【trận đấu lorient】Nhiều giải pháp phục hồi kinh tế sau giãn cách
Đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng
Xuất phát từ việc nhiều quốc gia đã tổ chức thành công mùa mua sắm tập trung,ềugiảiphápphụchồikinhtếsaugiãncátrận đấu lorient tạo điểm nhấn kích cầu tiêu dùng trong nước, thu hút đông đảo du khách quốc tế như: Mỹ có mùa mua sắm cuối năm khởi đầu bằng sự kiện Black Friday (thứ sáu tuần thứ 4 tháng 11) và kết thúc vào lễ Giáng sinh (24/12); Singapore có chương trình “Great Singapore sale” vào tháng 6 hằng năm; Malaysia mỗi năm có 3 mùa mua sắm (“Super Sale” vào tháng 3, “Mega Sale Carnival” từ 15/6 đến 31/8 và “Year End Sale” vào tháng 11, 12)… Chính quyền TP. Hồ Chí Minh cũng muốn có các chương trình mua sắm riêng lớn như các nước này trong bối cảnh kinh tế vừa trải qua giai đoạn khó khăn do phải thực hiện giãn cách, nên đã chỉ đạo Sở Công thương chủ trì tổ chức triển khai chương trình khuyến mại tập trung - Shopping Season 2021.
Nhiều mặt hàng sẽ được giảm giá trong chương trình khuyến mại tập trung - |
Theo đó, chương trình diễn ra từ ngày 15/11 đến 31/12, đã thu hút sự tham gia của 586 doanh nghiệp (DN) với gần 1.700 mục, mức khuyến mại từ 30 - 70%. Đây sẽ là bước khởi đầu để thành phố tổ chức các sự kiện khuyến mại thường niên, xuyên suốt giai đoạn 2021 - 2025. Hiện tại, Sở Công thương TP. Hồ Chí Minh đã kiến nghị UBND thành phố cho triển khai chương trình “khuyến mãi tập trung” này hai lần một năm vào những năm tới. Cụ thể là đợt một vào giữa năm từ 15/6 đến 15/7 và đợt hai vào cuối năm từ 15/11 đến 15/12, bởi người tiêu dùng có thói quen mua sắm theo các chương trình khuyến mãi, mong chờ những chương trình có mức giảm giá hoặc quà tặng hấp dẫn, trong khi DN cũng có nhu cầu tham gia các chương trình kích cầu tập trung để giới thiệu sản phẩm mới, đẩy nhanh tiêu thụ sản phẩm cuối mùa, hàng tồn kho…
Thực tế từ năm 2020 cho thấy, do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên hoạt động sản xuất - kinh doanh thường xuyên gặp khó khăn; đặc biệt là đợt bùng phát dịch lần thứ 4 đến nay đã gây nên những hậu quả nặng nề nhất đối với kinh tế - xã hội của TP. Hồ Chí Minh. Lần đầu tiên trong lịch sử, tốc độ tăng trưởng GRDP quý III/2021 của TP. Hồ Chí Minh giảm đến 24,39%, kéo tốc độ tăng trưởng 9 tháng đầu năm giảm 4,98% so với cùng kỳ. Trong bối cảnh mà giá nhiên liệu, nguyên liệu trong lẫn ngoài nước nhập khẩu đều tăng như hiện nay, việc tổ chức chương trình khuyến mãi tập trung, ngoài việc chia sẻ bớt gánh nặng trước áp lực tăng giá với người tiêu dùng, còn giúp DN nhanh chóng phục hồi và phát triển sản xuất, giải quyết việc làm cho người lao động… đồng thời được kỳ vọng sẽ là một trong nhiều yếu tố góp phần đưa kinh tế TP. Hồ Chí Minh dần phục hồi và trở lại quỹ đạo tăng trưởng như trước đây.
