【kêt quả trực tiếp】Cơ cấu lại ngân sách từ tự chủ đơn vị sự nghiệp công
Chậm do thận trọng
Theo Bộ Tài chính, quan điểm đặt ra khi ban hành Nghị định số 16/2015/NĐ-CP (Nghị định 16) sửa đổi Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với ĐVSN công lập chính là nhằm đổi mới toàn diện, cơ cấu lại các ĐVSN công; đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các ĐVSN, bao gồm cả về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và về tài chính; đơn vị càng tự chủ cao về tài chính thì được tự chủ cao trong triển khai thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và phân bổ, sử dụng các nguồn tài chính; phân định rõ các nhóm đơn vị và loại hình dịch vụ sự nghiệp công để có bước đi và lộ trình phù hợp xóa bỏ bao cấp qua giá, từng bước tính đủ chi phí. Bên cạnh đó, Nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng chính sách sử dụng dịch vụ sự nghiệp công; đổi mới phương thức chi từ ngân sách cho các ĐVSN theo hướng tăng cường thực hiện phương thức đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ trên cơ sở hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật.
Đã qua gần 2 năm, theo đánh giá của Bộ Tài chính, việc triển khai Nghị định số 16 đang chậm hơn so với kế hoạch đặt ra, đặc biệt trong việc ban hành các Nghị định chuyên ngành. Theo lộ trình, quý 4-2015 đã phải ban hành 7 Nghị định chuyên ngành nhưng đến nay mới có 2 Nghị định được Chính phủ ban hành là Nghị định số 54/2016/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập; Nghị định số 141/2016/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của ĐVSN công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác. 3 Nghị định đã trình Chính phủ dự thảo gồm Nghị định quy định cơ chế tự chủ của ĐVSN công lập trong lĩnh vực y tế; Nghị định lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch; Nghị định quy định cơ chế tự chủ của ĐVSN công lập trong các lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. 1 Nghị định đã lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp để hoàn thiện trình Chính phủ; 1 Nghị định đang lấy ý kiến các bộ, ngành lần 2.
Cùng với các Nghị định chuyên ngành, có 2 Bộ đã phê duyệt 3 Quyết định ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN của từng bộ, cơ quan Trung ương là Bộ Y tế, Bộ Lao động, thương binh và xã hội. 7 Bộ gồm: Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tài nguyên và Môi trường; Công Thương; Xây dựng; Thông tin truyền thông; Khoa học và Công nghệ; Giáo dục và Đào tạo cũng đã trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Quyết định. Chỉ còn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn đang dự thảo và lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương.
Ở địa phương, hầu hết các tỉnh, thành phố đã trình Ủy ban nhân dân ban hành Kế hoạch hành động triển khai và tuyên truyền, phổ biến Nghị định số 16. Về xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo phân công, mới chỉ có tỉnh Tiền Giang hoàn thành ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN của địa phương. 5 tỉnh đã ban hành quy hoạch mạng lưới các ĐVSN công lập trực thuộc địa phương gồm: Quảng Bình (báo chí xuất bản, in phát hành); Lạng Sơn (tài nguyên môi trường; giao thông vận tải); Quảng Ninh (y tế; giáo dục đào tạo); Khánh Hòa (y tế và giáo dục-đào tạo); Hậu Giang (văn hóa, thể thao, du lịch; dịch vụ việc làm). Tỉnh Quảng Bình đã ban hành các định mức kinh tế kỹ thuật áp dụng trong các lĩnh vực dịch vụ sự nghiệp công thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
Đưa ra nguyên nhân của sự chậm trễ, Bộ Tài chính cho rằng: Nghị định số 16 là sự thay đổi cơ bản, căn bản phương thức tự chủ và phương thức đầu tư của ngân sách đối với lĩnh vực sự nghiệp công nên sẽ phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc dẫn đến các bộ, ngành địa phương cũng như các ĐVSN thận trọng cũng là điều tất yếu.
