当前位置:首页 > World Cup

【bong da toi qua】Giáo viên đặc biệt ở cơ sở cai nghiện ma túy

Hoàn cảnh mồ côi,o vibong da toi qua không nơi nương tựa, chị Trương Thị Nhằn được Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Bình Phước tiếp nhận nuôi dưỡng từ năm 6 tuổi. Ý thức tự lập sớm hình thành cùng quyết tâm phấn đấu vươn lên đã giúp chị vượt qua tự ti, mặc cảm về hoàn cảnh để hoàn thành chương trình THPT và sau đó là đại học, cao học.

Chị Nhằn chia sẻ: Ngay từ nhỏ, tôi xác định chỉ có con đường học vấn mới giúp mình vươn lên, thoát khỏi cuộc sống khó khăn. Khi xác định được mục tiêu và cố gắng học tập, bản thân phải nỗ lực hơn người khác gấp nhiều lần. Thời gian khó khăn nhất với tôi là khi học xong lớp 12, theo quy định không còn thuộc đối tượng bảo trợ xã hội, nguy cơ phải nghỉ, bỏ học rất cao. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, tôi đã có điều kiện theo đuổi ước mơ đại học.

Trưởng thành từ gian khó, chị Trương Thị Nhằn là tấm gương cho các học viên cai nghiện học tập, noi theo

Tốt nghiệp đại học ngành Công tác xã hội, chị Nhằn được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tuyển dụng vào làm việc tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh từ năm 2012 đến nay. Vốn sống, kiến thức không ngừng được tích lũy, đặc biệt sau khi hoàn thành chương trình thạc sĩ chuyên ngành vào năm 2020 tiếp tục là điều kiện thuận lợi để chị nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ. Đồng thời giúp các học viên có nền tảng kiến thức cơ bản, có bản lĩnh hơn trong quá trình học tập, rèn luyện.

Học viên Nguyễn Văn Thắng cho biết. Khi vào cơ sở tôi được cô Nhằn nhiệt tình dạy bảo. Biết hoàn cảnh của cô, các học viên, trong đó có tôi tự nhủ bản thân sẽ luôn cố gắng học theo, thương yêu, đùm bọc, cùng nhau học tập tiến bộ để sau này trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

Chị Trương Thị Nhằn luôn tự học, trau dồi nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu chuyên môn đặc thù

“Quá trình công tác tại đơn vị, chị Nhằn luôn nhiệt tâm với công việc, gần gũi học viên để nắm bắt tư tưởng, tâm lý. Trên cơ sở chuyên môn được đào tạo, những kiến thức, kỹ năng được chị truyền đạt hiệu quả đến học viên, từ đó tránh nguy cơ tái nghiện khi hòa nhập cộng đồng” - ông Trương Vĩnh Ký, Giám đốc Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Bình Phước cho biết.

Sự đồng cảm, quan tâm, sẻ chia, với bề dày kiến thức, vốn sống được tích lũy qua thời gian đã giúp chị Nhằn vượt qua khó khăn của môi trường làm việc đặc thù với không ít rủi ro ở cơ sở cai nghiện ma túy. Những cố gắng, nỗ lực của người giáo viên đặc biệt này đã và đang truyền cảm hứng về quyết tâm vươn lên cho những người từng lầm lỡ, giúp họ có ước mơ, hoài bão về cuộc sống tốt đẹp, từ đó khát vọng vươn lên trở thành người có ích sau khi hòa nhập cộng đồng.

分享到: