【tỷ số bóng đá vn】Cần giải pháp căn cơ để thích ứng với hạn, mặn
Đến giữa tháng 4-2016,ầngiảiphpcăncơđểthchứngvớihạnmặtỷ số bóng đá vn tình hình thiếu nước ngọt đã được cải thiện, ranh mặn đã được đẩy lùi về ra hướng cửa biển được vài kilômét. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, việc ĐBSCL cần có chiến lược rõ ràng để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi là cấp bách.
Cần có giải pháp tái cấu trúc sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh hạn, mặn ngày càng gia tăng khốc liệt. Ảnh: H.PHƯỚC
Ứng xử có trách nhiệm với vựa lúa
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương: Từ nay đến ngày 20-4, mực nước thượng lưu sông Mê Kông biến đổi chậm và ở mức cao hơn trung bình nhiều năm (TBNN) từ 0,7-2,0m. Mực nước hạ lưu sông Mê Kông ở mức xấp xỉ TBNN. Mực nước sông Cửu Long biến đổi theo triều và đạt mức cao nhất vào đầu tuần, trên sông Tiền tại Tân Châu: 1,30m (cao hơn TBNN 0,41m), trên sông Hậu tại Châu Đốc: 1,40m (cao hơn TBNN 0,48m). Lưu lượng trung bình ngày tại Tân Châu dao động trong khoảng 2.500-3.000 m3/s, Châu Đốc khoảng 450-600 m3/s. Tình hình xâm nhập mặn có xu thế giảm hơn so với tuần trước.
ĐBSCL có hai mùa rõ rệt: đó là 6 tháng mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) và 6 tháng mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4). Trong đó, nông dân cũng nương theo thời tiết này sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, trong mùa khô thì tận dụng nguồn nước ngọt cung cấp từ hai nhánh sông chính là sông Tiền và sông Hậu. Tình trạng hạn hán, mặn xâm nhập đã bắt đầu xuất hiện với mức độ ngày càng gay gắt. Mỗi năm gần đây, con số thiệt hại do hạn, mặn gây ra dao động từ 4.000-10.000 ha/năm ở ĐBSCL. Bộ NN&PTNT cũng đưa ra cảnh báo hàng năm: ĐBSCL có khoảng 300.000ha đất trồng lúa chịu tác động của hạn, mặn. Tuy nhiên, chưa bao giờ ĐBSCL có diện tích thiệt hại do hạn, mặn gây ra cao như năm nay với 160.000ha lúa bị thiệt hại. Các nhà khoa học từ Trường Đại học Cần Thơ, cho rằng: Đây là đợt hạn, mặn nặng nhất trong vòng 90 năm qua. Con số 90 năm được đưa ra dựa trên cơ sở số liệu của người Pháp còn lưu trữ đến năm 1926 ở ĐBSCL. Theo thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện (chuyên gia độc lập), hiện tượng El Nino xuất hiện theo chu kỳ 4-5 năm/lần. El Nino năm nay diễn biến cực đoan gây hạn trên toàn lưu vực sông Mê Kông. Cần biết rằng, lưu vực sông Mê Kông chia ra 2 phần: thượng lưu nằm trong lãnh thổ Trung Quốc và phần hạ lưu tính từ biên giới Lào - Trung Quốc trở xuống tới bờ biển của Việt Nam. Tổng dòng chảy trung bình cả năm của dòng Mê Kông là 475 tỉ m3. Trong đó 16% đến từ Trung Quốc, 2% từ Myanmar và 82% là nước mưa ở hạ lưu tính từ Lào, Thái Lan, Campuchia, tới bờ biển Việt Nam. Sang mùa khô, lượng nước từ Trung Quốc có thể đóng góp đến 30% dòng chảy.
Các nhà khoa học chỉ ra rằng phần lớn nước (85%) mà ĐBSCL nhận được là từ hạ lưu vực tính từ biên giới Lào - Trung Quốc trở xuống, nên tình trạng khô hạn, ít mưa mới là yếu tố quyết định đến khô hạn, xâm nhập mặn năm nay. Tuy nhiên, trong bối cảnh biến đổi khí hậu, những sự kiện hạn, mặn cực đoan sẽ diễn ra thường xuyên hơn chứ không còn là chu kỳ “90 năm xuất hiện 1 lần”. Ngoài đấu tranh trên mặt trận ngoại giao hạn chế đến mức thấp nhất các đập thủy điện xây dựng trên dòng Mê Kông, cần phải làm rõ để các nước thấy được vị trí và sự đóng góp của nông dân ĐBSCL trong cung cấp lương thực, trái cây, cá, tôm… cho khu vực và thế giới. Để các nước ứng xử có trách nhiệm hơn với nguồn nước trên dòng Mê Kông.
