【lich c 1】Sự tín nhiệm của cử tri là thước đo quan trọng về tiêu chuẩn đại biểu
Thực hiện vai trò,ựtínnhiệmcủacửtrilàthướcđoquantrọngvềtiêuchuẩnđạibiểlich c 1 nhiệm vụ của mình, Mặt trận Tổ quốc Việt Namcác cấp đã, đang tiến hành quá trình chuẩn bị và triển khai giám sát bầu cử đại biểu Quốc hộikhóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 theo hướng linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, đảm bảo đúng luật; đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong nhân dân; khách quan, công tâm, chặt chẽ trong việc kiểm tra lý lịch đại biểu để lựa chọn được những người xứng đáng.
Phóng viên TTXVN đã có cuộc phỏng vấn với Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Ngô Sách Thực để làm rõ hơn một số nội dung về công tác triển khai bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp và những vấn đề liên quan.
- Thưa ông, với vai trò của mình, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ tham gia vào những nội dung nào của công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp?
Ông Ngô Sách Thực:Để chuẩn bị cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân sắp tới, vừa qua, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức Hội nghị trực tuyến tập huấn công tác kiểm tra, giám sát bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấpnhiệm kỳ 2021-2026.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có trách nhiệm tham gia bầu cử với 5 nội dung, mục đích để cuộc bầu cử diễn ra dân chủ, công bằng, thành công tốt đẹp. Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng của Mặt trận trong tham gia xây dựng chính quyền. Các công việc mà Mặt trận tham gia gồm có việc tuyên truyền, hướng dẫn các nội dung bầu cử; tổ chức ba vòng hiệp thương để giới thiệu người ứng cử; tổ chức cho các ứng cử viên vận động tranh cử và giám sát thực hiện cuộc bầu cử bảo đảm đúng luật, thành công.
Mục đích của công tác giám sát là phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên và người dân, đầu tiên là góp phần để cuộc bầu cử được tiến hành đúng luật; thứ hai là tạo không khí phấn khởi, thúc đẩy sự tham gia tích cực của người dân trong xây dựng chính quyền; kịp thời phát hiện những vướng mắc, bất cập ngay từ quá trình tổ chức chuẩn bị.
Công tác chuẩn bị là một quá trình dài được tiến hành theo quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân và các quy định khác, để đến ngày 23/5 - ngày người dân đi bỏ phiếu, những nội dung đó từng bước, từng giai đoạn đạt được tất cả yêu cầu đề ra với 16 mốc chính, với sự tham gia đúng, trúng của người dân, của các cơ quan.
Như vậy, hoạt động giám sát góp phần vào công tác chuẩn bị, tuyên truyền và thông tin đầy đủ đến người dân, nhất là trong việc liên quan đến công tác lập danh sách người ứng cử, gợi ý các nội dung đầy đủ để người dân thấy được người mà mình dự kiến bầu phải gửi gắm được niềm tin; đồng thời cũng nắm được rất rõ chương trình hành động cũng như những nội dung mà người ứng cử dự kiến làm... để khi cầm lá phiếu của mình, cử tri có thể đặt niềm tin vào việc lựa chọn được những đại biểu đáp ứng đủ yêu cầu, tiêu chuẩn trong giai đoạn tới.
- Ông có thể chia sẻ rõ hơn về những nội dung giám sát của Mặt trận trong cuộc bầu cử lần này, cũng như giải pháp nhằm phát huy tối đa hiệu quả vai trò giám sát của Mặt trận?
Ông Ngô Sách Thực:Trong chương trình phối hợp và kế hoạch đã đề ra 8 nội dung, tập trung vào những khâu liên quan đến công tác Mặt trận các cấp từ Trung ương đến địa phương trong việc tham gia vào tổ chức bầu cử đảm bảo đúng thành phần và bầu chọn những đại biểu có tiếng nói.
Về cơ cấu thành phần, ở Trung ương có Hội đồng bầu cử, ở địa phương có Ủy ban bầu cử các cấp, mỗi khu vực bỏ phiếu lại có ban, tổ bầu cử. Mỗi cơ cấu tổ chức bầu cử đó đều có sự tham gia của Mặt trận và các tổ chức đoàn thể. Sự tham gia này nhằm mục đích đưa thông tin tuyên truyền sâu rộng đến người dân, đây là khâu rất quan trọng.
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong công tác bầu cử được quy định rất rõ. Ví dụ như, Ủy ban bầu cử các cấp phải hoạt động theo đúng quy định của Điều 23 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Nhóm công việc thứ hai tập trung vào những nội dung liên quan đến tiêu chuẩn ứng cử và phần hiệp thương, nhằm đảm bảo các quy định của luật.
Toàn bộ quy trình này có 3 bước. Bước thứ nhất thống nhất về thỏa thuận cơ cấu, thành phần, số lượng. Bước hai là danh sách sơ bộ và thứ ba là lập danh sách người đủ tiêu chuẩn giới thiệu. Các nội dung, các bước đều được thực hiện rất chặt chẽ để lựa chọn, sàng lọc những người đủ tiêu chuẩn tham gia Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.
Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Xuân Khu/TTXVN)
Để công tác triển khai giám sát đạt hiệu quả cao nhất, chúng tôi đề ra 8 nội dung, còn phương pháp, cách giám sát có nhiều hình thức. Hình thức thứ nhất là mỗi thành viên của Mặt trận đều có quyền tham gia góp ý vào những nội dung công tác chuẩn bị.
