Phát triển đô thị thông minh bền vững ở Việt Nam hướng tăng trưởng xanh,ộTTTTrakhungtiêuchívềchuyểnđổisốcấphuyệnxãtrongquýII nhận định man city vs newcastle là định hướng đã được Thủ tướng Chính phủ xác định trong Đề án 950 ban hành từ năm 2018. Chương trình chuyển đổi số quốc gia cùng các chiến lược phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số đều nhấn mạnh quan điểm ‘lấy người dân làm trung tâm’.
Trong nội dung giải đáp thắc mắc, kiến nghị của các Sở TT&TT tại hội nghị giao ban quản lý nhà nước quý I/2024 của Bộ TT&TT mới đây, ông Hồ Đức Thắng, quyền Cục trưởng Cục Chuyển đổi số quốc gia cho biết, Bộ Xây dựng đang chủ trì xây dựng bộ tiêu chí chung về đô thị thông minh.
Với vai trò là đơn vị phối hợp xây dựng bộ tiêu chí nêu trên, Bộ TT&TT chịu trách nhiệm về nội dung tiêu chí ICT. Dự kiến, bộ tiêu chí đô thị thông minh cấp tỉnh, thành phố sẽ được Bộ Xây dựng hoàn thiện, ban hành trong tháng 4 tới.
Ông Hồ Đức Thắng cũng chia sẻ thêm, hiện Cục Chuyển đổi số quốc gia đang xây dựng dự thảo ‘Khung tiêu chí và phương pháp đánh giá, xét công nhận mức độ chuyển đổi số cấp huyện và cấp xã’, dự kiến sẽ ban hành trong quý II năm nay.
Đại diện Trung tâm Chính phủ số thuộc Cục Chuyển đổi số quốc gia (Bộ TT&TT) cho hay, việc xây dựng huyện, xã thông minh hay chuyển đổi số cấp huyện, xã là nhu cầu cấp thiết, hướng tới mục tiêu góp phần thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị nhờ ứng dụng công nghệ số.
Thời gian qua, bên cạnh nỗ lực của ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong việc thử nghiệm mô hình xã nông thôn mới thông minh, xã thương mại điện tử, Bộ TT&TT cũng đã hướng dẫn, hỗ trợ một số địa phương triển khai thí điểm chuyển đổi số cấp xã.
Thực tế, quá trình triển khai, xã Yên Hòa (huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình), xã Vi Hương (huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn) cùng các xã trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Đồng Nai, Quảng Nam… đã thu được những kết quả nhất định. Và từ chương trình thí điểm, nhiều địa phương đã chủ động nhân rộng trên địa bàn tỉnh.
Để các địa phương có công cụ theo dõi, đánh giá kết quả chuyển đổi số của các huyện, xã trên địa bàn, từ năm 2023, Bộ TT&TT, trực tiếp là Cục Chuyển đổi số quốc gia đã khởi động soạn thảo ‘Khung tiêu chí và phương pháp đánh giá, xét công nhận mức độ chuyển đổi số cấp huyện và cấp xã’ (phiên bản 1.0).
“Đến nay, dự thảo khung tiêu chí này đã có sự đóng góp ý kiến của các bộ, ngành, địa phương và đang trong quá trình hoàn thiện", đại diện Trung tâm Chính phủ số cho hay.
Theo dự thảo, khung tiêu chí gồm 2 cấp huyện và xã, được phân thành 2 nhóm với các tiêu chí bắt buộc và tiêu chí mở rộng. Trong đó, tiêu chí bắt buộc là những tiêu chí thuộc chương trình, chiến lược, kế hoạch của quốc gia về chuyển đổi số; còn tiêu chí mở rộng là các tiêu chí thực tế kinh nghiệm tại các địa phương và chương trình chuyển đổi số ngành, lĩnh vực khác.
Cấu trúc khung tiêu chí chuyển đổi số cấp huyện và xã dự kiến gồm 4 nhóm: tiêu chí chung, chính quyền số, kinh tế số, xã hội số với tổng số 53 tiêu chí thành phần. Đối với cấp xã, Cục Chuyển đổi số quốc gia đề xuất 3 nhóm tiêu chí là chính quyền số, kinh tế số, xã hội số với 56 tiêu chí thành phần. Năm mức độ chuyển đổi số cấp huyện, xã gồm: Khởi động, kết nối, cơ bản, nâng cao, toàn diện.
Cũng theo Cục Chuyển đổi số quốc gia: Việc xây dựng và ban hành ‘Khung tiêu chí và phương pháp đánh giá, xét công nhận mức độ chuyển đổi số cấp huyện và cấp xã’ hướng tới đo lường mức độ chuyển đổi số cấp huyện và cấp xã của các tỉnh, thành phố. Qua đó, làm cơ sở chỉ đạo khắc phục những tồn tại, hạn chế, đồng thời phát huy thế mạnh trong việc chuyển đổi số, nâng cao chất lượng quản lý, điều hành và phục vụ nhân dân.
Bên cạnh đó, việc đưa ra khung tiêu chí này góp phần nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại địa phương về chuyển đổi số; xây dựng các cơ quan điển hình, cá nhân tiêu biểu trong chuyển đổi số.
Xây dựng thôn, xã thông minh, nông thôn Quảng Ninh ngày càng hiện đạiNhững thôn, xã thông minh đang góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, kéo gần hơn khoảng cách giữa nông thôn với thành thị, xây dựng nông thôn Quảng Ninh ngày càng văn minh, hiện đại.