【thứ hạng của daegu fc】Phát triển Vùng Đông Nam Bộ: Cần có tư duy, tầm nhìn, cơ hội và giá trị mới
Mô hình cầu Phước An, nối Bà Rịa - Vũng Tàu với tỉnh Đồng Nai, dự kiến khởi công trong tháng 9/2022. Ảnh: KT |
Tiềm năng vượt trội
Vùng Đông Nam Bộ bao gồm 6 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước và Tây Ninh.
Nhiều năm qua, vùng Đông Nam Bộ vẫn luôn giữ vị trí đứng đầu cả nước về quy mô GRDP và thu ngân sách nhà nước. Năm 2020, GRDP của vùng chiếm khoảng 33% GDP cả nước và tổng thu ngân sách của vùng chiếm khoảng 36% tổng thu ngân sách của quốc gia.
Trình độ phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ nhìn chung cao hơn cả nước ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực, cụ thể như công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ du lịch, viễn thông, tài chính, ngân hàng; nghiên cứu, ứng dụng và triển khai, đào tạo nhân lực.
Hiện nay, trung ương đã quyết định đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành và nhóm cảng biển số 4, trong đó cảng Bà Rịa - Vũng Tàu là cảng đặc biệt quốc gia. Cùng với đó là hàng loạt các dự án hạ tầng giao thông đã, đang và sẽ được triển khai như đường Vành đai 3, Vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh, các dự án đường bộ cao tốc: Bến Lức - Long Thành, Biên Hòa - Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài; đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu... sẽ tạo chuỗi kết nối với hệ thống cảng biển, các cửa khẩu quốc tế, các trung tâm tài chính, các đầu mối vận tải lớn trong khu vực Đông Nam Bộ và lớn hơn là châu Á - Thái Bình Dương và toàn thế giới. Đây là cơ hội, động lực phát triển quan trọng cho các địa phương vùng Đông Nam Bộ.
Vùng Đông Nam Bộ là trung tâm của phát triển, các doanh nghiệp và nhà đầu tư có rất nhiều cơ hội mở rộng sản xuất, gia tăng giá trị đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế tại vùng.
Cảng Cái Mép Bà Rịa - Vũng Tàu, đóng góp quan trọng vào chuỗi logistics vùng. Ảnh: CTV |
Người dân vùng Đông Nam Bộ cũng sẽ được thụ hưởng môi trường sống tại các cộng đồng dân cư thịnh vượng và năng động; có đầy đủ việc làm và sinh kế, hạ tầng đồng bộ, dịch vụ công tiện lợi và môi trường sống bền vững; chất lượng sống, gắn với bảo tồn các tài nguyên, hệ sinh thái quan trọng và phát huy bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc.
Chất lượng nguồn nhân lực từng bước được nâng cao, đóng góp quan trọng vào sự phát triển thịnh vượng lâu dài của vùng.
Theo các chuyên gia, hội tụ những yếu tố trên đang được xem là cơ hội mới, vượt trội so với các vùng trong cả nước.
Thay đổi cách tiếp cận để tạo đột phá
Nhìn nhận dưới nhiều góc độ, nhất là phát triển kinh tế so với tiềm năng, thế mạnh sẵn có, các chuyên gia, nhà khoa học, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương lại cho rằng, thời gian gần đây, tốc độ phát triển của các địa phương trong vùng đã có dấu hiệu chậm lại. Vai trò dẫn dắt tăng trưởng của vùng đang suy giảm so với chính mình và so với các vùng khác. Do vậy, cần sớm có cơ chế mới để phát triển cho vùng này.
Lãnh đạo các địa phương trong vùng và các chuyên gia cũng nhất quán một quan điểm, trung ương cần có cơ chế đẩy mạnh phân cấp cho các địa phương trong vùng Đông Nam Bộ quyết định chủ trương và quyết định đầu tư đối với các dự án đã có trong quy hoạch được Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đồng thời mở rộng phân cấp cho chính quyền địa phương quyết định các nội dung liên quan đến dự án thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành trung ương như chuyển mục đích sử dụng đất rừng sang mục đích khác để thực hiện dự án, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường…
Theo các chuyên gia, vấn đề đang được quan tâm nhất hiện nay là cần đẩy mạnh liên kết về giao thông, du lịch kể cả trong và ngoài vùng để tạo sự đột phá. |
Theo các chuyên gia, với thị trường 18 triệu dân có thu nhập, sức mua cao nhất nước, quy mô kinh tế, quy mô sản xuất công nghiệp, dịch vụ thương mại là tài nguyên, cơ hội để chia sẻ và phát triển. Với quy mô tăng trưởng GRDP và GRDP/người sau 2025, để tăng trưởng cao hơn, lĩnh vực dịch vụ, tài chính, thương mại cần kiến tạo theo hướng phát triển trở thành một trụ cột kinh tế mới cho các địa phương trong khu vực.
