Sinh viên Khoa Báo chí - Truyền thông thực hành quay phim (Ảnh: BCTT) Những bước đi đầu tiên Cách đây gần 30 năm,Đàotạongườilàmbáotrítuệnhânvănvàtráchnhiệtỷ số gladbach lần đầu tiên báo chí đã được đưa vào đào tạo tại một trường ĐH lớn, có uy tín nhất khu vực miền Trung – Trường ĐH Tổng hợp Huế, nay là Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế. Năm 1993, được xem là dấu mốc đầu tiên đặt nền móng cho đào tạo báo chí tại ngôi trường này khi chuyên đề “Khái quát về truyền thông báo chí” được đưa vào dạy cho sinh viên Ngữ Văn, khóa 14 (1991-1994). Năm 1996, nhận thấy báo chí là một ngành có nhiều triển vọng, nhu cầu xã hội lớn, khu vực miền Trung - Tây Nguyên đang cần đội ngũ làm báo chuyên nghiệp, Khoa Ngữ Văn đã thành lập tổ Lý luận Văn học và Báo chí để thực hiện đề án đào tạo ngành báo chí. Một năm sau, chuyên ban báo chí được xây dựng và đào tạo cho khóa đầu tiên, khóa 18 (1994-1998). Sau 5 năm đào tạo báo chí bằng hình thức chuyên ban, năm 2003, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã chính thức cho phép Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế đào tạo ngành báo chí, khóa đầu tiên K27 (2003-2007). Trải qua gần 30 năm đào tạo báo chí từ khi mới chỉ là một bộ môn trong Khoa Ngữ Văn đến khi chính thức thành khoa được tròn 10 năm, Khoa Báo chí - Truyền thông cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực miền Trung - Tây Nguyên. 10 năm qua, Khoa Báo chí - Truyền thông đã đào tạo hàng ngàn sinh viên, học viên thuộc nhiều hệ khác nhau, từ đào tạo chính quy tập trung đến các lớp ĐH vừa làm vừa học, liên thông, từ ĐH bằng 2 đến các lớp ngắn hạn nghiệp vụ báo chí, bồi dưỡng chuyên môn. Khoa đã trở thành một trong ba cơ sở đào tạo báo chí và truyền thông uy tín của cả nước. Hướng đào tạo đặc thù Trong quá trình phát triển, mục tiêu đào tạo báo chí tại Khoa Báo chí - Truyền thông được xác định là đào tạo cho người học có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và tự nhiên, có kiến thức chuyên sâu và kỹ năng thuần thục về báo chí và truyền thông, có khả năng nghiên cứu, quản lý, điều hành, xây dựng và tổ chức thực hiện sản xuất các sản phẩm báo chí và truyền thông, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo và có trách nhiệm với cộng đồng. Đào tạo báo chí trong môi trường HUSC luôn gắn với nhu cầu xã hội, nhưng cũng thể hiện được những cốt cách riêng gắn với học hiệu của ngôi trường có bề dày truyền thống. Ưu tiên đào tạo nhà báo theo hướng phát triển tư duy phản biện, có khả năng phân tích, đánh giá các vấn đề xã hội, thành thạo các phương tiện kỹ thuật và công nghệ. Cái gốc của đào tạo báo chí tại HUSC là đào tạo người làm báo vừa chuyên nghiệp, hiện đại, thích ứng với thời cuộc vừa có phông nền kiến thức toàn diện về mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, có tính nhân văn và có trách nhiệm cộng đồng. Từ giá trị cốt lõi ấy, nội dung chương trình đào tạo tại HUSC được xây dựng hiện đại, với hệ thống kiến thức sâu sắc, kỹ năng thành thục và thái độ chuẩn mực, tận tâm, trách nhiệm. Khối kiến thức giáo dục cơ bản được xác định là các học phần thuộc khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn cơ bản như Xã hội học, Tâm lý học, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Chính trị học, Mỹ học, Nhân học… Ngoài những kiến thức nền, những kiến thức chuyên môn, kỹ năng và thái độ cũng được xác định là nhiệm vụ đào tạo quan trọng. Đó là khối kiến thức chuyên ngành về báo in, báo phát thanh, báo truyền hình, báo điện tử, các quy trình sản xuất sản phẩm báo chí, công tác tòa soạn, biên tập, những kỹ năng như phỏng vấn, điều tra, khai thác và xây dựng nguồn tin, quay phim, nhiếp ảnh, thiết kế thông tin đồ họa… Nhiệm vụ của báo chí trong thời đại mới có nhiều thay đổi, gắn với đặc thù văn hóa, chính trị xã hội của đất nước. Từ một nền báo chí chí làm nhiệm vụ tuyên truyền, đến nay báo chí Việt Nam đã trở thành một nền báo chí năng động, thực hiện đa chức năng, vừa làm chính trị bằng nghiệp vụ, hướng dẫn dư luận, vừa làm kinh tế, là cầu nối gắn với doanh nghiệp, có trách nhiệm với cộng đồng. Vì thế, đào tạo trong môi trường HUSC không chỉ chú trọng đào tạo nghề, những kỹ năng sản xuất, tạo dựng sản phẩm chuyên nghiệp mà còn gắn với rèn luyện bản lĩnh chính trị, tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp, kiến thức văn hóa xã hội, khả năng làm kinh tế dịch vụ. Hướng đến đào tạo người làm báo trí tuệ, nhân văn và trách nhiệm Đào tạo báo chí tại HUSC có những chuẩn chung nhưng cũng có những đặc thù riêng. Theo đó, nội dung đào tạo vừa phải hiện đại, đáp ứng được nhu cầu người học, gắn với bối cảnh số hóa vừa mang đặc trưng của môi trường học thuật chuyên sâu. Các nội dung như truyền thông mới, báo chí trên các thiết bị di động, báo chí đa phương tiện, đa nền tảng,… kết hợp với những nội dung chuyên sâu về phân tích các lý thuyết báo chí, truyền thông, phân tích xu thế và sự vận động, về công chúng báo chí là những nội dung chính trong chương trình giảng dạy. Trong thời đại công nghiệp 4.0 khi mọi quy tắc và luật chơi trên bàn cờ truyền thông và báo chí đã thay đổi, vấn nạn tin giả, truyền thông “bẩn” đang khó kiểm soát thì đạo đức, tính nhân văn cần phải được đề cao và thực thi nhiều hơn, hiệu quả hơn. Vì thế, đào tạo báo chí truyền thông phải có trách nhiệm trang cấp cho người học những kiến thức, những phông nền cơ bản về văn hóa, đạo đức, ứng xử, để nhận diện đúng vấn đề và đưa tin ở chiều kích nhân văn nhất, trung thực nhất. Trong sự phát triển của báo chí thế giới, không có một chuẩn mực, quy tắc nào có thể dùng chung cho mọi nền báo chí. Tuy vậy, làm báo hiện đại, trong môi trường công nghiệp 4.0, luôn phải nhắc đến những nội dung có tính phổ quát như là một chỉ dẫn quan trọng để bắt nhịp với đời sống báo chí chung toàn cầu. Điều đó cũng có nghĩa, làm báo hiện đại không chỉ dừng lại ở việc phản ánh, đưa tin trung thực mà biết sắp xếp thông tin, tổ chức thông tin, diễn giải, phân tích, xem xét nội dung từ nhiều góc độ, nhìn nhận vấn đề thông tuệ, sâu sắc, dự báo được những tác động của sự vụ, sự việc, vấn đề khi đưa tin. Việc đào tạo người làm báo trong HUSC đã được xác định là không chỉ chỉ dẫn cho người học cách phát hiện đề tài, cách viết, sản xuất một tác phẩm báo chí, đào tạo báo chí còn phải hướng đến một người làm báo trí tuệ: kiến thức sâu rộng, kỹ năng tốt, tư duy tổng hợp, nhận định sáng suốt, thể hiện độc đáo, sâu sắc, nhân văn và trách nhiệm. TS. Phan Quốc Hải Trưởng khoa Báo chí - Truyền thông, Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế |