当前位置: 当前位置:首页 > Cúp C2 > 【đá xiên 2 đài miền nam】“Siêu uỷ ban” giúp Chính phủ quản lý vốn Nhà nước hiệu quả 正文

【đá xiên 2 đài miền nam】“Siêu uỷ ban” giúp Chính phủ quản lý vốn Nhà nước hiệu quả

2025-01-10 22:50:56 来源:88Point 作者:Nhận Định Bóng Đá 点击:435次

sieu uy ban giup chinh phu quan ly von nha nuoc hieu qua

Hoạt động sản xuất tại một DNNN. Nguồn: Internet.

Việc thành lập một Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là điều cần thiết. Bàn về vấn đề này,êuuỷbangiúpChínhphủquảnlývốnNhànướchiệuquảđá xiên 2 đài miền nam TS. Lê Đăng Doanh cho biết: “Ủy ban này đã được Trung ương quyết định và việc thành lập Ủy ban sẽ lấy đi lợi ích nhóm của các chủ sở hữu là các bộ, ngành, để các bộ, ngành sau này sẽ chuyên tâm cho hoạt động quản lý Nhà nước, và thực hiện quản lý nhà nước, xây dựng chính sách một cách bình đẳng”.

TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cũng ủng hộ việc thành lập một Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Bởi đây chính là việc tách các DNNN ra khỏi chế độ chủ quản của các bộ. "Khối lượng tài sản của Nhà nước đang bị phân tán, quá nhiều đầu mối quản lý, khi xảy ra sai phạm không ai chịu nhận trách nhiệm giải trình trước Chính phủ, Quốc hội…” – TS Cung nêu quan điểm.

Cũng theo TS. Cung, tài sản của Nhà nước, nguồn quỹ quốc gia nên để một đầu mối quản lý, và mô hình quản lý này cũng đã được các nước trên thế giới áp dụng, ví dụ như Trung Quốc hay Indonesia.

“Việc thành lập Ủy ban quản lý vốn nhà nước là tốt, vì để nhiều đầu mối như hiện nay sẽ dễ sinh tham nhũng. Điều cần làm là phải xây dựng được cơ quan tinh nhuệ và đảm bảo yêu cầu, phải có cơ chế minh bạch, có sự giám sát của Quốc hội và người dân, không thể cứ giao tiền là xong…” – TS Cung nói.

Đồng quan điểm, TS. Võ Trí Thành cho rằng: “Đã là sở hữu công và quyền ra chính sách tại bộ, ngành thì muôn thuở bao giờ cũng vướng xung đột lợi ích và rủi ro đạo đức. Vừa qua Chủ tịch Uỷ ban quản lý vốn nhà nước của Trung Quốc bị bắt vì tham nhũng. Cho nên dù là tổ chức nào chúng ta cũng phải đề cao sự minh bạch, hoạt động giám sát, năng lực và tính chuyên nghiệp để giảm thiểu rủi ro tới mức tối đa. Tôi ủng hộ chủ trương này, vì nó sẽ làm giảm thiểu xung đột lợi ích ở các bộ, ngành, đẩy nhanh việc thu nhỏ khu vực DNNN trước khi chúng ta có thể quản lý nó” - TS Thành nói.

Khi đề cập đến vấn đề Ủy ban này sẽ vận hành ra sao, TS. Thành tỏ ý lo ngại: “Việc thành lập và vận hành thực sự là một thách thức, vì có quá nhiều khó khăn. Tôi thấy Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) ra đời lúc đầu với mục tiêu thu nhỏ khối DNNN, nhưng không làm được, mới chỉ gom vào đây mà chưa xử lý được hiệu quả về vốn. Nếu được làm lại, SCIC phải làm tốt hơn…" – TS. Thành nêu quan điểm.

Bà Phạm Chi Lan cho rằng: “Nhiều người đặt câu hỏi tại sao chúng ta phải lập ra một Uỷ ban quản lý vốn nhà nước tới 5 triệu tỷ đồng, vì trong bối cảnh hiện nay là không có sự lựa chọn nào khác. Bởi nếu không lập Ủy ban mà vẫn để mỗi DN được một bộ, địa phương quản lý như hiện nay thì vẫn kiểu chia quyền cho bộ và địa phương, sẽ không thể quản lý được. Tuy nhiên, thành công và hiệu quả của chính sách của Uỷ ban là phải nằm ở người quản lý…” – bà Lan nói.

Thành lập được Ủy ban để khẳng định địa vị pháp lý của cơ quan này

Chiều 16/1, tại Trụ sở Chính phủ, Tổ công tác của Thủ tướng về thành lập Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại DN đã họp bàn, phân công nhiệm vụ, công tác thời gian tới. Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Tổ trưởng Tổ công tác đã đưa ra chỉ đạo: “Trong quý I/2018 bảo đảm thành lập được Ủy ban để khẳng định địa vị pháp lý của cơ quan này”.

Tham dự cuộc họp gồm đầy đủ các thành viên Tổ công tác, gồm: Tổ phó Thường trực, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước Nguyễn Hoàng Anh, các Tổ phó: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng và các thành viên của Tổ công tác.

Lãnh đạo Chính phủ đề nghị Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ trình dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về việc thành lập Ủy ban để Chính phủ thảo luận, cho ý kiến tại phiên họp Chính phủ trong tháng 2/2018.

Bộ KH&ĐT khẩn trương xây dựng, trình Chính phủ dự thảo Nghị định về cơ cấu chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban, trong đó có thể hiện nội dung điều chỉnh các nghị định Chính phủ khác về cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của một số bộ (chuyển chức năng, nhiệm vụ của các Vụ Đổi mới doanh nghiệp về Ủy ban); các bộ, ngành tiếp tục đốc thúc tiến độ cổ phần hoá, bán vốn tại doanh nghiệp Nhà nước trong năm 2018 theo đúng kế hoạch, tiến độ đề ra.

作者:Cúp C2
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