【keo nha cai vn】Thách thức trong nỗ lực mở rộng BRICS
作者:La liga 来源:La liga 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-26 17:04:03 评论数:
Ai Cập chính thức gia nhập Ngân hàng Phát triển Mới của Nhóm BRICS Cơ hội mới để BRICS thúc đẩy sự phát triển toàn cầu Hội nghị thượng đỉnh BRICS: Trung Quốc đề xuất hướng hợp tác thực chất |
13 nước chính thức yêu cầu tham gia và ít nhất 7 nước bày tỏ sự quan tâm gia nhập BRICS |
Khả năng mở rộng khối là chủ đề được bàn thảo rất nhiều trong thời gian BRICS chuẩn bị Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 15 (vào ngày 22-24/8 tới) tại Johannesburg (Nam Phi). Theo giới chuyên gia, điều này là không dễ dàng, bởi BRICS cần hài hòa tầm nhìn của các thành viên. Trong đó, một số ứng viên có thể tạo động lực gây mất ổn định cho các thành viên sáng lập. Việc mở rộng khối cũng có nguy cơ khiến nỗ lực thay đổi trật tự toàn cầu diễn ra chậm hơn nhiều.
Nhà ngoại giao Nam Phi Anil Sooklal cho biết 13 nước đã chính thức nộp đơn xin gia nhập BRICS, tính đến tháng 5/2023. Nhiều nước trong số này có động cơ công khai là chống lại quyền bá chủ của Mỹ. Động lực quan trọng khác là khả năng tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng Phát triển Mới của BRICS. Điều này đặc biệt rõ rệt khi nhiều nền kinh tế vẫn chưa phục hồi hoàn toàn sau Covid-19. Các ứng viên đáng chú ý hiện bao gồm Saudi Arabia, Belarus, Ethiopia, Argentina, Algeria, Iran, Mexico và Thổ Nhĩ Kỳ.
Một BRICS mở rộng về mặt chiến lược sẽ là cơn địa chấn đối với trật tự thế giới, chủ yếu là về mặt kinh tế. Mục tiêu then chốt của khối là giảm sự phụ thuộc vào đồng USD, dù phần lớn các nước chưa ủng hộ nỗ lực này do họ vẫn coi đồng tiền của Mỹ là đáng tin cậy nhất. Đây là thách thức (và nghịch lý) với việc mở rộng BRICS.
Một mặt, khối này vẫn chưa đưa ra lý do gì để biện minh cho các biện pháp quyết liệt như phi USD hóa. Mặt khác, 5 thành viên hiện tại của BRICS cũng cần phải chọn lọc các ứng viên phù hợp nhất. Kinh nghiệm về việc có một nhà lãnh đạo cánh hữu như cựu Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro chắc hẳn là một bài học về sự thận trọng khi kết nạp thành viên mới.
Những quốc gia như Saudi Arabia và Mexico dường như ít có khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn gia nhập khối trong ngắn hạn, cho dù Saudi Arabia giàu dầu mỏ và Mexico có nhà lãnh đạo tiến bộ cánh tả là ông Andres Manuel Lopez Obrador. Mặc dù hiện tại, cả hai nước này có thể đang rạn nứt quan hệ với Washington, nhưng họ đã chứng minh được khả năng hòa giải sau những bất đồng trước đây với Mỹ. Saudi Arabia có mối quan hệ quân sự lâu năm với Mỹ, trong khi Mexico là đối tác thương mại số một của Mỹ.
Ngoài việc đánh giá tiềm năng còn phải tính đến mối quan hệ giữa các thành viên mới - cũ. Điều này bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa hai thành viên lớn nhất của khối là Trung Quốc và Ấn Độ trong vấn đề biên giới. Trong số các ứng viên, Saudi Arabia từng có mối quan hệ không mấy tốt đẹp với Nga và hiện cũng “trục trặc” với Iran, mặc dù hai nước này gần đây đã nối lại quan hệ.
Nước có vẻ phù hợp nhất để tham gia BRICS là Cuba. Quốc gia vùng Caribe này có mối quan hệ chặt chẽ với các thành viên hiện nay và cũng có lập trường vững chắc trong vấn đề thách thức quyền bá chủ của Mỹ, khi phải chịu lệnh cấm vận trong hơn 60 năm qua. Cuba cũng là nước đi đầu trong phong trào cánh tả Mỹ Latinh và có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều quốc gia ở Trung và Nam Mỹ, đặc biệt là Guatemala, Honduras, Nicaragua và Venezuela.
Háo hức thực hiện mở rộng khối một cách thận trọng và có chiến lược, các quốc gia BRICS dường như sẽ theo đuổi chiến lược BRICS+ ít nhất là trong ngắn hạn. Nói cách khác, có thể xuất hiện các lớp thành viên khác nhau, với tư cách thành viên đầy đủ được cấp cho các quốc gia đáp ứng các tiêu chí của nhóm theo thời gian.