【ty so truc tiep hom nay】Tình người neo giữ những phận đời
Với những trường hợp không nơi nương tựa,ìnhngườineogiữnhữngphậnđờty so truc tiep hom nay nhờ cái tình của cán bộ, nhân viên ở Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Bình Dương (phường An Thạnh, TP.Thuận An), họ như được sưởi ấm. Ở cái tuổi gần đất xa trời, họ lại được tiếp thêm nghị lực để sống vui, sống khỏe phần đời còn lại.
Mái nhà của những mảnh đời bất hạnh
Chúng tôi đến thăm các cụ tại Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Bình Dương vào một buổi sáng khi các nhân viên đang dọn vệ sinh, tắm rửa, thay quần áo cho các cụ già yếu, các cụ không còn khả năng tự phục vụ và cảm nhận được niềm vui trên từng khuôn mặt của mọi người. Trên các dãy hành lang nối liền từng phòng khá sạch sẽ, thoáng đãng, có vài cụ vừa phe phẩy chiếc quạt nan trên tay vừa trò chuyện rôm rả. Nhờ sự nuôi dưỡng, chăm sóc tận tình của các cán bộ, nhân viên trung tâm mà những phận đời bất hạnh ở tuổi xế chiều như được tiếp thêm nghị lực để họ vui sống phần đời còn lại.
Nhân viên dìu các cụ già yếu, không còn khả năng vận động
Trong khu nhà mát ấm cúng, ông Dương Văn Thu, sinh năm 1944, rưng rưng nói: “Ngày nào tôi cũng mong ngóng được trở về gia đình của mình, nhưng tôi không thể nhớ đường về, không nhớ tên, không nhớ tuổi, không tỏ tường mặt cha mẹ, con cái của mình”.
Khoảng 3 năm trước ông Thu được đưa vào trung tâm khi ông lang thang trên đường. Được sự chăm sóc tận tình của cán bộ, nhân viên trung tâm, ông Thu dần dần hồi phục tinh thần, sức khỏe. “Ở đây tôi không phải lo cơm, lại có bạn già đồng cảnh ngộ bầu bạn, lúc ốm đau bệnh tật có các cô chăm sóc, lo lắng. Thế là tôi mãn nguyện lắm rồi”, ông Thu cho biết.
Bà Trần Thị Bé, Trưởng phòng Công tác xã hội và phát triển cộng đồng, Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Bình Dương, cho biết: “Ở trung tâm, mỗi đối tượng là một số phận đặc biệt, nhưng đều có chung hoàn cảnh là không còn nơi nương tựa. Chính vì thế, cán bộ, nhân viên trung tâm luôn coi họ như những người thân của mình để tận tình chăm sóc, phục vụ 24/24 giờ”. |
Cách khu nhà mát không xa, một vài cụ đang cùng nhau xem tivi. Nụ cười móm mém, bà Lê Thị Phố (90 tuổi), kể: “Hồi xưa tôi bán chè đậu ở ngoài chợ. Năm tôi 33 tuổi chồng chết, rồi 2 đứa con trai cũng bỏ tôi mà đi. Nhờ có cán bộ, nhân viên chăm sóc tận tình, tôi yên tâm nương nhờ, sống phần đời còn lại”.
Lúc này không khí dưới khu nuôi dưỡng bệnh cũng không kém phần rộn rã. Các nhân viên chậm rãi đút từng muỗng cháo cho những người không còn khả năng vận động. Một vài nhân viên chăm sóc khác lại tất tả gom đồ đạc đi theo xe cấp cứu, đưa người trở nặng lên bệnh viện chăm sóc. Phía bên kia dãy phòng, tiếng nhắc nhở nhau uống thuốc, tiếng cán bộ điều dưỡng hỏi thăm sức khỏe các cụ làm râm ran cả một góc trung tâm. Cứ như thế, nơi đây trở thành mái nhà chung của những mảnh đời bất hạnh.
Bà Trần Thị Bé, Trưởng phòng Công tác xã hội và phát triển cộng đồng, Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Bình Dương, cho biết ở trung tâm, mỗi đối tượng là một số phận đặc biệt. Có cụ bị tàn tật không có khả năng tự lập; có người vì tuổi tác hay vì bị một cú sốc tinh thần mà mất đi trí nhớ rồi đi lang thang. Cũng có người vì cuộc sống mưu sinh vất vả phải “tha phương cầu thực” kiếm sống đến nỗi chẳng còn nhớ đường về gia đình của mình. “Tuy mỗi người là mỗi số phận khác nhau nhưng đều có chung hoàn cảnh là không còn nơi nương tựa. Chính vì thế, cán bộ, nhân viên trung tâm luôn coi họ như những người thân của mình để tận tình chăm sóc, phục vụ 24/24 giờ ”, bà Trần Thị Bé cho biết.
