung khí

Tổng công ty Khí Việt Nam (PVGAS) cho biết, với thực trạng cấp khí như hiện có, để hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng với các nhà máy điện BOT, từ ngày 1/1/2020, sẽ chỉ cung cấp khí cho các nhà máy điện khu vực Đông Nam bộ tối đa khoảng 13,524 triệu m3/ngày.

Ở phía Tây Nam bộ, từ ngày 13/10/2019, sản lượng khí được cấp cho các nhà máy điện đã bị giảm xuống còn 2,5 triệu m3/ngày (trong trường hợp không thống nhất được giá mua khí bổ sung từ Petronas).

Như vậy, tổng lượng khí cấp trung bình mỗi ngày cho phát điện từ cả 2 nguồn khí Đông Nam bộ và Tây Nam Bộ dự kiến chỉ còn khoảng 16 triệu m3/ngày, thấp hơn so với hiện nay từ 4 -5 triệu m3/ngày, tức là chỉ đáp ứng được khoảng 53% lượng khí cần theo thiết kế để phát điện.

Theo thiết kế, tổng nhu cầu khí để vận hành tối đa 8 nhà máy điện (công suất 5.644 MW) ở khu vực Đông Nam bộ và 2 nhà máy (1.200 MW) ở Tây Nam bộ là 30 triệu m3/ngày, tương đương gần 11 tỷ m3/năm. 

Thống kê của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia (A0) cho thấy, từ năm 2010 đến nay, trung bình hàng năm, sản lượng khí cấp cho các nhà máy điện là 7,96 tỷ m3, giảm mạnh so với nhu cầu theo thiết kế. Trong số này, có 6,49 tỷ m3 khí cấp cho 8 nhà máy điện ở khu vực Đông Nam bộ và 1,47 tỷ m3 khí cấp cho các 2 nhà máy điện ở khu vực Tây Nam bộ.

Trên thực tế, nguồn khí nội địa đang có dấu hiệu giảm sút và chưa được bổ sung như mong muốn. Cụ thể, từ giữa năm 2018, các mỏ lô 06.1 và 11.2 có hiện tượng suy giảm sản lượng rõ rệt. Lũy kế trong 10 tháng đầu năm 2019, tổng sản lượng khí cấp cho phát điện chỉ đạt 6,83 tỷ m3, trong đó, khí cấp cho các nhà máy điện khu vực  Đông Nam bộ là 5,62 tỷ m3 và cấp cho các nhà máy điện ở Tây Nam bộ là 1,2 tỷ m3.

Thống kê thực tế cho thấy, nguồn khí cấp cho các nhà máy điện khu vực Đông Nam bộ chỉ đạt trung bình khoảng 16 triệu m3/ngày và Tây Nam bộ chỉ đạt trung bình khoảng 3,97 triệu m3/ngày. Như vậy, so với nhu cầu là 30,3 triệu m3/ngày, thì khả năng cung cấp khí cho phát điện thời gian qua cũng chỉ đáp ứng khoảng 66% nhu cầu.

Cũng để phục vụ tính toán khả năng cấp điện năm 2020 từ các nhà máy nhiệt điện khí, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) hồi tháng 7/2019 đã cho biết, khả năng cấp khí cho các nhà máy điện khu vực Đông Nam bộ dự kiến đạt 6,5 - 7,5 tỷ m3/năm trong giai đoạn 2020-2023, tăng lên trên 9 tỷ m3/năm trong năm 2024-2025 và giảm dần trong các năm tiếp theo.

Tuy nhiên, khả năng cấp khí thực tế trong giai đoạn 2020 - 2030 lại phụ thuộc nhiều vào tiến độ các nguồn khí mới như Sao Vàng - Đại Nguyệt, các dự ánđường ống Nam Côn Sơn giai đoạn II, cảng LNG Thị Vải và khả năng khai thác các mỏ hiện hữu do đã bước vào giai đoạn suy giảm.