Theo Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu Phạm Viết Thanh, để nâng cao vị thế của vùng kinh tế Đông Nam Bộ và lợi thế cạnh tranh của Việt Nam so với các nước trong khu vực và quốc tế đối với lĩnh vực mà vùng Đông Nam Bộ chiếm ưu thế tuyệt đối, đòi hỏi cần phải có tư duy mới, tầm nhìn mới, cơ hội phát triển mới và định hướng các giá trị mới cho vùng Đông Nam Bộ để hiện thực hóa khát vọng cất cánh, vươn tầm cạnh tranh ra khu vực và thế giới cần có “tư duy mới, tầm nhìn mới, cơ hội mới, giá trị mới” trong chiến lược theo đuổi liên kết Vùng Đông Nam Bộ.
Do đó, cần thống nhất quan điểm, cách tiếp cận và hành động nhằm mục đích xác định và khai thác hiệu quả các nguồn lợi thế của từng tỉnh, thành phố trong vùng; khai thác hiệu quả tài nguyên, nguồn lực; liên kết, hỗ trợ chia sẻ cơ hội, lợi ích.
Mô hình đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đang chuẩn bị khởi công. Ảnh: KT |
"Bà Rịa - Vũng Tàu đang nhất quán theo đuổi liên kết vùng được nhìn nhận bằng “tư duy mới, tầm nhìn mới, cơ hội mới, giá trị mới” - Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu Phạm Viết Thanh nói. |
Các chuyên gia cũng cho rằng, việc kiến tạo phát triển vùng Đông Nam Bộ cần theo hướng bền vững, hài hòa, dựa trên ba trụ cột kinh tế - xã hội - môi trường, phù hợp với điều kiện thực tế của vùng; lấy con người là trung tâm, kinh tế biển là yếu tố cốt lõi; đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế vùng theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, tôn trọng quy luật tự nhiên.
Mục tiêu là đến năm 2045, Đông Nam Bộ trở thành vùng có trình độ phát triển cao so với cả nước; đưa vùng Đông Nam Bộ trở thành một trong những trung tâm tài chính - dịch vụ - du lịch và cảng biển năng động, tăng trưởng cao hàng đầu khu vực và thế giới.
Ngoài việc duy trì là động lực tăng trưởng chính của cả nước, vùng Đông Nam Bộ phấn đấu trở thành một thị trường năng động nhất khu vực Đông Nam Á, một điểm đến đầu tư được lựa chọn của các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, một trung tâm tài chính, dịch vụ, công nghiệp và công nghệ cao và là một cực tăng trưởng quan trọng của Việt Nam và châu Á./.
(责任编辑:Cúp C2)
- Bí thư Lào Cai chỉ đạo khắc phục vụ vỡ cống tràn xả thải
- Video bàn thắng Hà Tĩnh 1
- Hải quan Hải Phòng thu ngân sách gần 15.700 tỷ đồng
- Bình Dương vs Bình Định vòng 10 V
- Thêm hàng loạt vết nứt lớn xuất hiện ở huyện biên giới Tuy Đức
- Giới trẻ đam mê nhạc rap
- Kết quả bóng đá Thanh Hoá vs Sài Gòn
- Giảm 50% giá vé tham quan di tích để kích cầu du lịch hậu COVID
- Apple ra mắt ốp lưng kiêm pin dự phòng 25 tiếng cho iPhone 6
- Triển lãm nghệ thuật đường phố
- DPS bị nhắc nhở vi phạm toàn thị trường
- SSI tiếp tục dẫn đầu thị phần môi giới chứng khoán
- Facebook sẽ sản xuất phim truyền hình, gameshow
- Hải quan kiểm soát hàng phi mậu dịch
- Ðoàn kết đấu tranh phòng, chống tham nhũng
- Thực tế triển khai “Một cửa, một điểm dừng” ở Lao Bảo
- Chờ ngày sân khấu sáng đèn
- Quang Hải được đăng ký thi đấu Pau FC vs Guingamp
- Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Đầu tuần có mưa, rồi hửng nắng tăng nhiệt
- Kiến nghị gỡ vướng đối với hàng mẫu nhập khẩu