Tăng chi cho mục tiêu trọng điểm
Đánh giá về quá trình triển khai, ông Phạm Văn Trường - Vụ trưởng Vụ Tài chính, hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính cho biết: Việc thực hiện Nghị định số 16 đã góp phần thúc đẩy hơn nữa các ĐVSN vươn lên, tăng cường khả năng tự chủ ở mức cao hơn, thúc đẩy khu vực sự nghiệp công phát triển nhanh, mạnh và bền vững, nâng cao số lượng, chất lượng dịch vụ công, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội,…
Mục tiêu lớn nhất của việc thực hiện tự chủ các ĐVSN hướng tới là cơ cấu lại NSNN đang được định hình. Khi các ĐVSN tăng quyền tự chủ, tự đảm bảo kinh phí hoạt động, phần hỗ trợ trực tiếp từ NSNN cho các đơn vị sẽ được cơ cấu lại, chuyển sang chi cho các đối tượng thụ hưởng dịch vụ của các đơn vị đó. Từ đó, tổng chi NSNN cho các lĩnh vực vẫn được đảm bảo không giảm nhưng lại hỗ trợ tốt hơn cho các lĩnh vực đó phát triển. Đại diện Bộ Tài chính ví dụ trong lĩnh vực y tế, số tiền ngân sách chi cho các đơn vị y tế, nay chuyển sang chi hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho các đối tượng nghèo, gia đình chính sách, người ở vùng sâu vùng xa,... Việc này sẽ mang đến tác động nhiều chiều, vừa thúc đẩy nhanh quá trình mở rộng đối tượng tham gia, tăng diện bao phủ bảo hiểm y tế, vừa dành được nguồn để thực hiện cải cách tiền lương; tăng chi cho các chương trình y tế dự phòng, những mục tiêu trọng điểm do Nhà nước đầu tư như tiêm chủng, bệnh viện tâm thần, trại phong,…
Một điểm đáng lưu ý, theo thống kê của Bộ Tài chính, từ khi thực hiện đổi mới ĐVSN công lập, chất lượng dịch vụ tăng lên rõ rệt, thu nhập bình quân của người lao động tăng khoảng 0,5 đến 1,5 lần so với trước đây. Sự ra đời của Nghị định số 16 có thể nói là một bước tiến mới, thay đổi cơ bản phương thức tự chủ và phương thức đầu tư của ngân sách đối với lĩnh vực sự nghiệp công. “Những cơ chế, chính sách mới thì đương nhiên sẽ khó, sẽ gặp nhiều vướng mắc. Trong quá trình xây dựng các Nghị định, các bộ, ngành cũng rất thận trọng. Đa số các ĐVSN cũng đã sẵn sàng triển khai ngay khi đủ điều kiện. Tuy nhiên, thực tế, một số ĐVSN vẫn chưa sẵn sàng, còn có tâm lý trông chờ vào ngân sách, nhưng chỉ là số ít. Chúng tôi đã và đang tích cực tuyên truyền để thay đổi nhận thức cũng như mức độ sẵn sàng thực hiện cơ chế này của các bộ, ngành, địa phương và ĐVSN” - ông Trường nói.
Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu ĐVSN kinh tế Một trong hai Nghị định chuyên ngành đã được Chính phủ ban hành là Nghị định số 141/2016/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của ĐVSN công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo. Điểm nổi bật của Nghị định này là đề cập cụ thể trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị trong việc đạt được mục tiêu của đơn vị. Theo đó, trong các ĐVSN kinh tế và sự nghiệp khác, người đứng đầu chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và trước pháp luật đối với các quyết định thực hiện quyền tự chủ về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính. Người đứng đầu phải bảo đảm chất lượng dịch vụ sự nghiệp công theo các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Mặt khác, có trách nhiệm giải trình hoạt động của đơn vị theo quy định của pháp luật; hàng năm phải báo cáo tình hình, đánh giá kết quả thực hiện cơ chế tự chủ cho cơ quan cấp trên. |
(责任编辑:Thể thao)
- Cam kết phát triển bền vững, Generali Việt Nam tăng vốn điều lệ lên hơn 8.202 tỷ đồng
- NA Chair invites greater Swiss investment in key industries
- Quảng Trị hailed for its development: Party Secretary
- PM condoles UK terror attack losses
- Mưa lớn gây sạt lở trên đèo Bảo Lộc, giao thông ùn tắc
- Vietnam promotes solidarity, cooperation in Francophone community
- Provincial department merger faces hurdles
- Public debt growth due to missed GDP target: minister
- Lịch tạm ngừng cung cấp điện từ ngày 04
- PM calls for overhaul of VN rice sector
- Japanese warship visits Cam Ranh port
- Public property rules need more clarification
- Bình Phước: Đề nghị tạm đình chỉ trưởng công an xã trong clip đấm đá dân
- WHO called on to help Việt Nam improve public health care
- Cách nhận biết iPhone có dùng SIM ghép hay không
- Gov’t programme on thrift practice, wastefulness prevention
- President hosts AFP news agency head
- Awards revoked from PVC, former chairman
- Điều tra nguyên nhân tử vong của một nghi can trộm chó ở Bình Thuận
- Party chief hosts Vientiane governor