您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文

【lich tttt】Công khai danh sách các doanh nghiệp nợ thuế: Nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế

Ngoại Hạng Anh75人已围观

简介DN nộp thuế tốt sẽ trở thành “bạn vàng” của cơ quan thuế.Đảm bảo công bằng trong hoạt động kinh doan ...

DN nộp thuế tốt sẽ trở thành “bạn vàng” của cơ quan thuế.

DN nộp thuế tốt sẽ trở thành “bạn vàng” của cơ quan thuế.

Đảm bảo công bằng trong hoạt động kinh doanh

Cục Thuế TP. Hà Nội là cơ quan thường xuyên đăng công khai,ôngkhaidanhsáchcácdoanhnghiệpnợthuếNângcaoýthứctuânthủphápluậtthuếlich tttt định kỳ danh sách các đơn vị nợ thuế, phí và các khoản thu từ đất trên website của mình, cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đơn cử, mới đây nhất, Cục Thuế TP. Hà Nội đã công khai đợt tháng 5/2018 danh sách 143 đơn vị nợ thuế, phí và tiền thuê đất, với số nợ là trên 253,4 tỷ đồng.

Bình luận về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Cúc – Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam cho rằng, thực hiện công bố các DN còn nợ thuế là một nội dung để đảm bảo công khai, minh bạch trong công tác quản lý thuế. Theo đó, cơ quan thuế phải nêu bật được những đơn vị chấp hành tốt, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ. Đồng thời, những DN còn chậm nộp thuế, nợ thuế cũng phải được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để thúc đẩy việc giảm thiểu nợ thuế, nâng cao hiệu quả thu ngân sách nhà nước (NSNN). “Trên thực tế, Cục Thuế TP. Hà Nội hàng năm thường xuyên tổ chức tuyên dương những đơn vị nộp thuế tiêu biểu, để khích lệ, động viên DN tiếp tục thực hiện tốt nghĩa vụ thuế của mình, cũng như nêu gương cho các đơn vị khác học tập và ngược lại”, bà Cúc nhấn mạnh.

Cũng theo bà Cúc, có nhiều nguyên nhân dẫn đến nợ thuế của DN. Trước hết, nhiều DN do nguồn lực tài chính hạn chế, nên trong quá trình sản xuất, kinh doanh đến kỳ mua nguyên vật liệu hay đầu tư máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất thì phải có tiền trả cho nhà cung cấp mới mua được hàng. Trong khi đó, tiền nộp thuế DN có thể chậm nộp, vì vậy DN buộc phải nợ thuế để có nguồn tài chính trước mắt phục vụ cho hoạt động của DN. Sau đó khi có doanh thu, DN sẽ tính đến việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế mà trước đó chưa thực hiện.

Có ý kiến cho rằng, vì tỷ lệ tiền phạt chậm nộp thuế không cao nên DN sẵn sàng không nộp thuế để khỏi phải vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên, bà Cúc không đồng tình với lập luận này. Bà lý giải, hiện nay quy định về phạt chậm nộp là lãi suất 0,03%/ngày, như vậy, nếu tính trong cả một năm thì lãi suất này không phải là thấp. “Hơn nữa, đối với khoản lãi vay ngân hàng thì sẽ được hạch toán vào chi phí đầu vào của DN, để được trừ khi tính toán thuế thu nhập DN. Trong khi đó, tiền phạt chậm nộp thuế thì không được hạch toán vào chi phí để được trừ khi nộp thuế thu nhập DN. Điều này khiến chi phí của DN bị “đội” lên rất nhiều. Phân tích như vậy để thấy rằng, nếu nói DN nợ thuế vì tiền phạt chậm nộp thấp là không xác đáng”, bà Cúc nhấn mạnh.

Theo ông Tô Hoài Nam – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam, nhiều DN nợ thuế còn do những nguyên nhân khách quan như DN thực hiện đầu tư, xây dựng những công trình có sử dụng nguồn vốn NSNN, nhưng nguồn vốn này chưa được giải ngân nên DN chậm nộp thuế. Ngoài ra, cũng còn tồn tại một bộ phận DN luôn có tâm lý “chây ỳ” hay tìm mọi cách để lách thuế, trốn thuế...

DN tuân thủ Pháp luật tốt sẽ được ưu tiên

Bà Nguyễn Thị Cúc cho rằng, DN có ý thức tuân thủ pháp luật thuế tốt, thực hiện nghĩa vụ đóng thuế đầy đủ, đúng hạn được rất nhiều lợi ích. Trước hết, khi DN nộp thuế tốt sẽ trở thành “bạn vàng” của cơ quan thuế. Điều này có ý nghĩa không chỉ ở việc DN sẽ được cơ quan thuế nêu gương, tuyên dương, mà còn được tạo nhiều điều kiện thuận lợi như được ưu tiên hoàn thuế trước… Ngược lại, nếu DN có tâm lý cố tình chây ỳ nợ thuế, thì cơ quan thuế sẽ đưa DN vào nhóm đối tượng thuộc diện rủi ro cao hay quá trình thanh tra, kiểm tra, hoàn thuế… cũng kiểm soát chặt hơn. “Thực hiện công khai các đơn vị nợ thuế nhằm mục tiêu thúc đẩy DN nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế. Do đó, DN cần thu xếp nguồn tài chính để nộp các khoản tiền nợ thuế vào NSNN trước khi bị áp dụng các biện pháp quyết liệt hơn”, bà Cúc khuyến cáo.

Cũng có chung quan điểm với bà Cúc, theo ông Tô Hoài Nam, hiện nay người tiêu dùng đánh giá về DN không chỉ dừng lại ở việc đánh giá sản phẩm, dịch vụ do DN cung cấp, mà còn đánh giá DN thông qua việc chấp hành thực hiện những chính sách, quy định của Nhà nước, trong đó có pháp luật thuế. Bởi vậy, sản phẩm của DN khó có thể “ghi điểm”, có chỗ đứng vững chắc trong lòng người tiêu dùng nếu như DN thường xuyên bị “bêu tên” về nợ thuế.

Diệu Thiện

Tags:

相关文章