Để tạo nên bộ cảm biến da nói trên,õisứckhỏecảnhbáobệnhtậtnhờbộcảmbiếndagiốngyhệtcáchìnhxămnghệthuậkq ty so bd hom nay thay vì loại mực xăm thông thường, các nhà khoa học đề xuất tiêm vào da loại hỗn hợp với phép đo màu (colorimetric mixture). Các vùng da với sắc tố thay đổi màu sắc khi độ pH máu hoặc các chỉ số sức khỏe khác thay đổi. Thợ xăm sẽ đưa mực trực tiếp vào lớp hạ bì (dermis), một lớp mô dày khoảng 1mm chứa các dây thần kinh, mạch máu và nang lông. Kim xăm làm thủng lớp biểu bì (epidermis), lớp trên cùng của da và giải phóng các sắc tố vào lớp hạ bì bên dưới, nơi các sắc tố tạo nên màu da vĩnh viễn. Khi hỗn hợp với phép đo màu được tiêm vào da, nó có thể phản ứng với những thay đổi của môi trường bên ngoài và những biến đổi về nồng độ của các hợp chất chuyển hóa trong cơ thể. Ví dụ như khi các nhà khoa học phát triển một số bộ cảm biến bằng cách sử dụng loại mực nhạy cảm. Trước tiên là bộ cảm biến nhạy cảm với những thay đổi về độ pH (độ axit). Hỗn hợp được bôi lên da bao gồm thuốc nhuộm methyl đỏ, bromothymol xanh và phenolphthalein. Khi hỗn hợp được bôi lên mảnh da heo (dùng làm mẫu thử), hình mẫu chuyển từ màu vàng sang màu xanh lá cây nếu độ pH thay đổi từ 5 thành 9. Hai hỗn hợp khác rất nhạy cảm với đường và albumin (chỉ số phản ánh tình trạng của gan và thận). Những hỗn hợp này hoạt động khi xảy ra các phản ứng enzyme của glucose oxyase và peroxidase. Tùy thuộc vào nồng độ glucose, những phản ứng này dẫn đến sự thay đổi cấu trúc của sắc tố hữu cơ và chuyển màu từ vàng sang xanh đậm. Bộ cảm biến da trông giống như những hình xăm có khả năng theo dõi sức khỏe. Ảnh: Medical Express |