您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文

【kết quả giải bóng đá mexico】Áp lực tỷ giá được giải tỏa, bối cảnh thuận lợi cho lãi suất

Ngoại Hạng Anh9551人已围观

简介Nguồn: Ngân hàng Nhà nước. Đồ họa: Văn ChungTỷ giá hạ nhiệt, Ngân hàng Nhà nước dừng hút tiềnDiễn bi ...

Áp lực tỷ giá được giải tỏa, bối cảnh thuận lợi cho lãi suất
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước. Đồ họa: Văn Chung

Tỷ giá hạ nhiệt, Ngân hàng Nhà nước dừng hút tiền

Diễn biến tỷ giá những ngày gần đây đã giảm nhiệt đáng kể và giải tỏa được nhiều áp lực, sau một giai đoạn có dấu hiệu nóng trong thời kỳ cách đây 1 - 2 tháng. Trong tuần giữa tháng 11/2023, tỷ giá USD trung tâm do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) công bố đã giảm 70 đồng và tỷ giá tại Vietcombank cũng đã giảm 125 đồng/USD. Đến ngày 21/11, tỷ giá USD trung tâm chỉ còn 23.915 đồng/USD, giảm thấp hơn khá nhiều so với giai đoạn giữa tháng 10/2023 khi có thời điểm lên tới 24.077 đồng/USD.

Chỉ số đồng USD giảm phần nào hỗ trợ giảm bớt áp lực tỷ giá

Hiện nay, áp lực tỷ giá giữa đồng Việt Nam và USD khá nhẹ nhàng do diễn biến giảm giá của USD trên thị trường quốc tế, khi chỉ số US Dollar Index sau chu kỳ tăng mạnh, có lúc lên tới sát mốc 107 điểm, giờ đã quay đầu giảm về mốc chỉ còn khoảng hơn 103 điểm.

Sự đảo chiều của tỷ giá VND so với USD giúp cho NHNN không còn chịu áp lực quá lớn trong việc cân đối biến động tỷ giá, cũng như phải có phản ứng bằng chính sách tiền tệ. Động thái đáng chú ý của NHNN gần đây cho thấy, trong vòng khoảng 2 tuần trở lại đây, cơ quan này đã dừng việc hút tiền thông qua thị trường mở.

Trước đó trong suốt một thời gian dài khoảng 1,5 tháng, từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 11/2023, NHNN liên tục thực hiện các đợt phát hành tín phiếu, với quy mô mỗi tuần khoảng vài chục nghìn tỷ đồng. Đây là một động thái siết chặt tiền tệ ở mức độ nhẹ của cơ quan điều hành thị trường tiền tệ nhằm giữ giá đồng nội tệ so với USD.

Tuy nhiên, động thái thắt chặt tiền tệ này mở chỉ trong phạm vi thị trường liên ngân hàng, chưa có tác động đối với thị trường giữa các ngân hàng và khách hàng. Do đó, việc này cũng chưa ảnh hưởng đến diễn biến lãi suất trên thị trường tiền tệ khu vực dân cư và doanh nghiệp. Theo đó, mặt bằng lãi suất cho vay đến thời điểm cuối tháng 10 vẫn tiếp tục giảm được 2% so với cuối năm 2022.

Mặc dù vậy, giới kinh doanh vẫn có tâm lý thăm dò các diễn biến thị trường và động thái tiếp theo của NHNN, bởi nếu tỷ giá tiếp tục nóng lên hơn nữa thì áp lực sẽ gia tăng lên chính sách tiền tệ.

Yếu tố thuận lợi để lãi suất giảm thêm

Áp lực tỷ giá được giải tỏa, bối cảnh thuận lợi cho lãi suất

Đến thời điểm hiện tại, tâm lý chung của thị trường đã được giải tỏa đáng kể nhờ tỷ giá hạ nhiệt. Trên thị trường tiền tệ, ngoài động thái dừng phát hành tín phiếu thì lãi suất chung trên các thị trường đều hạ nhiệt. Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất cho vay qua đêm thậm chí đã giảm về mức 0,18%, trong khi các kỳ hạn khác cũng giảm xuống mức rất thấp, với 1 tuần là 0,36%, 2 tuần là 0,46%, 1 tháng là 1,18%...

Tại thị trường dân cư, lãi suất huy động từ tháng 11 tiếp tục có một nhịp giảm thêm ở nhiều ngân hàng thương mại và hiện mặt bằng lãi suất huy động kỳ hạn 1 năm chỉ còn khoảng 5,5 - 6%/năm, cá biệt một số ngân hàng có lãi suất 1 năm chỉ khoảng 4%/năm.

Bối cảnh tỷ giá hạ nhiệt như hiện nay được các chuyên gia đặt kỳ vọng có thể sẽ tiếp tục là yếu tố thuận lợi cho việc nới lỏng hơn nữa chính sách tiền tệ. Ông Phan Lê Thành Long - Tổng giám đốc AFA Group, cho biết với sự hạ nhiệt của tỷ giá cùng với thanh khoản hệ thống ngân hàng hiện nay đang tốt, các ngân hàng có thể có điều kiện để có những động thái tốt hỗ trợ phục hồi kinh tế.