Khoanh vùng sản xuất: ngọt - lợ - mặn
Trong khi đó, nhiều ý kiến cho rằng cần tìm ra cơ hội tái cấu trúc sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh hạn, mặn ngày càng gia tăng khốc liệt. Cách đây 3 năm, khi ĐBSCL rơi vào cảnh hạn, mặn nghiêm trọng, ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang, đã kiến nghị: “Bộ NN&PTNT nên cho phép một số địa phương xây dựng đề án, tích nước ngọt cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Nếu được, Hậu Giang sẽ đi tiên phong làm thí điểm”. Thế nhưng đề xuất này không được Bộ NN&PTNT phản hồi. Trong khi đó, nhiều công trình đầu tư thủy lợi lớn đã phát huy hiệu quả ở một thời điểm nhất định. Cụ thể như khi ĐBSCL liên tục bị lũ uy hiếp, các công trình thoát lũ ra Biển Tây đã giảm được thiệt hại gây ra cho người dân ở ĐBSCL (tải nước lũ ra Biển Tây). Giờ khi nước ngọt bị kiệt, nước mặn lại “phản đòn” từ chính tuyến thủy lợi thoát lũ ra Biển Tây. Hay như trước đây, khi thực hiện dự án ngọt hóa bán đảo Cà Mau, khép đê bao đưa ngọt về (trồng lúa), sau đó dân cuốc đập Láng Trâm lấy nước mặn... (nuôi tôm) là một bài học đắt giá ! Vừa qua, khi mặn tràn vào một số nơi ven biển ở Cà Mau, nhiều nông dân đã tự phát “cưa đập” lấy nước mặn nuôi tôm, làm nhiều hộ trồng lúa gần đó trở tay không kịp.
Một số công trình ngăn mặn lớn được đầu tư ở Cà Mau (chặn nước mặn xâm nhập từ Biển Đông), nhưng các công trình được đề xuất từ phía Kiên Giang (chặn mặn từ Biển Tây) để đồng bộ hóa hai đầu thì chưa thể làm. Nguyên nhân chính là do thiếu kinh phí. Có thể nói, những trận lũ lụt lịch sử cách đây khoảng 15 năm và những thiệt hại do lũ gây ra cũng thưa dần và ít được nói đến. Thay vào đó, câu chuyện hạn, mặn ở ĐBSCL như “đến hẹn lại lên”. Báo chí giờ cập nhật các thông tin về số hộ dân thiếu nước ngọt, thiệt hại về lúa, mía, cá, tôm, cây ăn trái đến cả mai kiểng... liên tục - giống như cập nhật những con số thiệt hại về nhà, đê, đường, trường học, trạm y tế trong lũ cách đây 15 năm!
Hơn bao giờ hết, ĐBSCL đang rơi vào cảnh “dễ bị tổn thương” như hiện nay. Cần tính lại các vùng sản xuất lúa, vùng nào sản xuất 3 vụ/năm, vùng nào 2 vụ/năm, vùng nào 1 lúa - 1 tôm, 1 lúa - 1 màu... Bố trí sao cho phù hợp sản xuất với các vùng sinh thái: nước ngọt, nước lợ và vùng mặn. Cần có những hội thảo lấy ý kiến rộng rãi trong giới khoa học, để quy hoạch, đầu tư “thông minh, ít hối tiếc” cho các hệ thống thủy lợi. Nhìn nhận cho đúng vai trò quan trọng của “vựa lúa, thủy sản, trái cây” để đầu tư căn cơ, kịp thời và có trách nhiệm hơn với nông dân ĐBSCL là việc cần làm cấp bách hiện nay !
VĨNH TƯỜNG
相关文章
Thời tiết Hà Nội hôm nay 6/8: Mưa rào khả năng có giông
Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Mưa nắng đan xen, mức nhiệt gia tăngDự báo thời ti2025-01-24Việt Nam, Japan to strengthen political trust
Việt Nam, Japan to strengthen political trustNovember 17, 2016 - 09:002025-01-24Việt Nam, Indonesia to bolster security ties
Việt Nam, Indonesia to bolster security tiesNovember 21, 2016 - 10:152025-01-24Việt Nam welcomes Philippine release of fishermen
Việt Nam welcomes Philippine release of fishermenNovember 04, 2016 - 11:322025-01-24Tìm ra thủ phạm khiến hàng loạt ô tô cán đinh sắt ‘khủng’ ở Bình Dương
Liên quan đến vụ hàng loạt ô tô bị cán đinh sắt “khủng”2025-01-24- Aussie warship in townNovember 03, 2016 - 02:002025-01-24
最新评论