【xep hang duc 2】Việt Nam có thực sự bước vào quỹ đạo tăng trưởng mới?

时间:2025-01-13 03:11:22来源:88Point 作者:La liga

TTT

PGS.TS Tô Trung Thành trình bày Báo cáo.

Ngày 22/3/2018,ệtNamcóthựcsựbướcvàoquỹđạotăngtrưởngmớxep hang duc 2 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phối hợp cùng Ban Kinh tế Trung ương và Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề Kinh tế Việt Nam năm 2017 và Triển vọng năm 2018.

Triển vọng nền kinh tế vẫn trông chờ vào sự gia tăng về đầu tư

Tại hội thảo, đánh giá về diễn biến kinh tế Việt Nam năm 2017 và điều hành chính sách trong năm, GS.TS Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế quốc dân cho biết, hầu hết các ý kiến đã đồng thuận rằng kết quả đạt được khả quan hơn cả mong đợi trong quá trình phục hồi của kinh tế năm 2017. Với năm 2018, kết quả quý 1 được dự báo là tiếp tục khởi sắc mạnh và nhiều ý kiến cho rằng “kinh tế Việt Nam đang bước vào quỹ đạo phát triển mới.

Tuy nhiên, theo GS.TS Trần Thọ Đạt, liệu chúng ta có thực sự đang đi trên một quỹ đạo tăng trưởng mới không, hay mới chỉ là bắt đầu bứt phá từ một vùng trũng tăng trưởng nhiều năm qua khi tăng trưởng GDP đang phấn đấu vẫn chỉ ở mức dưới 7%?

“Liệu chúng ta đã thực sự bước vào quỹ đạo tăng trưởng mới chưa, khi đa số các phân tích về triển vọng lạc quan của nền kinh tế vẫn trông chờ vào sự gia tăng về đầu tư. Tức là vẫn dựa trên mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, trong khi đều thống nhất đánh giá chất lượng tăng trưởng chưa có cải thiện, chất lượng của các nguồn lực vẫn thấp, tốc độ tăng năng suất lao động có xu hướng giảm, và các thách thức khác như dư địa chính sách tài chính và tiền tệ đang bị thu hẹp, hệ thống tài chính tiền tệ vẫn đang phải xử lý vấn đề nợ xấu và tỷ lệ an toàn vốn còn mỏng”, ông Trần Thọ Đạt nêu vấn đề.

Hơn nữa, nguồn FDI hiện được coi là động lực tăng trưởng chính, nhưng sản xuất của khu vực này chủ yếu mang tính gia công và gây ô nhiễm môi trường. Động lực từ khu vực này vẫn được coi là đóng góp chưa bền vững vào tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam, dễ đẩy nền kinh tế vào “bẫy thu nhập thấp” của chuỗi giá trị toàn cầu và mô hình “tăng trưởng hộ” các quốc gia đầu tư vào Việt Nam.

TTĐ
GS.TS Trần Thọ Đạt trả lời báo chí bên lề hội thảo. Ảnh: H.Y

Hơn 48% DN tư nhân thua lỗ

Hội thảo cũng là dịp trường Đại học Kinh tế quốc dân công bố ấn phẩm Đánh giá Kinh tế Việt Nam 2017 với chủ đề: Tháo gỡ rào cản đối với sự phát triển của doanh nghiệp (DN).

Chủ đề của Báo cáo xuất phát từ nhận định rằng, trong năm nay, mặc dù môi trường kinh doanh đã được cải thiện nhưng khu vực DN, đặc biệt là khu vực tư nhân vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.

Theo PGS.TS Tô Trung Thành, đại diện nhóm nghiên cứu, có khoảng 98% tổng số DN hiện đang hoạt động là thuộc khu vực kinh tế tư nhân, trong đó đại đa số là DN vừa và nhỏ. Mặc dù đạt kết quả tích cực về gia tăng số lượng DN và quy mô vốn nhưng tỷ lệ DN kinh doanh thua lỗ tăng cao liên tục từ năm 2012, và hiện nay lên đến hơn 48% tổng số DN. Trong 3 khu vực, các DN tư nhân, DN FDI có tỷ lệ DN thua lỗ cao hơn hẳn DNNN. Nếu DN FDI thua lỗ có thể một phần từ hoạt động "chuyển giá", thì con số hơn 48% DN khu vực tư nhân thua lỗ so với 16% DNNN thua lỗ phản ánh rõ nét khó khăn lớn của khu vực kinh tế tư nhân.

“Điều này cho thấy mặc dù có những cải thiện về môi trường kinh doanh nhưng DN vẫn đối diện với những rào cản phát triển như khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức, chi phí lao động,….", PGS.TS Tô Trung Thành đánh giá.

Trong đó, tiếp cận tín dụng được coi là một trong những rào cản lớn nhất đối với DN nói chung ở Việt Nam. Số liệu điều tra trực tiếp từ 695 DN của Báo cáo cho thấy, có tới 58% DN được hỏi cho biết đã từng nộp đơn xin vay vốn ngân hàng. Các DN đã từng bị ngân hàng từ chối hoặc chỉ được giải ngân một phần thì nguyên nhân lớn nhất là do tài sản thế chấp không đủ điều kiện. Đặc biệt, các DNVVN khó có khả năng tiếp cận nguồn vốn vay chính thức vì phần lớn mặt bằng sản xuất, máy móc, trang thiết bị cơ bản là đi thuê.

Ngoài ra, rào cản với DN còn đến từ chi phí sử dụng lao động có xu hướng tăng nhẹ, cơ sở hạ tầng logistics chưa hiệu quả về chất lượng. Tỷ trọng của chi phí cho bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp và kinh phí công đoàn có xu hướng tăng. Chi phí vận tải chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi phí doanh nghiệp nhưng hạ tầng logistics chưa chất lượng và kết nối còn kém khiến chi phí vận chuyển ngày càng tăng cao, vẫn là gánh nặng cho các DN.

Đối với lĩnh vực hải quan, những cải cách trong Luật Hải quan 2014 đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động xuất, nhập khẩu như thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia trong hoạt động hải quan, giảm bớt các thủ tục hồ sơ không cần thiết hay rút ngắn thời gian hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hoá. Đặc biệt, việc áp dụng hệ thống VNACCS/VCIS trong thực hiện thông quan hải quan giúp giảm chi phí cho DN đáng kể.

Tuy nhiên, kiểm tra chuyên ngành vẫn là một tồn tại lớn. Đáng kể nhất là sự chồng chéo trong quy định và phân công quản lý của các bộ chuyên ngành. Ngoài ra, hồ sơ, thủ tục kiểm tra chuyên ngành còn bất hợp lý. Số lượng giấy tờ phải nộp lớn và sự độc quyền của các tổ chức được giao quyền đánh giá kiểm tra hàng hoá chuyên ngành cũng khiến DN càng thêm khó khăn trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính....

Từ những đánh giá, phân tích trên, Báo cáo đã có những đề xuất, kiến nghị chính sách nhằm tháo gỡ các rào cản cho DN với mục tiêu giảm chi phí kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng cho nền kinh tế.

Hoàng Yến

相关内容
推荐内容