发布时间:2025-01-09 23:58:22 来源:88Point 作者:La liga
Diễn ra trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế thế giới bắt đầu có những có dấu hiệu hồi phục khả quan 10 năm sau cuộc khủng hoảng tài chính với vụ phá sản ngân hàng Lehman Brothers,ĐốiđầutạiDiễnđàkết quả bđ anh song viễn cảnh kinh tế thế giới năm nay chưa hẳn đã tươi sáng. Thế giới vẫn đang đứng trước nhiều thách thức và cuộc cạnh tranh địa chính trị giữa các quốc gia.
Theo giới quan sát, diễn đàn Davos 2018 sẽ chứng kiến sự đối đầu giữa một bên bảo vệ chủ nghĩa đa phương với đại diện là Liên minh châu Âu (EU) và một bên có tư tưởng cục bộ, tiêu biểu là khẩu hiệu “Nước Mỹ trước tiên” của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Một năm qua, rạn nứt đã xuất hiện trong các mối quan hệ giữa các cường quốc. Trong EU, Anh "dứt áo ra đi". Quan hệ của Mỹ với các cường quốc như Trung Quốc và Nga đều có những trục trặc về cả chính trị lẫn kinh tế. Mối quan hệ đồng minh Washington-Brussels cũng không tránh khỏi những khúc mắc, nghi kỵ kể từ khi tỷ phú Donald Trump lên làm Tổng thống Mỹ.
Ngoài ra, chính sách “Nước Mỹ trước tiên” của Trump đã khiến thế giới lo ngại. Những quyết định của Trump nhằm bảo vệ lợi ích kinh tế của Mỹ đã phủ nhận các nguyên tắc mà các nhà lãnh đạo dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos lần thứ 48 vốn luôn tin tưởng như thương mại tự do, toàn cầu hóa, chủ nghĩa đa phương, hợp tác để giải quyết những vấn đề lớn của thế giới.
Bản “Báo cáo Rủi ro toàn cầu” - được diễn đàn Davos 2018 công bố hồi tuần trước - đã chỉ ra nguy cơ đối đầu sâu sắc về chính trị và kinh tế giữa các cường quốc trong năm nay. Nếu như ở Diễn đàn Davos 2017, sự có mặt cũng như những cam kết mở cửa đầu tư và ủng hộ tự do hóa thương mại của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thu hút được sự chú ý, làm nóng bầu không khí của Davos 2017 thì ở diễn đàn năm nay, sự tham gia lần đầu tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump được dự báo sẽ tạo ra những màn tranh cãi gay gắt về chính sách giữa nhà lãnh đạo nền kinh tế số 1 thế giới với các đại biểu ủng hộ toàn cầu hóa.
Lãnh đạo các nước châu Âu sẽ sử dụng diễn đàn để phản bác ý tưởng phá bỏ những luật chơi kinh tế đã được định hình mà Tổng thống Trump vẫn nhiều lần nhắc lại. Dư luận chờ đợi bài diễn văn của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, trong đó đề xuất những giải pháp nhằm thu hẹp sự bất bình đẳng giữa các nước giàu và nghèo, hay những giải pháp hành động bảo vệ bầu khí hậu chung, một chủ đề mà nước Mỹ đã quyết định đứng ngoài cuộc.
Chuyên gia Robin Niblett, Giám đốc cơ quan tư vấn Chatham London, dự đoán rằng chắc chắn Tổng thống Pháp sẽ có những phát biểu nhằm phản công những luận điểm về trật tự kinh tế thế giới vẫn được Trump rao giảng đây đó. Cùng ngày, Thủ tướng Đức Angela Merkel, sau một thời gian khá kín tiếng để tập trung cho việc lập Chính phủ mới, cũng đăng đàn để khẳng định vai trò của châu Âu trước xu hướng thoái lui của nước Mỹ.
Dư luận cũng sẽ chú ý nhiều đến diễn văn của Thủ tướng Anh, để xem bà Theresa May sẽ thuyết phục giới kinh tế tài chính ra sao khi nước Anh rút khỏi EU mà không làm đổ vỡ những quan hệ trước đó.
Diễn đàn Davos 2018 được kỳ vọng sẽ tạo cơ hội để lãnh đạo các nước và các nhà doanh nghiệp hàng đầu nghiêm túc thảo luận, thúc đẩy một sự hợp tác đa phương rộng lớn và bao trùm hơn nhằm giải quyết các vấn đề toàn cầu. Đây cũng là nơi các bên có thể tìm thấy sự đồng thuận về các giải pháp trong nỗ lực hàn gắn một thế giới còn nhiều rạn nứt.
相关文章
随便看看