您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【soi keo bong da uc】Nhân lực chất lượng cao sẽ đưa FDI tìm đến doanh nghiệp nội 正文

【soi keo bong da uc】Nhân lực chất lượng cao sẽ đưa FDI tìm đến doanh nghiệp nội

时间:2025-01-09 11:27:34 来源:网络整理 编辑:Ngoại Hạng Anh

核心提示

Ông nhận xét gì về tính kết nối giữa khu vực DN FDI và DN trong nước? Tôi cho rằng, cái yếu nhất, tồ soi keo bong da uc

nhan luc chat luong cao se dua fdi tim den doanh nghiep noi

Ông nhận xét gì về tính kết nối giữa khu vực DN FDI và DN trong nước?ânlựcchấtlượngcaosẽđưaFDItìmđếndoanhnghiệpnộsoi keo bong da uc

Tôi cho rằng, cái yếu nhất, tồn tại lớn nhất của thu hút FDI trong 30 năm vừa qua là thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa khu vực DN FDI với khu vực DN trong nước. Điều này thể hiện qua một số yếu tố cụ thể như: Về XK, hiện nay ¾ kim ngạch XK của Việt Nam là của DN FDI, ¼ còn lại là của DN trong nước. Bên cạnh đó, số lượng DN công nghiệp hỗ trợ trong nước tham gia cung ứng linh kiện cấp 1 cho các DN FDI lớn như Samsung, Intel… là rất nhỏ. Những bất cập, hạn chế này chúng ta đã phát hiện ra, đã đề cập tới trong nhiều năm qua, và đã xác định đây là hạn chủ yếu của thu hút FDI. Giải quyết tồn tại nêu trên nhằm thúc đẩy mối quan hệ giữa khu vực FDI và DN trong nước là nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn tới.

Theo ông, nguyên nhân chính dẫn tới sự kết nối lỏng lẻo này là do đâu?

Có nhiều nguyên nhân nhưng theo tôi nguyên nhân chính vẫn là do năng lực hạn chế của DN trong nước. Theo đó, nhiều DN của chúng ta còn yếu về năng lực, về trình độ công nghệ và kỹ thuật để có thể trực tiếp tham gia sản xuất sản phẩm công nghệ cao theo yêu cầu của các DN FDI tại Việt Nam. Chúng ta chưa đủ năng lực để tiếp nhận công nghệ cao. 30 năm qua không phải là quãng thời gian ngắn. Trong hơn 20 năm đầu, mục tiêu của thu hút FDI khác với mục tiêu trong giai đoạn mới. Vấn đề liên kết giữa hai khu vực giai đoạn này thể hiện qua một số chính sách như đưa ra các mục tiêu về tỷ lệ nội địa hóa trong sản xuất ô tô, xe máy, linh kiện điện tử… Tuy nhiên, đến nay chỉ có ô tô, xe máy tỷ lệ nội địa hóa đã đạt được những con số nhất định, còn sản phẩm công nghệ cao như điện thoại tỷ lệ nội địa hóa còn rất thấp, chưa đạt như kỳ vọng.

Một nguyên nhân khác đến từ quản lý điều hành chính sách còn có những bất cập. Chúng ta đã để cho tỷ lệ DN 100% vốn FDI là quá lớn (khoảng 80%), điều này hạn chế việc tiếp cận công nghệ và kỹ thuật hiện đại của người Việt. Bên cạnh đó, định hướng phát triển DNNVV của Việt Nam, chiến lược phát triển công nghiệp hỗ trợ đã được xây dựng nhưng đến nay chưa đạt yêu cầu, nhiều vướng mắc trong thực hiện.

Bên cạnh năng lực DN Việt còn hạn chế thì nguyên nhân đến từ lý do DN FDI chưa thực sự muốn chuyển giao công nghệ, thưa ông?

