【tỷ số sheffield united】Quản lý nợ công: Không thống nhất một đầu mối – khó gỡ nút thắt
>>Vì sao nên đưa nợ công về một đầu mối để thống nhất quản lý?ảnlýnợcôngKhôngthốngnhấtmộtđầumối–khógỡnútthắtỷ số sheffield united
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng bày tỏ quan điểm thẳng thắn về đầu mối quản lý nợ công khi phát biểu ý kiến giải trình tại phiên thảo luận hội trường về dự thảo Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) ngày 16/6. Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển sau phiên thảo luận cũng đánh giá: “Có thể nói Bộ trưởng rất thẳng thắn nêu lên các thực trạng quản lý nợ công của chúng ta còn nhiều bất cập, cần phải sớm sửa đổi Luật Quản lý nợ công".
Tự vay, tự trả không tính vào nợ công
Theo tờ trình dự thảo Luật Quản lý nợ công (sửa đổi), thông lệ quốc tế thì phạm vi nợ công bao gồm nghĩa vụ nợ trực tiếp của Chính phủ, bao gồm cả trung ương, địa phương và nghĩa vụ nợ dự phòng. Các nghĩa vụ nợ trực tiếp là các khoản nợ mà Chính phủ là chủ thể vay và chịu trách nhiệm trả nợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước. Các nghĩa vụ nợ dự phòng là các khoản nợ mà Chính phủ không phải là chủ thể đi vay, nhưng có cam kết thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong trường hợp chủ thể đi vay mất khả năng trả nợ một phần hoặc toàn bộ, tức là bảo lãnh cho vay lại.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng phát biểu tại Phiên thảo luận Hội trường về Dự án Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) ngày 16/6. |
Phát biểu giải trình về phạm vi nợ công, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho rằng, Ban soạn thảo đã kế thừa vấn đề phạm vi nợ công theo thông lệ quốc tế; đồng thời về nợ doanh nghiệp nhà nước (DNNN) cũng đã tính vào nợ công. Nhưng đó là khoản DNNN vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ và các khoản vay của DNNN được Chính phủ bảo lãnh.
Do đó, đối với các khoản vay theo cơ chế tự vay, tự trả thì không tính vào nợ công, bởi DNNN là công ty TNHH MTV hoạt động bình đẳng với các DN khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Các khoản vay này sẽ được quản lý theo Luật Quản lý đầu tư kinh doanh vốn nhà nước.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng phân tích thêm, theo hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới thì tính nợ tự vay, tự trả của DNNN vào nợ công nếu thỏa mãn đồng thời ba điều kiện: Thứ nhất, Chính phủ sở hữu 50% vốn của DN; thứ hai, hoạt động thu chi của DNNN được kết cấu trong dự toán ngân sách hàng năm; thứ ba, Chính phủ cam kết trả nợ thay trong trường hợp các DN mất khả năng trả nợ.
Ngoài ra, qua khảo sát 40 nước và nhóm nước thì hầu hết các nước đều không tính nợ DNNN vào nợ công. Chỉ có 3 nước tính nợ DNNN vào nợ công, nhưng đó là DN hoạt động công ích và chi tiêu của DN này được tính trong cơ cấu, kết cấu của dự toán ngân sách nhà nước hàng năm.
Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết thêm, nợ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng không thuộc phạm vi nợ công, bởi nợ của NHNN nhằm thực hiện chính sách tiền tệ. “NHNN thực hiện vai trò là ngân hàng trung ương, thực thi chính sách tiền tệ đảm bảo giá trị đồng tiền, cán cân thanh toán, trong đó có hoạt động phát hành các công vụ nợ ngắn hạn dưới 12 tháng. Bản chất của việc phát hành này là sử dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở để điều hòa cung ứng tiền tệ theo quy định tại Điều 10 của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010. Theo thông lệ quốc tế, phần lớn các nước Ngân hàng Trung ương là ngân hàng độc lập, Thống đốc Ngân hàng Trung ương không phải là thành viên của Chính phủ”, Bộ trưởng nói.
Đối với Việt Nam, bên cạnh vai trò ngân hàng trung ương theo thông lệ quốc tế thì NHNN còn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối, bao gồm các nội dung quản lý nhà nước theo quy định tại Điều 4 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, “với vai trò quản lý nhà nước thì NHNN Việt Nam không có chức năng huy động vốn cho Chính phủ. Vì thế, hoạt động huy động vốn của NHNN không thuộc phạm vi của nợ công”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng khẳng định thêm lần nữa.
