【bảng xếp hạng turkey super league】Người làm rạng danh tôm Cà Mau
(CMO) Lâu nay, khi nói về ngành hàng tôm, người Cà Mau luôn tự hào với vị thế đứng đầu cả nước về sản lượng, diện tích. Cà Mau cũng là nơi đứng chân của nhiều công ty, nhà máy chế biến, xuất nhập khẩu thuỷ sản tầm cỡ, đưa con tôm Cà Mau ra khắp thế giới. Ấy thế nhưng, cái danh phong “thủ phủ con tôm” nay lại chẳng phải Cà Mau. Đó không phải là một nghịch lý, mà nó phản ánh thân phận và con đường phát triển của con tôm của địa phương. Con tôm Cà Mau hình như có chút tự thoả mãn với vị thế mà mình đang có, để rồi đành ngậm ngùi đi trước về sau, khi chẳng thể toả sáng rực rỡ như đã từng.
Rất may, còn có những người luôn trăn trở để đưa hình ảnh con tôm Cà Mau trở lại đúng với vị trí vốn có. Họ chẳng phải là nhà nghiên cứu khoa học, cũng chẳng phải là doanh nghiệp lớn, đơn giản, họ chỉ là người nông dân trót mang tình yêu với đất đai, xứ sở và với con tôm Cà Mau. Người chúng tôi kể trong câu chuyện này là Giám đốc HTX Tân Phát Lợi, nằm ở ấp Tân Lập, xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, ông Bùi Văn Chương. Người đàn ông này nổi tiếng với câu nói: “Làm HTX, nếu chỉ bàn tới việc bán nguyên liệu, sản phẩm thô thì không thể giàu được!”.
Giám đốc HTX Tân Phát Lợi Bùi Văn Chương bên nhà máy phơi sấy năng lượng mặt trời hiện đại. |
Chúng tôi còn nhớ khoảng năm 2013, khi ấy HTX Tân Phát Lợi thành lập non 1 năm, mọi thứ khởi đầu đầy khó khăn, bỡ ngỡ. Nhớ cái cảnh vợ chồng ông Chương đem tôm khô, mặt hàng duy nhất lúc ấy đãi khách mà đôi mắt cứ rầu rầu. Nói là HTX nhưng khi thành lập xong, mọi việc trước sau gì đều do ông Chương lo lắng. Xách cái cặp đệm, chạy ngược xuôi tham quan mô hình, tìm hiểu, dự các hội chợ, đem sản phẩm tôm khô của HTX giới thiệu. Ông Chương khi đó, dù dè dặt nhưng cũng đủ can đảm để nói với chúng tôi: “Bây giờ khó vậy thôi. Mai mốt HTX phải làm cho nhiều sản phẩm lên, cũng từ con tôm này thôi, tui tính hết rồi…”.
Lần này trở lại Tân Ân Tây, chúng tôi thật sự choáng ngợp với sự lớn mạnh của HTX Tân Phát Lợi. Trưởng phòng NN&PTNT huyện Ngọc Hiển Trần Minh Hoàng giới thiệu đầy tự hào: “Tân Phát Lợi là HTX kiểu mới, nổi lên như một điểm sáng toàn tỉnh về việc phát triển các mặt hàng đặc sản truyền thống, trong đó có 4 sản phẩm đã đạt chuẩn 3 sao OCOP”. Từ cái giỏ đệm, đôi dép rách quai, đôi mắt ngơ ngác và 2 bàn tay trắng, ông Chương đã trở thành người đưa thương hiệu con tôm Cà Mau vang xa khắp đất nước.
Vẫn nụ cười khẳng khái, ông Chương nói: “Hồi đó khổ quá, làm tôm khô bán ra đâu có lời lãi gì, đem một ít đãi khách tới chơi mà… nhót ruột. Giờ thì thoải mái rồi”. Tiếp chúng tôi, ông Chương sắp sẵn các loại bánh phồng tôm, bánh phồng hàu, bánh phồng cua, tôm khô, tôm chà bông, muối tôm… Mỗi thứ, ông đưa khách thử rồi cho nhận xét. Quả tình, những sản phẩm của Tân Phát Lợi đều khiến chúng tôi bị thuyết phục hoàn toàn về chất lượng và mẫu mã.
Ông Bùi Văn Chương kiểm tra công đoạn đóng gói các sản phẩm HTX Tân Phát Lợi. |
Kể sơ qua, HTX Tân Phát Lợi đã có 13 sản phẩm tham gia thị trường, hầu hết sản phẩm đã có uy tín, thương hiệu, chỗ đứng vững vàng khắp cả nước. Riêng 4 sản phẩm OCOP là tôm khô tách vỏ, tôm chà bông, bánh phồng hàu, muối tôm đã tham gia các chuỗi siêu thị lớn như Co.opmart, Big C… Ông Chương nhẩm tính: “Riêng bánh phồng các loại, bình quân HTX xuất khoảng 4 tấn/tháng. Cao điểm dịp cận Tết, mỗi tháng xuất khoảng 10 tấn. Các mặt hàng tôm khô, tôm chà bông… cũng có thị trường ổn định, sản xuất theo đơn hàng lớn, đầu ra không còn là vấn đề nữa”.
Nói về quá trình phát triển, ông Chương không khỏi bùi ngùi nhớ về những ngày gian khó: “Phải nói con tôm của Cà Mau mình có chất lượng rất hảo hạng, khó có loại tôm nào so bì được. Tôi rất tự hào và quyết chí làm sao phải tận dụng hết giá trị con tôm của quê hương, xứ sở mình”. Từ con tôm nguyên liệu, ông sản xuất ra gần chục mặt hàng khác, gồm tôm khô, tôm chà bông, bánh phồng tôm, muối tôm, bột canh, nước mắm tôm…, phụ phẩm vỏ tôm ông cũng làm quy trình để làm bột phân tôm phục vụ chăn nuôi và trồng trọt. Quy trình khép kín của ông, con tôm được tận dụng tối đa, không có phụ phẩm, vừa bảo vệ môi trường, vừa gia tăng cực đại giá trị kinh tế.
Ông Chương nhiều lần tâm sự với chúng tôi, làm kinh tế HTX kiểu mới, đúng hơn là làm doanh nghiệp, thì không thể tính chuyện bán nguyên liệu thô, ăn lời theo số lượng mà có thể làm giàu. Cái chính là phải tinh chế cho ra được các mặt hàng chủ lực, kết tinh được trí tuệ, thương hiệu, sức lao động, sự sáng tạo và cả sự độc đáo riêng có về chỉ dấu địa lý… Từ đó, xây dựng chuỗi giá trị của sản phẩm sao cho thật sự xứng đáng, như vậy mới có hy vọng làm giàu. HTX Tân Phát Lợi hiện nay đã có nhà phân phối chính thức tại Thủ đô Hà Nội, với hệ thống đại lý rải đều khắp các tỉnh khu vực phía Bắc.
Cơ ngơi của HTX từ một gian nhà đơn sơ của gia đình ông Chương, nay được xây dựng kho, xưởng tươm tất, đặc biệt là hệ thống nhà máy phơi sấy sử dụng năng lượng mặt trời cực kỳ hiện đại. Ông Chương bộc bạch: “Tôi đang đầu tư để mở rộng thêm HTX, vấn đề là chúng tôi có nguồn nguyên liệu tôm đất dồi dào, có nguyên liệu là có tất cả. Nơi đây vẫn sẽ là chỗ đứng chân lâu dài của HTX. Tất nhiên, chúng tôi cũng sẽ mở các điểm dừng chân vệ tinh để vừa quảng bá sản phẩm, vừa kết hợp phát triển du lịch làng nghề”.
Khát khao của Tân Phát Lợi còn là mục tiêu tiếp tục xây dựng 4 sản phẩm đạt chuẩn OCOP trong năm 2021, nâng sao OCOP cho các sản phẩm đã đạt chuẩn, tiếp đó là xây dựng toàn bộ các sản phẩm đạt sao OCOP để tham gia thị trường mạnh mẽ, toàn diện hơn. Và lớn lao hơn, như ông Chương thổ lộ: “Mục tiêu của Tân Phát Lợi là mang sản phẩm của mình vươn xa ra toàn thế giới”.
Năm 2020, đại dịch Covid-19 khiến cả thế giới chao đảo, nhưng khi ngồi với người đàn ông xứ Xóm Lò (cách dân gian gọi về xã Tân Ân Tây) này, chúng tôi thấy an yên và ánh lên những khát vọng lớn lao. Ông Chương tâm sự: “Dịch Covid-19 cũng có đôi chút khó khăn, nhưng chúng tôi vẫn ổn, nếu không nói là có bước phát triển mạnh hơn năm trước, bởi từ nguyên liệu cho đến đầu ra, HTX vẫn đảm bảo”. Thế mới thấy, trong khủng hoảng, những người bình tĩnh nhìn ra cơ hội, vẫn có thể vững vàng vượt qua, thậm chí là bứt phá trở thành lá cờ đầu. Quan trọng hơn, ông Chương và HTX Tân Phát Lợi đã đi theo một định hướng vô cùng đúng đắn: Xây dựng các sản phẩm theo hướng chất lượng, thương hiệu, tạo chuỗi giá trị thay vì chạy theo số lượng và bán nguyên liệu hoặc sản phẩm thô như số đông.
Ông Chương không mang con tôm nguyên liệu của Cà Mau để giới thiệu đơn thuần với thị trường. Từ con tôm, ông đã mày mò sản xuất gần chục sản phẩm, với nhiều giá trị sử dụng, nhiều đối tượng sử dụng, từ đó tạo thành một chuỗi sản phẩm về tôm liên hoàn, tiến vào thị trường vừa sâu rộng, vừa tràn đầy sự tự tin, chủ động. Và từ đó, giá trị của con tôm Cà Mau đã được nâng tầm thực sự. Cũng vì lẽ đó, những người nông dân nuôi tôm thêm ý thức để trân quý, trọn lòng đồng hành cùng với con tôm. Thêm chắc chắn rằng, có thể làm giàu từ con tôm của quê hương, xứ sở.
Không chỉ có con tôm, nhìn rộng ra, Cà Mau với sản vật trù phú, đặc sản rải đều hầu khắp các địa phương, nguồn nguyên liệu sẵn có phải nói là giàu có. Nếu ai cũng dám nghĩ, dám làm, phát triển theo hướng như ông Chương và HTX Tân Phát Lợi đã lựa chọn, thì có thể nói rằng đó là viễn cảnh tươi đẹp cho kinh tế nông thôn và người nông dân Cà Mau. Câu chuyện của ông Chương và con tôm Cà Mau thật sự là gợi ý đắt giá cho những khát khao ở phía tương lai. Giá trị của con tôm Cà Mau có thể từ điểm sáng này rẽ sang hướng khác với sự bứt phá và vững bền. Con tôm Cà Mau được trả về với đất và người Cà Mau, với vị thế đứng đầu không cần bàn cãi./.
Phạm Quốc Rin
相关推荐
- Giám đốc Công an Bình Dương: Hơn 200 văn bản quy định về PCCC
- Miss Charm 2023 tiếp tục bị chê thiếu chuyên nghiệp, gây thất vọng
- Bị phát hiện chưa có bằng đại học, Hoa hậu Ngọc Châu phản hồi thế nào?
- Xem ảnh Á hậu Tường San năm 15 tuổi, dân mạng xuýt xoa khen 'đẹp từ trong trứng'
- Long An: Tập huấn nghiệp vụ về thông tin và truyền thông
- Vì sao Hoa hậu Ngọc Châu khá nhạt nhòa khi thi Miss Universe?
- Nguyễn Thanh Hà mang trang phục lấy cảm hứng từ múa rối nước đi thi quốc tế
- MC Vũ Mạnh Cường: 'Tôi nể tinh thần làm việc của Lương Thuỳ Linh, Mai Phương'