Hình thức thứ hai là qua phát hiện của người dân và các nội dung khác để tập hợp ý kiến, phản ánh kịp thời. Ví dụ như Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất đã diễn ra rất dân chủ, công khai nhưng vẫn còn một số bất cập về cơ cấu, thành phần. Qua đó, Mặt trận Tổ quốc kiến nghị đến Thường trực Hội đồng nhân dân và cấp có thẩm quyền để có sự điều chỉnh kịp thời cho phù hợp.
Một phương pháp nữa là chúng tôi phối hợp với các cơ quan trong giám sát công tác chuẩn bị bảo đảm đúng quy định. Mặt trận từng cấp sẽ có trách nhiệm tổ chức các cuộc giám sát để qua đó tổng hợp ngay các ý kiến, kiến nghị. Đặc thù của vấn đề là không thể để kỳ sau được mà trong từng giai đoạn, từng bước có những điều bất cập cần hoàn chỉnh ngay trong quy trình với 16 mốc chính. Như vậy, việc giám sát góp phần cho công tác chuẩn bị được tiến hành đầy đủ, chu đáo, công bằng.
- Để lựa chọn được những người có đức, có tài, đợt này có một quy định mới của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp phải được sự đồng ý của trên 50% cử tri nơi cư trú. Ông có bình luận gì về vấn đề này?
Ông Ngô Sách Thực:Đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân có tiêu chuẩn rất rõ ràng. Điều 22 của Luật Tổ chức Quốc hội quy định 5 tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội, trong đó có trung thành với Tổ quốc, với Hiến pháp, với nhân dân; có đủ trình độ về văn hóa, chuyên môn, năng lực, bản lĩnh để thực hiện nhiệm vụ của mình; có liên hệ chặt chẽ với cử tri; đặc biệt là phải có điều kiện tham gia thực hiện nhiệm vụ của đại biểu.
Với những quy định như vậy, yêu cầu đặt ra là phải chọn những đại biểu đủ tiêu chuẩn. Chúng tôi thấy trong quy trình lựa chọn, sự tín nhiệm của cử tri là thước đo rất quan trọng về tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội cũng như đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
Do đó, tại Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Chính phủ lần này, trong nội dung về quy trình lựa chọn, sàng lọc đã rất chú ý đến yếu tố tín nhiệm. Nếu ở địa bàn, cá nhân đó không có tín nhiệm, ở nơi công tác cũng thế thì ngay bước sàng lọc đầu tiên sẽ không đưa vào.
Chúng tôi thấy quy trình hiệp thương ngày càng được tiến hành chặt chẽ. Qua việc tiến hành công khai, dân chủ, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc phát hiện thông tin về đại biểu thiếu tiêu chuẩn cũng được phát huy.
Đặc biệt, lần này có quy định về kê khai tài sản theo Nghị định số 130/2020/NĐ-CP về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; theo quy định về công khai sơ yếu lý lịch. Các vấn đề về quốc tịch, thu nhập, tài sản... đều rất được chú ý trong đánh giá tiêu chuẩn đại biểu. Những nội dung quy định này đã được làm rõ và cụ thể hơn.
- Xin ông cho biết những điểm mới của đợt bầu cử lần này?
Ông Ngô Sách Thực:Điểm mới chính là việc cụ thể hóa những nội dung quy định của luật, ví dụ như yêu cầu đại biểu phải đạt trên 50% tín nhiệm của cử tri nơi cư trú là một điểm mới. Thứ hai là việc quy định mức tiếp xúc tối thiểu của ứng viên với cử tri, đối với đại biểu Quốc hội ít nhất phải có 10 cuộc tiếp xúc, còn đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp ít nhất là 5 cuộc. Như vậy, người dân có điều kiện hiểu biết nhiều hơn về các ứng cử viên mà mình gửi gắm niềm tin.
Mỗi đại biểu có chương trình tiếp xúc riêng của mình bằng các hình thức khác nhau. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp sẽ phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban bầu cử các cấp để thiết kế các chương trình nhằm tạo điều kiện cho các đại biểu có nhiều cuộc tiếp xúc với người dân nhất.
- Trân trọng cảm ơn ông./.
(责任编辑:Thể thao)
- Mở rộng không gian phát triển
- Xả súng kinh hoàng tại Mexico làm 6 người thiệt mạng
- Nga và ASEAN đề ra các phương hướng hợp tác quốc phòng
- Lầu Năm Góc: Mỹ đã lo liệu về mối đe dọa tên lửa của Triều Tiên
- Apple đang “gặp khó” với cảm biến dấu vân tay trên iPhone 8
- Tai nạn máy bay ở Nhật Bản và Hungary, 6 người thiệt mạng
- Lãnh đạo Triều Tiên chỉ đạo buổi thử nghiệm hệ thống phóng tên lửa mới
- Trực thăng Cobra, vũ khí bí mật của Mỹ trong cuộc chiến chống IS
- Khắc phục những sai sót trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Báo Mỹ đánh giá cao khả năng chiến đấu của “xe tăng bay” Su
- Mỹ có thể triển khai "siêu máy bay" F
- Thái Lan thắt chặt an ninh các ga tàu, bến xe ở miền Nam
- Sở KH&CN TP.HCM: Đề xuất lương 120 triệu đồng/tháng chưa phải là cao
- Colin Campebell
- Samsung ra tai nghe không dây, không phụ thuộc điện thoại
- Dư luận Mexico đánh giá cao phán quyết của PCA về vấn đề Biển Đông
- Triều Tiên "đang phô trương" khả năng đáp trả cuộc xâm lược
- Các phần tử thuộc IS đến từ hơn 70 quốc gia trên thế giới
- Tạm giữ thanh niên ở Quảng Trị lái xe tông vào cảnh sát giao thông
- Bộ trưởng Hàn Quốc quan ngại về nguy cơ Triều Tiên thử hạt nhân