Hầu hết các nước, Bộ Tài chính là đầu mối quản lý nợ công
Tại phiên thảo luận, vấn đề nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong quản lý nợ công được nhiều đại biểu cho ý kiến. Bên cạnh nhiều ý kiến bày tỏ sự đồng thuận, vẫn còn một số ý kiến đề xuất nên giữ nguyên như cũ. Do vậy, vấn đề này đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính giải trình rất thẳng thắn và đầy đủ.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, hiện nay, những vấn đề liên quan đến quản lý nợ công đã đưa vào hai luật chuyên ngành: Thứ nhất là Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ của NHNN; thứ hai, Luật Đầu tư công, quy định về chức năng, nhiệm vụ của Bộ KH&ĐT. “Vậy tại sao ở đây chúng ta lại không quy định?”, Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng cho rằng, Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam từ năm 2010 đến bây giờ cũng cần phải tổng kết, đánh giá và cần thiết cũng phải điều chỉnh, nhất là sau khi chúng ta đã có Hiến pháp năm 2013. Cùng với đó, trong điều kiện hội nhập quốc tế, rất cần thiết phải tổng kết, đánh giá để điều chỉnh.
“Tôi báo cáo thêm với các vị đại biểu Quốc hội, mình đang hội nhập thì mình phải tính toán. Một mình một kiểu, rồi đến lúc cũng phải thay đổi, nhưng thay đổi vào thời điểm nào, lúc nào thì chúng ta phải dũng cảm”, Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng bày tỏ những vấn đề còn bất cập trong vay vốn ODA hiện nay: Theo quy định hiên nay, hiệp định khung về ODA, quản lý ODA là giao cho Bộ KH&ĐT. Nhưng theo quan điểm Bộ trưởng Bộ Tài chính: “Hiệp định khung là cam kết chính trị giữa các tổ chức hoặc các quốc gia với nhau. Chúng ta ký Hiệp định khung ODA, nhưng đưa hết các điều kiện vay vào đây, từ thời hạn, lãi suất, kể cả ưu đãi thuế, sau đó đến Bộ Tài chính đi thương thảo hiệp định chính thức không tài nào thương thảo khác được”.
“Chúng tôi cho rằng, khi đã có cam kết chính trị như thế thì giữa người vay và người cho vay phải bình đẳng với nhau về quyền lợi và trách nhiệm. Có những khoản cam kết cho Việt Nam vay, nhưng khi thương thảo không đạt điều kiện của Việt Nam thì chúng ta cũng không vay nữa. Với lãi suất quá cao, đưa các điều kiện chỉ định thầu... thì việc gì chúng ta phải theo cam kết đưa ngay từ đầu như thế. Như vậy là chúng ta mất quyền lợi, chưa nói trong quản lý, sử dụng sau đó còn không hiệu quả”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng thẳng thắn nêu.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng còn cho biết thêm: “Theo Luật Ngân sách Nhà nước 2015 (có hiệu lực từ 1/7/2017), cả vay ODA và vay trái phiếu chính phủ đều là bội chi ngân sách. Chúng ta phân định nguồn vốn để thương thảo, đi vay, nhưng trong quản lý, đúng ra phải là quản lý như NSNN trong sử dụng, trong chi tiêu. Chúng ta có rất nhiều cơ chế quản lý khác nhau, từ đầu vào đi vay đến đầu ra sử dụng. Chưa nói chức năng, nhiệm vụ, chúng tôi cho là quá bất cập, rất nhiều rủi ro, nên khả năng kém hiệu quả rất lớn. Cụ thể nữa là khi xảy ra vấn đề gì thì rất khó quy trách nhiệm, đặc biệt là trách nhiệm các bộ, ngành”.
Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: “Quan điểm của Bộ Tài chính, mỗi tiến trình là một đầu mối, nhưng Chính phủ thống nhất như vậy, thì Bộ Tài chính cũng thống nhất. Còn một đầu mối ở đây, chúng tôi không nói là Bộ Tài chính mà muốn báo cáo là về đâu cũng được, về Bộ KH&ĐT, về NHNN cũng được, thậm chí về Văn phòng Chính phủ cũng được, do Chính phủ phân công. Nhưng kinh nghiệm tổng kết các nước thì phần lớn là về Bộ Tài chính. Nói ra rất khó, nhưng vì chúng ta tranh luận thì cũng nói ra cho rõ. Chúng ta cũng cần thống nhất nhận thức. Từ nhận thức, có chủ trương rồi thì phải quyết tâm hành động”./.
