发布时间:2025-01-10 10:10:55 来源:88Point 作者:Thể thao
Những sinh viên y dược đã xung phong,ĩtươnglaitrnmặttrậnchốngdịkeo nha cai tyle sát cánh cùng các chiến sĩ áo trắng chống dịch. Với họ, được cống hiến sức trẻ khi đất nước cần là niềm hạnh phúc, là trách nhiệm lớn lao...
Sinh viên Lê Quốc Toàn hỗ trợ người dân điền thông tin trên phiếu lấy mẫu test nhanh SARS-CoV-2 tại CDC Hậu Giang.
Luôn trong tâm thế sẵn sàng chiến đấu
Những ngày tháng 7, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung và Hậu Giang nói riêng. Trong khi nhiều bạn bè khăn gói về quê tránh dịch thì Lê Quốc Toàn, quê Hậu Giang, sinh viên năm thứ 4 của Trường Đại học Võ Trường Toản cùng với nhiều bạn khác xung phong đăng ký tham gia chống dịch.
Được phân công về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC Hậu Giang), công việc chính của Toàn là lấy mẫu xét nghiệm, điều tra, truy vết người tiếp xúc người nhiễm, nghi nhiễm SARS-CoV-2. Nhiệm vụ phân công là vậy, nhưng khi bất cứ khâu nào cần người trợ giúp thì Toàn đều sẵn sàng xông pha, hoàn thành tốt.
Nhóm của Toàn gồm 20 bạn chủ yếu là sinh viên năm thứ 4, thứ 5 ngành y đa khoa và dược chia làm 2 nhóm nhỏ. 5 bạn “trực chiến” tại CDC Hậu Giang hỗ trợ nhập số liệu về công tác xét nghiệm, 15 bạn còn lại cùng các y, bác sĩ thực hiện nhiệm vụ ngoài cộng đồng. Nhờ có sẵn kiến thức nền, nên mọi người đều tiếp thu rất nhanh khi được tập huấn và sớm bắt tay vào công việc.
Là nhóm trưởng, nên Toàn phải quán xuyến mọi việc, “giữ lửa” tinh thần cho mọi người. Đôi lúc cảm thấy kiệt sức trong bộ đồ bảo hộ kín mít, muốn được nghỉ ngơi nhưng ý nghĩ ấy chỉ xuất hiện thoáng qua. Khi nhớ đến cảnh những bác sĩ, bệnh nhân đang ngày đêm chiến đấu với con vi-rút quái ác trên giường bệnh, Toàn và mọi người lại cùng vực dậy tinh thần nhiệt huyết, tiếp tục cố gắng.
Trò chuyện sau khi kết thúc việc lấy mẫu tầm soát diện rộng của tỉnh trước đó vài ngày, Toàn tâm sự: “Lần đầu tiên lấy mẫu cộng đồng hôm 17-7, em và 1 bạn nữa tiếp xúc gia đình mà trước đó không hề biết họ dương tính với SARS-CoV-2 cho tới khi có kết quả test nhanh. Lúc đó, ai cũng hồi hộp, chuẩn bị sẵn tinh thần nếu tình huống xấu nhất xảy ra. Nhờ thực hiện đúng nguyên tắc phòng dịch nên cả đội không ai bị nhiễm. Đây là chuyện đáng nhớ nhưng cũng nhắc nhở em và các bạn phải cẩn thận hơn khi làm nhiệm vụ”.
Được thử sức qua nhiều vị trí, từ một người lấy mẫu, hậu cần, điều động tình nguyện viên, Toàn có thể tự tin làm bất cứ khâu nào, cứ cần là em có mặt, mọi người đều hỗ trợ nhau. Vất vả nhưng ai cũng duy trì việc học để theo kịp chương trình đào tạo. Toàn bày tỏ: “Chúng em vẫn cân bằng việc học online ở trường và tham gia công tác chống dịch. Dù có nhiều ý kiến trái nhiều nhưng bản thân may mắn khi được gia đình ủng hộ 100%. Ai ai cũng mong muốn dịch bệnh sẽ được đẩy lùi, sớm quay lại cuộc sống bình thường mới”.
