【soi kèo trưc tuyến】Chủ trương của Tỉnh ủy về phát triển công nghiệp đến năm 2030
Bài cuối
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ
*NGUYỄN HỒNG TRÀ
Ủy viên Ban Thường vụ,ủtrươngcủaTỉnhủyvềphaacutettriểncocircngnghiệpđếnnăsoi kèo trưc tuyến Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy
BPO - Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) đóng vai trò rất quan trọng trong việc gia tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp cuối cùng, là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp, giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa; là nền tảng, cơ sở để sản xuất công nghiệp phát triển mạnh. Nếu CNHT kém phát triển thì các ngành công nghiệp chính sẽ thiếu sức cạnh tranh và phạm vi cũng bị giới hạn trong số ít các ngành.
Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
Thời gian qua, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNHT trên địa bàn tỉnh đã từng bước phát triển, mở rộng về quy mô và nâng cao trình độ công nghệ sản xuất, đóng góp vào tỷ trọng phát triển công nghiệp, GRDP và kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Tuy nhiên, nền tảng CNHT trên địa bàn tỉnh chưa vững mạnh; sản phẩm CNHT chưa đa dạng về chủng loại, chưa đáp ứng được nhu cầu nội địa hóa ngày càng cao; nguồn nhân lực phục vụ ngành CNHT đang thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Xét tầm nhìn trung và dài hạn, ngành CNHT đóng vai trò quan trọng và cần thiết để xây dựng các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành công nghiệp non trẻ của Bình Phước. Tuy nhiên, do thị trường còn mới nên việc áp dụng chính sách khuyến khích, ưu đãi trực tiếp cho doanh nghiệp CNHT gặp nhiều khó khăn.
Mặt khác, các doanh nghiệp đã và đang hoạt động trên địa bàn tỉnh chưa quan tâm đầu tư phát triển vào lĩnh vực này, việc thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp trong nhiều năm qua hầu như chỉ tập trung vào các khu công nghiệp, khu kinh tế, trong khi các doanh nghiệp sản xuất CNHT thường có quy mô nhỏ và vừa, có nhu cầu thuê diện tích sản xuất nhỏ gần như chưa được quan tâm khi thu hút đầu tư nước ngoài. Các dự án sản xuất CNHT được tỉnh ưu đãi và khuyến khích đầu tư hầu hết là sản xuất linh - phụ kiện phục vụ 100% cho xuất khẩu. Hiện nay, các tập đoàn kinh tế, công ty nước ngoài, các nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh đang có xu hướng chú trọng tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh, xây dựng nhà máy ở những khu vực có thể tận dụng được một ngành công nghiệp hỗ trợ tốt, đáp ứng nhu cầu mua sắm linh kiện, chi tiết sản phẩm phục vụ dây chuyền sản xuất, chuỗi giá trị sản phẩm. Nếu công nghiệp phụ trợ không phát triển sẽ làm cho các công ty lắp ráp và những công ty sản xuất thành phẩm cuối cùng khác phải phụ thuộc vào nhập khẩu. Dù những sản phẩm này có thể được cung cấp với giá rẻ ở nước ngoài nhưng vì chủng loại quá nhiều, phí chuyên chở, bảo hiểm sẽ làm tăng chi phí đầu vào. Đó là chưa nói đến sự rủi ro về tiến độ, thời gian nhận hàng nhập khẩu. Do đó, phát triển CNHT là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu được kỳ vọng sẽ làm thay đổi diện mạo của ngành công nghiệp non trẻ của Bình Phước trong những năm tới.