Về phía DN FDI, khi đầu tư họ nhắm đến lợi nhuận tối đa, và khi công nghệ họ nắm giữ đang đem lại lợi nhuận thì không đời nào họ chuyển giao cho mình. Nhưng cốt lõi của vấn đề là DN nội có đủ năng lực tham gia được vào chuỗi sản xuất của họ hay không, vì trong chuỗi sản xuất này công nghệ là cái quyết định chất lượng sản phẩm và quy mô XK. Khi còn thiếu năng lực về kỹ thuật và công nghệ, về quản trị thì DN FDI không thể cho anh tham gia vào dây chuyền sản xuất của họ. DN FDI không bao giờ chuyển công nghệ cốt lõi của họ cho mình, nếu mình là đối tác yếu, không mang lại lợi ích cho họ. Và họ cũng chỉ có thể chuyển giao khi họ đã đứng chân vững chắc và có công nghệ mới để thay thế. Như vậy, không phải DN FDI không tiếp nhận mình, mà năng lực hạn chế của DN Việt, việc thiếu nhân lực chất lượng cao, thiếu trang thiết bị đủ mạnh để có thể sản xuất được sản phẩm hàm lượng công nghệ cao làm cho việc liên kết bị ảnh hưởng.

Trong các dây chuyền sản xuất của DN FDI lớn, những DN đủ điều kiện trở thành nhà cung ứng cấp 1 cho họ là những DN đã có quá trình sản xuất linh kiện cho DN FDI trong một thời gian dài, từ những linh phụ kiện đơn giản nhất. Hiện nay các DN FDI đã có sẵn các DN cung ứng cho mình, do đó họ chờ đợi các DN Việt đủ lớn đủ mạnh.

nhan luc chat luong cao se dua fdi tim den doanh nghiep noi

Ảnh minh họa.

Ông đánh giá như thế nào về đề xuất thành lập liên minh chuỗi cung ứng có trách nhiệm, qua đó DN FDI lớn mà nòng cốt là Samsung sẽ hỗ trợ cho những DNNVV của Việt Nam có tiềm năng trở thành DN cung ứng cấp 1 cho các DN FDI?

Tôi cho rằng đây là ý tưởng tốt, tuy nhiên tổ chức thực hiện như thế nào mới là điều quan trọng, vì không thể trông chờ hoặc bắt buộc các nhà đầu tư nước ngoài phải bỏ thời gian đào tạo cho mình. Sáng kiến đó góp phần hỗ trợ, nhưng vấn đề cơ bản để giải quyết là các DN Việt phải xác định tự vươn lên, tích lũy vốn, liên kết với nhau để có thể tham gia vào dây chuyền công nghệ của các DN FDI lớn.

Nhà nước cũng cần tham gia tích cực, hiệu quả hơn trong hỗ trợ các DN, coi đây là nhiệm vụ cấp bách trong thời gian tới. Cần hỗ trợ cho DN công nghiệp phụ trợ tiếp cận vốn vay một cách nhanh chóng, rõ ràng, minh bạch để DN yên tâm, tự tin tham gia liên kết, đồng thời phải tuyên truyền, quảng bá coi đó là xu hướng của Việt Nam.

Chúng ta có thể kêu gọi trách nhiệm của DN Việt, còn với DN FDI thì rất khó, vì mục tiêu của họ là lợi nhuận. Liên minh như đề xuất nêu trên là một tổ chức tự nguyện, sẽ chỉ giải quyết được một phần. Năm 2017, Samsung đã dành 3 tháng để hỗ trợ cho một số DN Việt tham quan dây chuyền sản xuất, cử chuyên gia đào tạo, giúp các DN này sắp xếp lại dây chuyền sản xuất, bố trí lại nhà xưởng làm sao cho hiệu qủa, thuận tiện, nhưng về công nghệ thì không có gì. Do đó, cần xác định là DN Việt phải tự vươn lên. Trong đó, việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là rất quan trọng. Không có người hiểu biết, có kỹ năng về công nghệ cao thì không thể tiếp thu công nghệ và tự tin liên kết. Nếu không có nền tảng này, không đủ kỹ năng thì sẽ không thể kêu gọi liên kết chung chung được, nếu như vậy thì 5 hay 10 năm sau thực trạng liên kết này cũng không thể thay đổi. Theo tôi, thực hiện Nghị định 86 về đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, chúng ta cần mở rộng, thúc đẩy để đào tạo tay nghề cho nhân lực. Nếu không có tay nghề thì không thể tính tới tham gia vào liên kết với DN FDI.