Duy Thái
-
Facebook ra tính năng mới tố cáo tin tức giả trên mạng xã hộiSamsung Galaxy S24 FE giá rẻ vẫn có đủ AI, hỗ trợ 7 nămMobiFone mang công nghệ AI tới mọi nhàTổng Bí thư, Chủ tịch nước dự toạ đàm phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và AIHội thảo hướng dẫn Luật Đấu thầu và kinh nghiệm mua sắm thuốc, vật tư y tếiPhone 16 xách tay về Việt Nam 'bốc hơi' gần 10 triệu chỉ sau nửa ngàyDoanh số dòng Galaxy Z ngày càng tụt lùi?MobiFone và FCủa nhà cũng trộmCộng đồng livestream hàng đầu thế giới hướng về Việt Nam
下一篇:Galaxy Note 7 chưa bị thu hồi sẽ bị khóa từ xa
- ·Nghi án mẹ sát hại con 2 tháng tuổi do trầm cảm sau sinh
- ·Vì sao Mỹ không thể để Intel 'chết'?
- ·Tính năng AI mới nhất trên iPhone 16 hỗ trợ tiếng Việt vào 2025
- ·Trăng rằm Trung thu 2024 đón cùng lúc 3 hiện tượng kỳ thú
- ·Không để khiếu nại kéo dài với gói thầu 35 nghìn tỷ xây dựng sân bay Long Thành
- ·iPhone 16 Pro Max và Galaxy S24 Ultra: Đâu là chiếc điện thoại pin 'trâu' nhất?
- ·Rò rỉ mới nhất về Samsung Galaxy S25: Không có khe SIM?
- ·Qualcomm muốn mua Intel?
- ·Cắt margin 84 mã chứng khoán trên HOSE quý I/2025
- ·Các loại máy chà sàn liên hợp nổi bật tại Kumisai
- ·Vì sao iPhone SE 4 đáng mong đợi hơn iPhone 16?
- ·EVNSPC giới thiệu App CSKH tại Hội thảo An toàn thông tin trong chuyển đổi số
- ·Nhận định, soi kèo U19 Thừa Thiên Huế vs U19 Quảng Nam, 13h15 ngày 7/1: Lịch sử gọi tên
- ·Mẹo tăng cường bảo mật TikTok
- ·Các loại máy chà sàn liên hợp nổi bật tại Kumisai
- ·Sức tàn phá của bão Yagi đã khiến 1 nhà mạng bị mất tới hơn 50% mạng lưới
- ·Vụ chồng bị khởi tố vì ném hỏng điện thoại của vợ: Điện thoại là tài sản chung hay riêng?
- ·Hơn 10.000 iPhone 16 series giao tới tay khách Việt ngay trong đêm mở bán
- ·Thủ thuật edit video TikTok hấp dẫn hơn
- ·Khách hàng rinh ngàn quà tặng trong chương trình tích điểm của My MobiFone
- ·Thời tiết Hà Nội 19/9: Ngày nắng đan xen, chiều tối mưa rào
- ·Samsung cắt giảm nhân sự, có bộ phận sa thải lên đến 30%
- ·Samsung Galaxy S25 và S25 Plus có camera dị như đồ vật từ game Mario
- ·Cách livestream trên TikTok
- ·Ba người phụ nữ bị xích chân, nhốt trong nhà kho ở Lâm Đồng
- ·Bức ảnh 'bộ đội nam thần bế cháu bé' là thật hay do AI tạo ra?
- ·Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế
- ·Khách hàng rinh ngàn quà tặng trong chương trình tích điểm của My MobiFone
- ·Sau 90 phút mở bán iPhone 16, một hệ thống bán lẻ ghi nhận 42.960 lượt đặt hàng
- ·Giới thiệu các loại tháp giải nhiệt vuông của Kumisai
- ·Sở Công Thương Gia Lai trao tặng 5 căn nhà tình thương
- ·Người dùng Samsung Galaxy Buds tố tai nghe phát nổ, gây mất thính lực vĩnh viễn
- ·Bật mí tablet pin lớn, giá chỉ từ 2 triệu đồng cho sinh viên học tập, giải trí
- ·Cách bật tính năng comment ẩn danh trên Facebook
- ·Lần đầu tiên toàn quốc thực tập phương án chữa cháy 'Tổ liên gia an toàn PCCC'
- ·iPhone 16 thành chủ đề nóng nhất mạng xã hội Việt Nam sau 12 giờ giao hàng