当前位置: 当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【kqbd kazakhstan】Phồn thực S’tiêng 正文

【kqbd kazakhstan】Phồn thực S’tiêng

2025-01-10 22:52:26 来源:88Point 作者:World Cup 点击:214次

Đối với phụ nữ S’tiêng,tikqbd kazakhstan cối, chày là những dụng cụ gần gũi thể hiện sự tần tảo, cần cù, chịu khó biến những hạt lúa trên nương, rẫy trở thành nguồn lương thực, thực phẩm quý giá nuôi sống bao thế hệ người S’tiêng. Để làm ra những chiếc cối, chày, người S’tiêng thường vào những khu rừng sâu, chọn cây gỗ có tuổi thọ cao, không bị mối, mọt để chế tạo. Công việc này thường do nam giới đảm nhiệm. Cối được người S’tiêng làm từ các loại gỗ như cẩm lai hoặc dầu gió. Kiểu hình của cối là hai đầu đều tròn, phần thân được đẽo thon phía giữa, một đầu cối được khoét lõm theo cách trên rộng, dưới hẹp gợi tưởng đến cái eo của người phụ nữ. Thân cối thường không được trang trí, để mộc. Chày được đẽo dài khoảng 1,5m.

Giã gạo - nét đẹp văn hóa của người S’tiêng được tổ chức trong nhiều lễ hội

Trong xã hội của người S’tiêng, công việc giã gạo thường được người phụ nữ đảm nhiệm. Buổi chiều tối hoặc sáng sớm phụ nữ S’tiêng thường gùi lúa ở kho ra phía trước hoặc sau nhà để giã gạo. Phụ nữ S’tiêng giã gạo thành thục, nhuần nhuyễn, dứt khoát trong từng động tác, cử chỉ. Khi giã gạo họ thường chụm hai chân khít vào nhau, hoặc mở rộng chếch theo hình chữ V, lấy sức của cánh tay, cổ tay, lưng để nện chày xuống cối. Khi nện chày xuống thì lưng người gập theo, chân vẫn ở tư thế thẳng, khi rút chày lên hít một hơi thật sâu để lấy sức cho những lần nện chày tiếp theo, bụng thóp lại và ngực ưỡn ra phía trước. Với tư thế này, người quan sát có cảm giác động tác giã gạo của phụ nữ S’tiêng có vẻ nhún nhảy, điệu đà tựa như một vũ điệu nhưng cũng rất hồn nhiên. Chính những động tác giã gạo hằng ngày là một phần không thể thiếu trong nghệ thuật trình diễn dân gian của người S’tiêng khi hòa nhịp với tiếng cồng, chiêng trong các lễ hội, lễ nghi...

Nồi đồng là một trong những dụng cụ không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của người S’tiêng. Nồi đồng được dùng để nấu cơm, đựng thức ăn, luộc thịt, đựng nước, sính lễ trong cưới hỏi, lễ cúng thần linh, hay là tài sản chia cho người chết... Với chế độ gia đình mẫu hệ của người S’tiêng, nồi đồng tượng trưng cho sự nuôi dưỡng, ấm no, hạnh phúc, giống như bầu vú mẹ, mang nguồn sống cho cộng đồng, gia đình.

Trong đời sống vật chất, tinh thần của người S’tiêng, cồng và chiêng chính là biểu tượng nguyên lý âm dương. Hai nhạc cụ này luôn hòa quyện với nhau trong tất cả các nghi lễ liên quan đến vòng đời người S’tiêng từ lúc sinh ra đến khi trưởng thành, về với tổ tiên, từ trong chiến đấu đến lao động sản xuất. Âm thanh của cồng, chiêng truyền tải năng lượng, khát vọng sống, con người vui vẻ chan hòa, nhịp cầu nối giữa con người với thế giới thần linh... cầu mong sức khỏe, vạn vật sinh sôi nảy nở.

Trong nghệ thuật trang trí của người S’tiêng, hình ảnh bông lúa xuất hiện trên trang phục, cây nêu không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn thể hiện cho sức sống, phát triển giống nòi, ước mong sản xuất phồn thịnh, mùa màng bội thu... Mỗi tác phẩm, hình tượng, mô típ hoa văn đều có một tên gọi và ý nghĩa gắn liền với đời sống thực, đời sống tâm linh, nối liền giữa đất - trời, con người - thần linh, nơi giao hòa âm dương vạn vật phản ánh đầy đủ những nét văn hóa đặc trưng của người S’tiêng. Những giá trị văn hóa tín ngưỡng phồn thực sẽ là nơi khơi nguồn cảm hứng sáng tạo để người S’tiêng tiếp tục gìn giữ, bổ sung vào mạch nguồn văn hóa và phát huy trong thời kỳ mới.

Đình Tâm

作者:Cúp C1
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