【kết quả dallas】Cha mẹ bất cẩn, bé trai 3 tuổi bị lột da khắp người

作者:Ngoại Hạng Anh 来源:World Cup 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-26 16:21:12 评论数:

Từ đầu năm đến nay,ẹbấtcẩnbétraituổibịlộtdakhắpngườkết quả dallas BV đa khoa Tuyên Quang tiếp nhận hơn 45 ca đến khám, điều trị do bỏng, trong đó có tới 28 ca phải điều trị nội trú, chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi.

Mới nhất, ngày 25/3, khoa Chấn thương chỉnh hình của BV tiếp nhận bệnh nhi người dân tộc Chẩu Khải P., 3 tuổi, trú tại huyện Lâm Bình, Tuyên Quang trong tình trạng bỏng nặng gần như toàn thân.

Gia đình cho biết, trong khi chuẩn bị nước tắm cho con, đã vô ý đổ nước sôi vào chậu trước, đúng lúc này cháu P. hiếu động chạy ngang qua nên ngã vào. Bệnh nhi được chẩn đoán bỏng độ 2-3 ở lưng, 2 bên tay, đùi 2 bên và mông.

{ keywords}
Bé trai 3 tuổi bị bỏng nặng do ngã vào nước sôi 


BS Quàng Văn Hải, Phó trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình cho biết, trường hợp cháu P. cũng như nhiều ca bỏng nặng khác phải điều trị rất lâu dài và tốn nhiều chi phí.

Ngoài bỏng nước sôi, nguyên nhân gây bỏng cho trẻ nhỏ có thể do dầu mỡ sôi, bỏng lửa, điện, hoá chất. Nếu bỏng ở bàn tay sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt, để lại di chứng nặng nề.

Ngoài ra các vị trí bỏng ở vùng mặt hoặc bộ phận sinh dục cũng rất nguy hiểm vì ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng sinh sản sau này của trẻ.

Hướng dẫn sơ cứu bỏng đúng cách

BS Hải khuyến cáo, khi bị bỏng nước sôi việc đầu tiên các gia đình cần làm là phải nhanh chóng bộc lộ vị trí bị bỏng, đưa vết bỏng vào dưới vòi nước hoặc vào chậu nước mát và sạch để giảm nhiệt độ bỏng, giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm và giảm độ sâu của vết thương, hạn chế tổn thương lan rộng.

Nếu không, có thể dội nước mát sạch lên đó vài lần. Ngay cả khi da không còn tiếp xúc với tác nhân gây bỏng, nhiệt tích tụ ở vết bỏng vẫn tiếp tục gây tổn thương sâu hơn. Đây là biện pháp quan trọng hàng đầu để giúp giảm thiểu mức độ tổn thương.

Tuyệt đối không dùng nước đá lạnh để làm mát vì có thể gây tổn thương da. Không áp dụng các biện pháp truyền miệng như phun rượu, bôi kem đánh răng, lòng trắng trứng lên vết bỏng để tránh làm gia tăng tổn thương. Nếu có thuốc xịt bỏng thì nhanh chóng xịt cho trẻ.

Sau đó bảo vệ vết thương để tránh tổn thương và nhiễm trùng thêm bằng cách dùng gạc sạch hoặc vải mỏng băng nhẹ nhàng che phủ vết bỏng, tránh băng quá chặt làm tổn thương tại vết bỏng nặng thêm. Không được tiếp xúc trực tiếp với vết bỏng để tránh nhiễm khuẩn.

Trong trường hợp bé hoảng loạn, cha mẹ nên động viên, trấn an bé. Nếu trẻ đau nhiều thì dùng thuốc giảm đau.

Lưu ý, khi trẻ bị bỏng trên vùng diện tích lớn, không nên cởi bỏ quần áo khiến trẻ vì sẽ khiến trẻ bị lột da mảng lớn. Thay vào đó, nên nhanh chóng dùng kéo cắt áo quần ra khỏi vết bỏng, tránh việc áo quần dính chặt gây đau rát, nhiễm trùng.

“Bỏng nước sôi cần được sơ cứu đúng ngay từ nhưng giây phút đầu tiên, bởi nếu xử trí sai thì về sau có thể khiến vết bỏng sâu hơn, gây nhiễm trùng, lâu lành và để lại các di chứng như sẹo xấu, co rút cơ… thậm chí để lại những thương tật vĩnh viễn cho người bệnh”, BS Hải nhấn mạnh.

Sau sơ cứu ban đầu, trẻ cần được đưa đến các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và điều trị kịp thời, hạn chế tối đa các biến chứng. Người dân tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thảo dược (không rõ nguồn gốc) để cấp cứu và tự “chữa” bỏng cho trẻ tại nhà.

Đối với các trường hợp bị bỏng nặng, có chỉ định điều trị nội trú, bệnh nhi sẽ được xử lý chống sốc, bù nước điện giải, điều trị vết bỏng bằng các loại thuốc bôi, đắp đặc hiệu chuyên trị bỏng. Nếu bỏng sâu, sẽ cần cắt lọc các tổ chức hoại tử và ghép da. Song song với điều trị, cần thực hiện phục hồi chức năng cho bệnh nhi để hạn chế những di chứng của sẹo.

Để tránh trẻ bị bỏng, cha mẹ cần chú ý quan sát, không để phích nước sôi, cốc nước sôi, thức ăn mới nấu, bàn là, bật lửa... ở những nơi trẻ có thể sờ, với được. Khi nấu ăn luôn quay cán xoong, chảo vào phía trong.

Ngoài ra, không để trẻ nhỏ tự tắm vòi nước nóng lạnh, nếu tắm chậu cho trẻ, cần đổ nước lạnh vào trước và hòa nước nóng sau, luôn kiểm tra nhiệt độ nước trước khi tắm cho trẻ.

Thúy Hạnh

Lấy nước mắm, mỡ trăn chữa bỏng, ruồi nhặng theo bệnh nhân vào tận viện

Lấy nước mắm, mỡ trăn chữa bỏng, ruồi nhặng theo bệnh nhân vào tận viện

Các bác sĩ Viện Bỏng quốc gia cho biết; nhiều bệnh nhân lấy mỡ trăn và nước mắm chữa bỏng khi vào viện ruồi nhặng bu và bay vèo vèo theo bệnh nhân.

最近更新