Ở khu vực Tây Nam bộ, khả năng cấp khí cho các nhà máy điện, trong trường hợp không ký được hợp đồng mua khí bổ sung từ Petronas, chỉ là 1,06 tỷ m3/năm.

Điện Than bị vắt kiệt sức

“Theo phương án vận hành hệ thống điện năm 2020 được Bộ Công thương phê duyệt tại Quyết định 3733/QĐ-BCT, việc cung cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt năm 2020 cơ bản được đảm bảo. Tuy nhiên, Bộ Công thương đánh giá, năm 2020 là năm xuất hiện nhiều yếu tố bất lợi, gây khó khăn cho việc cung cấp điện, trong đó nguyên nhân chủ yếu là tình hình thủy văn không thuận lợi, cực đoan và một số công trình điện chậm tiến độ vào vận hành”, ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực cho hay.

Điển hình là các hồ thuỷ điện trên lưu vực sông Đà không tích được đến mực nước dâng bình thường vào cuối năm 2019 (các hồ thủy điện Sơn La, Hòa Bình dự kiến thấp hơn từ 10 - 20 m so với mực nước dâng bình thường), một số hồ thủy điện lớn ở khu vực miền Trung, miền Nam như Bản Vẽ, Cửa Đạt, A Vương, Đại Ninh có mực nước cuối năm 2019 thấp hơn từ 7 - 29 m so với mực nước dâng bình thường.

Theo tính toán, tổng sản lượng thủy điện trong các hồ thủy điện vào đầu năm 2020 thấp hơn so với thời điểm mực nước dâng bình thường là 4,55 tỷ kWh, chưa kể còn phải làm nhiệm vụ cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, đẩy mặn tại nhiều địa phương.

Bởi vậy, nguồn điện được chờ trông chính trong năm 2020 dù vẫn là nhiệt điện than, thủy điện và tua-bin khí, nhưng với thực tế thủy điện và nhiệt điện tua-bin khí gặp những giới hạn như trên, thì nhiệt điện than được đặt trách nhiệm nặng nề trong việc sản xuất điện của năm 2020.

Ông Hoàng Quốc Vượng, Thứ trưởng Bộ Công thương cho hay, năm 2020, nhiệt điện than sẽ đóng góp 132 tỷ kWh, chiếm khoảng 50% tổng sản lượng điện sản xuất của cả nước (đang được lên kế hoạch là 261,4 tỷ kWh).

Để đáp ứng mục tiêu về sản lượng điện từ than, Bộ Công thương tính toán, các nhà máy nhiệt điện than hiện có trong hệ thống cần khoảng 66 triệu tấn than đầu vào. Trong số này, lượng than (gồm than sản xuất trong nước và than nhập khẩu về phối trộn) do 2 đầu mối trong nước cung cấp là Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng công ty Đông Bắc là 51 triệu tấn.

Chưa kể, việc đáp ứng sản lượng than nội cũng là thách thức cho cả các nhà cung cấp lẫn các doanh nghiệpđiện khi nhìn vào thực tế cấp than cho điện trong năm 2018-2019, với nhiều lần phải họp khẩn cấp giữa các bên, việc huy động các nhà máy nhiệt điện than với số giờ vận hành cực đại, từ 6.500-7.000 giờ/năm, cao hơn so với thiết kế của các nhà máy như Bộ Công thương đang ép trong kế hoạch cũng tiềm ẩn nhiều diễn biến khó lường.

“Đáng lo nhất là sự cố “xếp chồng. Nghĩa là trời quá nắng, cần vận hành máy móc ở thời gian dài và liên tục để có điện, nhưng máy móc vận hành trong điều kiện khắc nghiệt đòi hỏi phải được làm mát, trong khi nước và thời tiết lại nóng chung, nên không làm mát máy được như mong muốn, dẫn tới hiệu suất phát điện không cao, thậm chí phải dừng vận hành, tức là không dễ thực hiện như kế hoạch đặt ra trên giấy”, một chuyên gia vận hành hệ thống nhận xét.

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: