【lịch thi đấu giải mexico】Mỹ lúng túng giải quyết vấn đề Triều Tiên

时间:2025-01-11 23:58:37 来源:88Point

Mặc dù đã thuyết phục để Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ) ra nghị quyết trừng phạt Triều Tiên nhưng xem ra Mỹ vẫn rất lúng túng trong bước đi tiếp theo bởi vì Bình Nhưỡng không hề nao núng.

Tổng thống Mỹ Donald Trump.  Ảnh: REUTERS

Sức ép lớn nhất đối với Mỹ hiện nay là Triều Tiên ngày càng phát triển mạnh mẽ chương trình vũ khí hạt nhân và đối đầu trực tiếp với Washington bất chấp lệnh trừng phạt của LHQ. Điều này đồng nghĩa với việc càng trừng phạt Triều Tiên càng trỗi dậy. Đây thật sự là một thách thức với Mỹ đặc biệt là Tổng thống Donald Trump trong tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Thực tiễn cho thấy,ỹlngtnggiảiquyếtvấnđềTriềlịch thi đấu giải mexico Triều Tiên đã 6 lần thử hạt nhân và hàng chục lần phóng tên lửa đạn đạo. Đặc biệt, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã tuyên bố tiềm lực hạt nhân của nước này đủ để tấn công Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ. Bộ Ngoại giao Triều Tiên, cảnh báo: “Các biện pháp sắp tới của Triều Tiên sẽ khiến Mỹ phải chịu sự đau đớn và nỗi thống khổ lớn nhất mà nước này từng phải trải qua trong lịch sử. Thế giới sẽ chứng kiến cách Triều Tiên thuần hóa Mỹ bằng nhiều biện pháp cứng rắn hơn những gì họ tưởng tượng”. Mới đây, Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên KCNA, tuyên bố: “Động thái gia tăng của Mỹ và lực lượng đồng minh để áp đặt trừng phạt và áp lực lên Triều Tiên sẽ chỉ đẩy mạnh tốc độ tiến tới hoàn thiện lực lượng hạt nhân quốc gia”.

Gần đây nhất, Tờ Sekai Nippo (Nhật Bản) cho rằng Triều Tiên đang âm thầm tự đóng tàu ngầm hạt nhân được coi là bước nhảy vọt đối với Hải quân nước này. Triều Tiên hiện sở hữu hạm đội gồm 50-60 tàu ngầm diesel điện. Tàu ngầm hạt nhân thường đắt đỏ và khá phức tạp để sản xuất hơn so với những tàu diesel điện. Tuy nhiên tàu ngầm hạt nhân lại nhanh hơn, mạnh mẽ hơn, linh hoạt và có tầm hoạt động rộng hơn, vì vậy chúng có thể ở dưới nước trong thời gian dài mà không cần phải nổi lên mặt nước và tiếp nhiên liệu. Tàu ngầm hạt nhân thường “kết đôi” với tên lửa đạn đạo và chúng có thể tăng cường đáng kể hỏa lực đồng thời có kỹ thuật phóng tàng hình nổi trội hơn so với việc được phóng từ mặt đất. Các nhà phân tích nghi ngờ rằng Triều Tiên quan tâm đến tàu ngầm hạt nhân vì Bình Nhưỡng đã nỗ lực phát triển chương trình tên lửa của nước này trong những năm gần đây.

Chính những lý do trên nên Mỹ cũng có phần e ngại Bình Nhưỡng nên chưa dám chủ động tấn công. Hiện tại, Washington đang tranh thủ cả Trung Quốc và Nga để gây sức ép đối với Triều Tiên. Theo đó, mới đây Nhà Trắng cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cam kết gây sức ép tối đa đối với Triều Tiên, trong bối cảnh căng thẳng leo thang liên quan đến chương trình tên lửa đạn đạo và vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng. Hai nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc đã thảo luận về việc Triều Tiên “liên tục thách thức cộng đồng quốc tế và gây bất ổn ở khu vực Đông Bắc Á”, đồng thời cam kết sẽ gây sức ép đối với Triều Tiên thông qua việc thực hiện mạnh mẽ các nghị quyết trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đối với Bình Nhưỡng.

Trong một diễn biến liên quan, Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel đã kêu gọi Mỹ, Nga, Trung Quốc cùng ngồi vào bàn đàm phán để đối thoại trực tiếp với Triều Tiên nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay trên bán đảo Triều Tiên. Ông cho rằng cần phải có “tầm nhìn và những bước đi dũng cảm” giống như chính sách xoa dịu căng thẳng thời Chiến tranh Lạnh, trong đó nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cần phải có được một “sự đảm bảo khác về an ninh thay vì bom nguyên tử”.

Từ những diễn biến trên cho thấy, Mỹ thật sự lúng túng khi giải quyết vấn đề Triều Tiên. Thay vì chọn giải pháp đàm phán, Mỹ lại liên tục đe dọa sử dụng vũ lực nên kém hiệu quả. Mới đây, trong bài phát biểu đầu tiên tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, Tổng thống Mỹ Donald Trump lại tuyên bố sẽ “hủy diệt hoàn toàn” Triều Tiên nếu Bình Nhưỡng không ngừng chương trình hạt nhân và tên lửa. Những tuyên bố của ông Trump được đưa ra trong bối cảnh cộng đồng quốc tế nỗ lực tìm giải pháp ngăn chặn Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân bằng con đường đàm phán. Do vậy lời giải cho bài toán vấn đề hạt nhân của Triều Tiên càng khó tìm nếu như cả Mỹ và Triều Tiên thiếu thiện chí.

HN tổng hợp

推荐内容