Đào tạo và chuẩn bị đội ngũ nhân lực chất lượng cao, kỹ sư lành nghề là rất quan trọng. Chính điều này sẽ thúc đẩy liên kết, đưa các DN FDI tự tìm đến với DN trong nước. Cần đưa những nhân lực này vào các DN liên doanh với nước ngoài để tiếp thu công nghệ, do đó thành lập nhiều DN liên doanh cũng phải là định hướng trong thu hút FDI thời gian tới. Nếu làm tốt thì có thể 5 năm tới sẽ nhìn thấy sự cải thiện, nhưng cũng có thể dài hơn, rất khó để nói bao nhiêu thời gian là đủ để xử lý vấn đề này. Mối liên kết với DN FDI bao giờ được cải thiện, điều này phụ thuộc vào sự quyết tâm của chúng ta.

Xin cảm ơn ông!

Ông Sebastian Eckardt, Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam:

“Việt Nam là một câu chuyện thành công trong thu hút FDI. Việt Nam rất đáng tự hào về những thành tựu này, nhưng vẫn có nhiều cơ hội lớn nhằm tận dụng các lợi thế từ FDI và thắt chặt kết nối với các DN trong nước. Trong khi Việt Nam đã thu hút được khối lượng lớn FDI, thì các mối liên kết sản xuất của FDI với các nhà cung ứng trong nước cũng như các DNVVN của Việt Nam còn yếu. Vì thế, cần chuyển hướng chính sách chiến lược nhằm thu hút thêm FDI, trong đó, cần đưa ra những chính sách cụ thể nhằm tăng cường kết nối và hiệu ứng lan tỏa từ FDI. Các thành tố của các chính sách liên kết FDI thường bao gồm việc xây dựng cơ sở dữ liệu của các nhà cung cấp, các dịch vụ kết nối DN, các chương trình phát triển nhà cung cấp có trọng tâm trọng điểm, xúc tiến đầu tư nhằm thu hút các nhà cung ứng nước ngoài, và có những chính sách ưu tiên, hỗ trợ các DN trong nước, cũng như giúp họ tiếp cận tài chính để phát triển. Trong khi một số các yếu tố này đã được thực hiện và một số chính sách đã được ban hành, thì việc thực thi các chính sách này còn yếu, thiếu kết nối, phối hợp và thiếu ngân sách để thực hiện”.

Ông Tomaso Andreatta, đồng Chủ tịch Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF):

“Khi không có được nhà cung ứng là DN trong nước, nhiều công ty nước ngoài sản xuất tại Việt Nam phải tái xuất 100% hàng hóa, và như vậy một lần nữa đã cô lập các DN trong nước ra khỏi các DN FDI. Hàng loạt Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết yêu cầu phải có tỷ lệ đóng góp cao của nguồn lực địa phương, việc sản xuất sản phẩm ở địa phương phải có mức độ tham gia sâu hơn vào dây chuyền chứ không chỉ ở mức lắp ráp đơn thuần. Vì vậy, nếu như các DN địa phương có năng lực tốt hơn, chúng tôi - những DN nước ngoài - sẽ rất vui mừng bởi việc sản xuất sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Nhưng nếu như chúng tôi không thể thu mua nguyên vật liệu tại chỗ do không đáp ứng yêu cầu chất lượng, không đủ tin cậy hoặc bị DN địa phương vi phạm hợp đồng, đó sẽ là một rắc rối nghiêm trọng”.