Công nghiệp hỗ trợ - cơ sở để sản xuất công nghiệp phát triển
CNHT là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp, giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa. CNHT là nền tảng, cơ sở để sản xuất công nghiệp phát triển mạnh hơn. Chất lượng sản phẩm đầu ra cuối cùng của các sản phẩm công nghiệp phụ thuộc vào chất lượng của các sản phẩm chi tiết, linh kiện được sản xuất từ ngành CNHT. CNHT phát triển sẽ thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tỷ lệ chi phí về CNHT cao hơn nhiều so với chi phí lao động nên dù có ưu thế về lao động nhưng CNHT không phát triển sẽ làm cho môi trường đầu tư kém hấp dẫn. Đến một mức độ nào đó, khi các tập đoàn kinh tế không thấy cơ hội nữa họ sẽ rời đi, vì vậy phát triển CNHT sẽ có tác động khuyến khích ứng dụng, sử dụng khoa học công nghệ cao, lực lượng lao động có cơ hội được tiếp xúc, học hỏi, nâng cao tay nghề. Lao động trong CNHT sẽ khuyến khích, phát huy tinh thần đổi mới sáng tạo, trong khi hoạt động lắp ráp là những công việc đơn thuần, lặp đi lặp lại, trình độ tay nghề của công nhân không có cơ hội được nâng cao, tiếp cận với tiến bộ khoa học - kỹ thuật. Bên cạnh đó, ngành CNHT còn có những đóng góp quan trọng trong sự ổn định kinh tế, xã hội, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa.
Khi các đơn vị sản xuất, doanh nghiệp tự sản xuất được các chi tiết, linh kiện sản phẩm, đồng nghĩa sẽ không còn phải nhập khẩu để phục vụ xuất khẩu, từ đó sẽ có tác động hạn chế nhập siêu, tăng nguồn thu ngoại tệ, đồng thời giảm được lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. CNHT phát triển sẽ tác động tăng tỷ lệ nội địa hóa, giảm giá thành sản xuất công nghiệp, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa. CNHT phát triển sẽ tạo ra hiệu ứng, kéo các ngành công nghiệp khác phát triển, giải quyết việc làm, tạo giá trị gia tăng cho nền kinh tế của tỉnh và các địa phương trong tỉnh, đồng thời kích thích tiêu dùng trong nước, đóng góp tăng trưởng kinh tế và làm giảm tỷ lệ người nghèo. |
Trong giai đoạn tới, để phát triển nhanh ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo hướng bền vững, cần có bước đột phá trong phát triển CNHT, đưa CNHT phát triển nhanh, vững chắc, vừa đóng góp ngày càng quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội vừa góp phần gia tăng sức cạnh tranh của tỉnh trong thu hút các dự án đầu tư công nghiệp. Tập trung thu hút các ngành có công nghệ cao, suất đầu tư cao, sản phẩm thân thiện với môi trường, ít thâm dụng lao động, đáp ứng được nhu cầu nội địa hóa của tỉnh cũng như của cả nước nhằm góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, thu hút các dự án đầu tư trong tất cả lĩnh vực CNHT. Tuy nhiên, tập trung ưu tiên các phân ngành, doanh nghiệp trong phân ngành có công nghệ cao, sản phẩm thân thiện với môi trường. Lấy doanh nghiệp lớn làm đầu tàu dẫn dắt các doanh nghiệp nhỏ và tham gia chuỗi cung ứng sản phẩm CNHT nhằm góp phần nâng cao tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp trong cơ cấu GRDP của tỉnh.
Phát triển trên cơ sở chọn lọc
Hiện nay, ngành CNHT của tỉnh mới bắt đầu hình thành và từng bước phát triển phục vụ nhu cầu sản xuất, lắp ráp các sản phẩm tiêu thụ nội địa xu hướng chuyên môn hóa đã hình thành. Một số doanh nghiệp của tỉnh đã tham gia và đứng vững trong dây chuyền sản xuất mang tính toàn cầu nhưng ngành vẫn đang trong giai đoạn sơ khai và manh mún. Số lượng doanh nghiệp hỗ trợ nội địa mới chỉ ở khâu sản xuất các chi tiết, linh kiện đơn giản và cơ cấu giá trị nội địa hóa rất nhỏ, chỉ có thể tập trung đầu tư và phát triển sản xuất các loại phụ tùng, linh kiện có kích cỡ cồng kềnh với công nghệ sản xuất không phức tạp và chỉ với mục tiêu đáp ứng nhu cầu, yêu cầu của các doanh nghiệp FDI và có trình độ công nghệ thấp do năng lực tổ chức sản xuất và quản lý chưa đáp ứng được đòi hỏi của các nhà đầu tư FDI.