Tăng gói hỗ trợ, ưu tiên các lĩnh vực trụ cột
Bên cạnh các chương trình kích cầu tiêu dùng, kinh tế TP. Hồ Chí Minh cũng nhận được sự quan quan lớn của giới chuyên gia, các nhà học thuật thông qua nhiều ý kiến đóng góp, trong đó đáng quan tâm nhất là ý kiến của GS.TS. Nguyễn Trọng Hoài - Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH), với khuyến nghị cần chú trọng vào một số trụ cột để phục hồi kinh tế nhanh và bền vững. Theo đó, trụ cột đầu tiên là các gói hỗ trợ phục hồi phải đạt ít nhất trên 5% GRDP cho năm 2022 và 2023 vì hiện nay gói hỗ trợ chung của quốc gia đã chiếm hơn 10% GDP cho cùng một giai đoạn.
TP. Hồ Chí Minh muốn phục hồi nhanh và bền vững thì các gói hỗ trợ này ngoài việc tập trung cho các gói ngắn hạn (các lĩnh vực an sinh xã hội, hỗ trợ DN về tiếp cận vốn), về dài hạn nên tập trung và thúc đẩy các dự án giao thông vành đai tạo kết nối liên vùng. Khi đó, các luồng di chuyển logistics sẽ có chi phí thấp, giúp khơi thông mối liên kết với các tỉnh Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Kinh phí gói hỗ trợ phục hồi cũng nên tập trung vào các dự án chuyển đổi số cho toàn thành phố, các ngành dịch vụ và các ngành công nghiệp trọng yếu tạo nền tảng cho việc tăng năng suất trong dài hạn, đồng thời tăng sức chống chịu đại dịch và biến đổi môi trường.
“Trụ cột thứ hai là phải thực hiện các giải pháp tái cấu trúc trung hạn để chuyển đổi thành phố thực sự là một siêu đô thị theo tiếp cận đô thị thông minh. Trong đó, các điểm nhấn cần nỗ lực đạt được là trung tâm tài chính, giáo dục, công nghệ được định vị trong khu vực châu Á, thông qua các giải pháp có tính đột phá như: chuyển đổi các ngành kinh tế theo hướng đổi mới sáng tạo ứng dụng các công nghệ thông tin và truyền thông; các công nghệ đột phá, thâm dụng lao động kỹ năng và nguồn nhân lực tri thức từ Việt Nam và khu vực; thu hút các FDI công nghệ thân thiện môi trường; thu hút các nhà đầu tư dịch vụ giáo dục, y tế, tài chính và logistics phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội không chỉ riêng cho thành phố mà cho cả vùng TP. Hồ Chí Minh…” - ông Nguyễn Trọng Hoài nói.
Cho phép doanh nghiệp tự chủ phòng chống dịch, thực hiện phục hồi kinh tế Trên cơ sở sống chung an toàn và bền vững với Covid-19, TP. Hồ Chí Minh đang tiếp tục thực hiện 5K, bớt khắt khe hơn trong các biện pháp chống dịch, cho phép doanh nghiệp tự chủ trong việc triển khai những hoạt động phòng chống dịch và mạnh dạn xây dựng cũng như thực hiện kế hoạch phục hồi kinh tế để tranh thủ thời cơ. |
相关推荐
- Tập trung cải cách hành chính, chống gây phiền hà, sách nhiễu doanh nghiệp
- Hà Nội: Đầu tư 70,3 tỷ đồng đào tạo 24.000 lao động nông thôn
- Khám nhà đại gia vùng biên nghi cầm đầu đường dây ma túy "khủng"
- Luật tiếp cận thông tin: Sẽ chấm dứt tình trạng “bưng bít” thông tin?
- Infographics: Công tác cổ phần hóa, sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước năm 2024
- Lãnh đạo Tổng cục Thuế: Không cứng nhắc hoãn xuất cảnh doanh nhân nợ thuế
- Các loại hình thiên tai đều xuất hiện và cực đoan hơn
- Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đánh giá tổng kết 20 năm thi hành Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng