【ti le c1】Hà Nội đối thoại với công nhân, lao động Thủ đô

时间:2025-01-12 09:05:32 来源:88Point
Hà Nội đối thoại với công nhân, lao động Thủ đô
Tại hội nghị, UBND TP. Hà Nội đã trao 50 suất quà cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn, mỗi suất quà gồm 1 triệu đồng tiền mặt và quà trị giá 350.000 đồng.

Ưu tiên người lao động tiếp cận nhà ở xã hội

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội Nguyễn Huy Khánh cho biết, thành phố hiện có 10 khu công nghiệp và chế xuất, Khu công nghệ cao Hòa Lạc; với 661 doanh nghiệp và khoảng 167.000 lao động (hơn 80% là lao động ngoại tỉnh), nhưng chỉ có 3 khu công nghiệp có dự án nhà ở, đáp ứng gần 20% nhu cầu về chỗ ở của người lao động.

Do vậy, hơn 80% lao động còn lại chưa có nhà ở, đang phải thuê nhà trọ ở các khu dân cư với diện tích chật hẹp, an ninh trật tự và vệ sinh môi trường chưa đảm bảo, mức giá thuê trọ và tiền điện, tiền nước cao...

Tại hội nghị, đa phần CNLĐ bày tỏ mong muốn thành phố sớm có cơ chế chính sách, để CNLĐ được thuê, mua nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân với các cơ chế hỗ trợ của Nhà nước và giá cả phù hợp với thu nhập của người lao động hiện nay.

Mở đầu phần đối thoại, ông Nguyễn Văn Nam (Công ty Cổ phần Hãng sơn Đông Á, LĐLĐ huyện Gia Lâm) nêu kiến nghị, sau dự án nhà ở xã hội Khu đô thị Đặng Xá, huyện Gia Lâm không còn dự án nhà ở xã hội nào được xây dựng. Hiện nay, trên địa bàn có nhiều khu công nghiệp có nhiều công nhân, vợ chồng trẻ, phải đi thuê nhà trọ, đề nghị thành phố xem xét có thêm các dự án nhà ở xã hội và các chính sách hỗ trợ vay mua nhà ở xã hội.

Anh Nguyễn Thịnh (Công ty Cổ phần kết cấu thép Bình Phú) đề nghị thành phố sớm ban hành thủ tục đầu tư phát triển nhà ở xã hội, như việc giao đất, quyền lợi ưu đãi chủ đầu tư, xác định đúng đối tượng được mua.

Hiện trên địa bàn Hà Nội có trên 270.000 doanh nghiệp, với khoảng 2,7 triệu lao động. Việc thực hiện cơ chế ba bên giữa công đoàn - người sử dụng lao động - người lao động ngày càng phổ biến và đi vào thực chất hơn.

Bên cạnh vấn đề nhà ở, vấn đề còn tồn tại nữa của Hà Nội hiện nay là tình trạng nợ đọng, trốn đóng bảo hiểm xã hội lại tăng cao; nhiều doanh nghiệp cố tình chây ỳ, nợ đóng, trốn đóng, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.

Đến hết tháng 4/2024, toàn thành phố có 93.539 đơn vị chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với tổng số tiền chậm đóng là 5.821 tỷ đồng. Tình trạng vi phạm pháp luật vẫn còn xảy ra tại một số doanh nghiệp, đặc biệt những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, ít lao động, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của người lao động….

Trước tình trạng người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần, CNLĐ mong muốn thành phố kiến nghị Quốc hội khi sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội nghiên cứu tăng quyền lợi để thu hút người lao động tham gia và giảm số người rút bảo hiểm xã hội một lần.

Đối với những doanh nghiệp chây ì, nợ lương, nợ đóng bảo hiểm xã hội và giải quyết tình trạng nợ đọng, trốn đóng bảo hiểm xã hội tại một số doanh nghiệp trên địa bàn, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động, thành phố cần có biện pháp xử lý nghiêm.

Hà Nội đối thoại với công nhân, lao động Thủ đô
Gần 300 công nhân lao động tham dự hội nghị.

Phấn đấu có những dự án khởi công tạo ra quỹ nhà cho công nhân

Lắng nghe các ý kiến trao đổi tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh, vấn đề nổi cộm, căn cốt nhất trong những vấn đề đã nêu là nhà ở xã hội cho công nhân. Đây cũng là nội dung cả hệ thống chính trị của thành phố đang vào cuộc nhưng vẫn còn chậm so với yêu cầu, kế hoạch. Thành phố phấn đấu năm 2024 sẽ có những dự án khởi công và hoàn thành được, từ đó tạo ra quỹ nhà cho anh chị em công nhân.

Bên cạnh đó, sẽ thực tế hơn quá trình tiếp cận, hồ sơ, thủ tục quy trình thực hiện; có chính sách hỗ trợ để người đáng được hưởng sẽ được hưởng; quan tâm đến một loạt thiết chế khác như thiết chế văn hóa để CNLĐ ổn định cuộc sống, trong đó công tác khảo sát phải sâu sát và Liên đoàn lao động thành phố cần tiếp tục làm tốt công tác này.

Chia sẻ thêm với CNLĐ về tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh, hiện nay có nhiều nhóm người phải làm việc đến cuối đời mà không có lương hưu, không tham gia bảo hiểm xã hội hoặc có tham gia bảo hiểm xã hội nhưng rút ra và dừng lại. Đó là thiệt thòi, và không nên để xảy ra tình trạng đó.

“Những người rút bảo hiểm xã hội một lần có thể giải quyết được khó khăn trước mắt nhưng trong trường hợp không may, khi về già họ lại không có lương hưu, tự mình rời bỏ an sinh xã hội, ý nghĩa tốt đẹp của bảo hiểm xã hội” - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nhấn mạnh.

Theo Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, thời gian qua, Quốc hội rất quan tâm đến vấn đề này, Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) cũng sẽ có những điều chỉnh để luật chặt chẽ hơn, tối ưu nhất chính sách cho người lao động. Thời gian tới các cơ quan cũng cần tăng cường truyền thông để người lao động hiểu rõ, có thêm nhận thức về lợi ích khi tham gia bảo hiểm xã hội lâu dài.

Hội nghị đã có 24 kiến nghị của CNLĐ trực tiếp đến lãnh đạo thành phố. Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đánh giá những ý kiến rất sát với thực tế đời sống, chính quyền lắng nghe được tâm tư, nguyện vọng của anh chị em công nhân, những đề xuất từ cụ thể đến vĩ mô. Trước những kiến nghị của CNLĐ, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội giao các sở, ban, ngành tiếp tục tháo gỡ; cái gì làm ngay thì phải xác định được thời gian, cái gì cần nghiên cứu thì phải có lộ trình, rõ qua điểm, cách làm.
推荐内容