Để tăng kết nối giữa doanh nghiệp FDI và khu vực tư nhân hơn nữa, ngày 25-6-2022, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Kết luận số 362-KL/TU về phát triển CNHT trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, đề ra các mục tiêu phát triển CNHT trên cơ sở chọn lọc một số ngành chủ lực, dựa trên tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Từng bước cung ứng nguyên, vật liệu, linh kiện và phụ tùng để cung cấp cho các ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh, qua đó tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp của tỉnh theo hướng vừa mở rộng vừa phát triển theo chiều sâu. Ưu tiên đầu tư phát triển CNHT theo hướng đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất các phân ngành CNHT điện - điện tử, lắp ráp ôtô và cơ khí chế tạo để bổ trợ phát triển các ngành công nghiệp của tỉnh.
Phấn đấu đến năm 2025, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm CNHT đạt 1 tỷ USD và thay thế từ 35-40% sản lượng nhập khẩu; thu hút các doanh nghiệp đầu tư các dự án lớn, có công nghệ và suất đầu tư cao. Tập trung thu hút và phát triển phân ngành CNHT như: điện tử, dệt - may, sản xuất lắp ráp ôtô, da - giày, cơ khí chế tạo, sản phẩm CNHT cho công nghiệp công nghệ cao. Đến năm 2030, sản phẩm CNHT của tỉnh thay thế từ 50-60% sản lượng nhập khẩu. |
Tăng cường xúc tiến thu hút đầu tư
Để sớm hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã đề ra cho từng giai đoạn từ nay đến năm 2030, Tỉnh ủy yêu cầu các tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương trong thời gian tới phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau đây:
Rà soát, điều chỉnh, bổ sung, cập nhật chính sách ưu đãi đầu tư vào các dự án CNHT. Xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển CNHT trên địa bàn tỉnh. Khai thác, triển khai có hiệu quả và triệt để các cơ chế, chính sách ưu đãi của Chính phủ dành cho CNHT khi phát triển thêm sản phẩm mới và thị trường mới. Hoàn thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, thông thoáng.
Tăng cường hiệu quả xúc tiến thu hút đầu tư vào từng nhóm sản phẩm CNHT. Khuyến khích doanh nghiệp sản xuất CNHT trên địa bàn tỉnh tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất và đầu tư sản xuất các sản phẩm CNHT mới. Đẩy mạnh thu hút các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực CNHT về đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Phát triển nguồn vốn ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận tín dụng đối với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm CNHT. Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) trong công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, chuyển giao và ứng dụng công nghệ mới, xây dựng và nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu phát triển sản phẩm mới.
Tăng cường khả năng liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp để chuyên môn hóa sản xuất các linh kiện, phụ tùng với khối lượng lớn, bảo đảm yêu cầu chất lượng của nhà lắp ráp, tiến tới hoàn thiện các mẫu sản phẩm mang thương hiệu của tỉnh. Phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh cả về số lượng và chất lượng để phục vụ lĩnh vực CNHT, thông qua các chương trình thúc đẩy liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp, gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động. Bên cạnh đó, nhanh chóng hoàn thiện các cơ sở hạ tầng xã hội để thu hút và giữ chân nguồn nhân lực chất lượng cao.
相关推荐
- PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD
- Con trai tự tử nghi do nghiện chatbot, bà mẹ kiện công ty AI
- OpenAI xây dựng chip nội bộ đầu tiên với Broadcom và TSMC
- Từ Việt Nam, VinFuture góp phần định hình tương lai khoa học toàn cầu
- Hacker bắt đầu nhắm thẳng đến ví bitcoin
- Hai phi hành gia 9X Trung Quốc lần đầu bay vào vũ trụ
- Công ty Nhật biến mọi bề mặt thành cảm ứng, kể cả thú nhồi bông
- Giả danh tài khoản trên mạng xã hội, 'siêu lừa' GenZ khiến cả trăm người mắc bẫy