Lan tỏa yêu thương
Một ngày làm việc của các nhân viên Phòng chăm sóc khẩn cấp và dài hạn, Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Bình Dương bắt đầu từ rất sớm. Công việc của họ là vệ sinh cá nhân, thay bỉm, lau người, bón ăn sáng cho những cụ bị bại liệt; giặt giũ, dọn dẹp phòng và dành thời gian ít ỏi chia sẻ tâm tình với các cụ. Những việc này tưởng chừng như đơn giản nhưng để gắn bó với nghề, các nhân viên nơi đây phải chăm sóc đối tượng bằng tất cả tình yêu thương, sự cảm thông, chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh và xem các cụ như chính người thân trong gia đình. Chị Đường Thị Xương, nhân viên Phòng chăm sóc khẩn cấp và dài hạn, là một trong những điển hình như vậy. Vào làm việc từ năm 2010 đến nay, lúc đầu chị Xương gần như choáng ngợp với công việc. Có lúc chị nghĩ nên tìm một việc làm khác nhẹ nhàng hơn, nhưng rồi chứng kiến những mảnh đời bất hạnh, chị lại quyết định ở lại để giúp đỡ những người không quen biết mà giờ đây đã trở thành một phần tất yếu trong cuộc sống của chị.
Nhân viên bón sữa cho các cụ già yếu
Chị Xương nhớ lại quãng thời gian suốt 4 năm ròng rã vào ra bệnh viện chăm sóc ông Nguyễn Văn Bốn, sinh năm 1965, là đối tượng lang thang ngoài cộng đồng được địa phương đưa vào trung tâm trong tình trạng “nhớ nhớ quên quên”. Câu chuyện cuộc sống của ông trải ra trước mắt chị về sự gian truân của một kiếp người để đến khi “nhắm mắt xuôi tay” lại cô đơn quạnh quẽ khi chỉ có chị là người “thân” duy nhất ở bên cạnh. Chính vì những mảnh đời bất hạnh như ông Bốn mà chị Xương luôn nhắc mình phải gắn bó hơn với công việc, yêu thương các cụ như người thân trong gia đình.
Khác với chị Xương, cơ duyên gắn bó với trung tâm của chị Bùi Thị Hồng Hiên, quê Thái Bình, nhân viên Phòng chăm sóc khẩn cấp và dài hạn, lại qua lời giới thiệu “làm tạm một thời gian rồi tìm việc khác”. Ấy vậy mà đến nay công việc này đã gắn bó với chị Hiên suốt 10 năm qua. Đây là quãng thời gian không nhiều nhưng đủ để chị cảm nhận những số phận kém may mắn, gặp nhiều bất hạnh của một số người trong cuộc sống. Cụ thể như trường hợp của bà Nguyễn Thị Lan khi địa phương đưa vào trung tâm, thần kinh bà Lan không ổn định, không kiểm soát được bản thân nên cứ đêm khuya là bà vùng dậy quấn đồ đạc vác lên vai, đập cửa đòi về. Bằng trái tim chia sẻ, tình yêu và sự cảm thông, chị Hiên và các nhân viên thay phiên chăm sóc, giúp bà Lan ổn định tinh thần. Chị kết hợp với các nhân viên của các phòng ban khác trong trung tâm tìm lại gia đình cho bà. Ngày bà Lan về đoàn tụ với gia đình, cả trung tâm chia tay trong niềm vui khó tả.
“Cùng với việc chăm sóc, nuôi dưỡng, trung tâm còn giúp các đối tượng tìm, gặp lại người thân. Có những trường hợp gia đình đã nhận ra người thân nhưng họ lại không chứng minh được mối quan hệ. Thế là, một vài trường hợp phải đành ở lại, tiếp tục gắn bó với trung tâm như một thành viên trong đại gia đình”, bà Trần Thị Bé, cho biết thêm.
KIM HÀ
相关文章
Nhận định, soi kèo Cartagena vs Leganes, 21h30 ngày 5/1: Giải quyết sau phút 90
Nhận định bóng đá Cartagena vs Leganes hôm nayCác cầu thủ Cartagena đ&ati2025-01-25Khai thuế suất nhóm hàng 211 Biểu thuế XK Nghị định 57
Áp dụng thuế suất đối với nhóm hàng 211 Biểu thuế xuất khẩu theo Nghị định 57Tăng cường tuyên truyền2025-01-25Chính sách thuế không phân biệt giữa đại lý du lịch trực tuyến Việt Nam hay nước ngoài
Hà Nội: Quản lý thuế chặt hộ kinh doanh nhà nghỉ, tránh để người nước ngoài lưu trú không khai báoHe2025-01-25Thiếu niên 14 tuổi đâm chết bạn trước cổng trường
- Nghe tiếng la thất thanh trước trường cấp 2, người dân chạy ra thì phát hiện thiếu niên 16 tuổi n2025-01-25Bàn tay chai sạn của cha mẹ và ước mơ nghệ thuật của con
Em Cao Đặng Khánh Linh, Trần Thị Ngọc Mai (bên phải) chăm chỉ tập luyện cùng các bạn1. Trong căn nhà2025-01-25Vụ hiếp dâm trẻ em: Gã đàn ông dụ bé gái vào xoa bóp rồi xâm hại
- Thấy bé gái 8 tuổi đi xe đạp qua, gã đàn ông gọi vào nhà đấm bóp cho mình rồi xâm hại cô bé.Tin ph2025-01-25
最新评论