Tham gia chống dịch cùng nhóm với Toàn còn có Bành Ngọc Tuyết Như (quê An Giang), sinh viên năm thứ 5, ngành y khoa. Tuyết Như bộc bạch: “Đây là lần đầu tiên em tham gia chống dịch. Đợt dịch trước, ở trường có phát động nhưng do đang ở quê An Giang nên không tham gia được. Lần này, hay tin là em đăng ký góp sức chống dịch. Ngành y là truyền thống của gia đình nên mọi người luôn ủng hộ, động viên tinh thần em”.
Sau đợt huấn luyện, Tuyết Như được phân công hỗ trợ lấy mẫu xét nghiệm, tiêm chủng, tuyên truyền thông tin chống dịch cho người dân. “Lúc đầu nhiều người nghĩ dịch bệnh không dính tới mình, không hợp tác do sợ bị lây bệnh và việc lấy mẫu cũng hơi khó chịu, nhưng sau khi tuyên truyền thì mọi người ủng hộ và hợp tác… Bản thân em và các thành viên trong nhóm luôn tuân thủ quy định để đảm bảo sức khỏe cho mình và những người xung quanh”, Tuyết Như bày tỏ.
Khép lại mỗi ngày chống dịch cùng cả nhóm, Tuyết Như tìm đọc thông tin để theo sát diễn biến dịch. Điện thoại luôn trong tư thế sẵn sàng, chỉ cần có lệnh là lên đường bất cứ lúc nào.
Hỗ trợ hết mình cho những “bác sĩ tương lai”
Bác sĩ CKII Võ Chí Đại, Phó Giám đốc CDC Hậu Giang, đánh giá cao tinh thần của các bạn sinh viên Trường Đại học Võ Trường Toản. Từ khi tiếp nhận các bạn đến nay đã gần 2 tháng, các sinh viên lúc nào cũng sẵn sàng, không quản ngại ngày, đêm, nắng, mưa làm nhiệm vụ.
“20 sinh viên được chia làm 4 nhóm là hỗ trợ lấy mẫu xét nghiệm cộng đồng ở 75 xã trên địa bàn tỉnh; tham gia tiếp sức CDC tỉnh và các huyện thực hiện truy vết F1, F2, F3; hỗ trợ test nhanh cho những khách hàng, đặc biệt là những tài xế và những người có nhu cầu làm test nhanh, thực hiện nhiệm vụ cá nhân, công ty, ban ngành. Cuối cùng là nhập liệu số liệu cần thiết về công tác xét nghiệm, phòng chống dịch trên địa bàn tỉnh. Nhờ vững chuyên môn, làm việc nghiêm túc, các sinh viên đã giảm áp lực rất nhiều cho đội ngũ y, bác sĩ, góp sức CDC tỉnh và các trung tâm y tế nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh”, bác sĩ CKII Võ Chí Đại chia sẻ.
Để tạo điều kiện tốt cho các em an tâm trong thời gian công tác, khi tiếp nhận sinh viên, CDC tỉnh đã tổ chức Ban quản lý sinh viên, hỗ trợ các bạn về mọi mặt ăn uống, sinh hoạt. Điều động cán bộ chuyên ngành tập huấn kỹ về công tác truy vết, xác định yếu tố dịch tễ, thực hiện cộng đồng, xét nghiệm để các em có kiến thức, năng lực nhất định tham gia công tác phòng chống dịch. “CDC tỉnh luôn tạo điều kiện tốt nhất cho các bạn từ nơi ăn, chốn ở. Chúng tôi vừa làm tờ trình đến UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh cấp kinh phí hỗ trợ các bạn theo quy định. Dù không nhiều nhưng sẽ là sự khích lệ, động viên lớn cho những cố gắng của các bạn thời gian qua”, bác sĩ Đại cho biết thêm.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, thấm nhuần lời dạy ấy, những bác sĩ tương lai đã không ngại hiểm nguy, gian khó tình nguyện lên đường chống dịch. Sự chung tay của các bác sĩ tương lai không chỉ có ý nghĩa san sẻ khó khăn, áp lực với các lực lượng tuyến đầu, mà còn thể hiện sự chung sức đồng lòng của toàn dân, quyết tâm đẩy lùi đại dịch…
Bài, ảnh: NHẬT MINH
相关文章
随便看看