Thực chất quan sát thị trường tiền tệ thời điểm hiện tại thì cũng có ý kiến cho rằng, mặt bằng lãi suất hiện đã ở mức thấp, nhưng chênh lệch lãi suất huy động và cho vay vẫn còn lớn, chưa hoàn toàn đạt kỳ vọng của doanh nghiệp. Trong cuộc họp gặp gỡ doanh nghiệp bất động sản và NHNN diễn ra giữa tháng 11/2023, ông Phạm Thiếu Hoa - đại diện Tập đoàn Vingroup, cho rằng lãi suất cho vay vẫn còn cao.

Tuy nhiên, bối cảnh hiện nay cũng có nhiều chuyên gia cho rằng lãi suất tuy có thể có điều kiện để giảm thấp hơn nữa nếu áp lực tỷ giá được giải tỏa, nhưng thực trạng khó khăn của nền kinh tế hiện tại không nằm ở lãi suất. TS. Châu Đình Linh - giảng viên Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh cho biết, ngoài các yếu tố kinh tế nội tại thì việc điều hành lãi suất trong nước cũng cần đối chiếu với diễn biến lãi suất quốc tế.

Trong khi đó, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) hiện có thể không tiếp tục tăng lãi suất. Nhưng họ sẽ còn neo lãi suất ở mặt cao trong một thời gian nữa. Do đó,Việt Nam cũng khó để có thể giảm lãi suất thấp thêm nữa trong bối cảnh này.

ÔNG MICHAEL KOKALARI - GIÁM ĐỐC PHÒNG PHÂN TÍCH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG VINA CAPITAL:

Tỷ giá sẽ được hỗ trợ bởi thặng dư thương mại vào cuối năm

Áp lực tỷ giá được giải tỏa, bối cảnh thuận lợi cho lãi suất

Sự mất giá khoảng 4% so với đầu năm của VND vào cuối tháng 10 là do chỉ số US Dollar Index tăng 6 - 7% từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10, cùng với việc NHNN thực hiện các đợt cắt giảm lãi suất mạnh mẽ trong nửa đầu năm khiến lãi suất ngắn hạn trong nước giảm trong mối tương quan với lãi suất USD ngắn hạn. Từ 21/9, NHNN đã bắt đầu các đợt phát hành tín phiếu, nhưng không tăng lãi suất điều hành để bảo vệ đồng tiền. Động thái này khác với các đợt tăng lãi suất bất ngờ gần đây của một số nước như Philippines và Indonesia (mặc dù đồng tiền của các nước khác trong khu vực mất giá nhiều hơn khoảng 2 điểm % so với VND từ giữa tháng 9 đến cuối tháng 10).

Thực tế là tỷ giá VND/USD đã ổn định ở mức hiện tại trong nhiều tuần qua mà NHNN không cần phải tăng lãi suất, cùng với việc đà tăng của USD dường như đã kết thúc. Đặc biệt, việc các chỉ số sản xuất công nghiệp công bố ở mức thấp càng khiến chúng tôi tin rằng, NHNN sẽ giữ nguyên mức lãi suất trong những tháng tới. Kỳ vọng tỷ giá USD sẽ giảm vào cuối năm nay nhờ được hỗ trợ bởi mức tăng trưởng của thặng dư thương mại Việt Nam, từ 3% GDP năm 2023 lên đến 7% trong năm 2024. Kỳ vọng này càng được củng cố bởi sự tăng giá của VND trong những ngày qua.

ÔNG CHÂU ĐÌNH LINH - GIẢM VIÊN ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH:

Dòng tiền kiều hối và giải ngân vốn FDI sẽ giúp làm tăng nguồn cung USD

Áp lực tỷ giá được giải tỏa, bối cảnh thuận lợi cho lãi suất

Trong tình hình kinh tế có tính chu kỳ, cung cầu ngoại tệ cũng diễn biến theo tính chu kỳ đó. Nhìn vào bối cảnh chung thời gian tới, tỷ giá sẽ được hỗ trợ bởi lượng kiều hối có thể sẽ tăng trong giai đoạn từ nay đến Tết Nguyên đán. Trong khi đó, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cam kết và thực hiện giải ngân cũng là yếu tố giúp làm tăng nguồn cung USD.

Ở bình diện quốc tế, chính sách tiền tệ của Mỹ cho thấy FED có thể chưa hạ lãi suất nhưng cũng sẽ không tăng lãi suất thêm nữa, điều đó sẽ không gây áp lực làm dịch chuyển dòng vốn từ nước nước ngoài vào Mỹ nữa.

Về vấn đề tỷ giá hạ nhiệt có thể khiến lãi suất đồng Việt Nam có thể giảm tiếp hay không, thì theo tôi việc giảm tiếp đó có thể phải nhìn trong bối cảnh chung do FED tuy có thể không tăng tiếp lãi suất, nhưng họ cũng chưa hạ lãi suất. Trong khi đó, lãi suất trong nước giảm có thể là yếu tố hỗ trợ tích cực, nhưng đến thời điểm này cũng không còn là yếu tố chính yếu, vì nếu giảm nữa cũng không giải quyết được gốc rễ của các khó khăn mà doanh nghiệp đang đối mặt.

Khó khăn chính vẫn là yếu tố thị trường, doanh nghiệp khó khăn không nằm ở lãi suất mà ở thị trường đầu ra vẫn chưa được khơi thông do tổng cầu của kinh tế thế giới vẫn yếu. Yếu tố này chỉ có thể giải tỏa dần khi lãi suất của thị trường quốc tế giảm, chứ không nằm ở lãi suất trong nước nữa.

Hoàng Long (ghi)

Tags:

相关文章