【dự đoán napoli】Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân: Cần sớm ban hành Luật Quản lý tài sản công

时间:2025-01-10 07:47:24 来源:88Point

Khi đang công tác ở Bộ Tài chính,óChủtịchQuốchộiNguyễnThịKimNgânCầnsớmbanhànhLuậtQuảnlýtàisảncôdự đoán napoli tôi là người đầu tiên được giao phụ trách các lĩnh vực công tác của Cục Quản lý công sản (QLCS) trong những ngày đầu mới thành lập. Với tôi, đây vừa là vinh dự vừa là thử thách. Khi đó, Cục QLCS mới ra đời, chức năng, nhiệm vụ chưa rõ, nhiều việc do các đơn vị khác đang thực hiện, tổ chức bộ máy chưa hoàn thiện, đội ngũ cán bộ còn thiếu.

Tôi rất mừng khi thấy công tác quản lý công sản nói chung và Cục QLCS nói riêng đã lớn mạnh không ngừng, có đóng góp quan trọng vào công tác quản lý, điều hành tài chính, ngân sách và phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng...
chi ngan
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân

Tuy nhiên, tôi rất tin tưởng vào sự phát triển của công tác này. Bởi vì, sự phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn đầu những năm 1990 đặt ra yêu cầu rất lớn về việc huy động các nguồn lực, trong đó tài sản (TS) công đã được Đảng ta xác định là nguồn nội lực quan trọng và sử dụng sao cho tiết kiệm, khai thác sao cho hiệu quả là một tất yếu khách quan.

Xác định rõ mục tiêu đó, với nhiệm vụ của mình tôi đã cùng với tập thể lãnh đạo Cục QLCS khi đó vừa xây dựng, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, vừa củng cố bộ máy, vừa bắt tay vào công việc quản lý, lựa chọn những vấn đề cốt lõi nhất trong quản lý công sản để triển khai có trọng tâm, trọng điểm.

Điểm lại ba việc nổi bật làm được khi đó là: Tiến hành tổng kiểm kê, đánh giá lại để nắm được tổng thể TS công khu vực hành chính sự nghiệp (năm 1997); từng bước tạo lập hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về TS công như tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô, trụ sở làm việc, các cơ chế để xử lý TS công và đặc biệt là việc trình Chính phủ ban hành Nghị định số 14 ngày 6/3/1998 quy định việc quản lý tài sản nhà nước (TSNN) đã đặt nền móng để triển khai công tác quản lý; từng bước hình thành được hệ thống cơ quan quản lý công sản trong cơ quan tài chính của các bộ, ngành, địa phương, tạo “cánh tay nối dài” để Bộ Tài chính thực hiện chức năng giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về TS công.

Thông qua những việc như vậy, nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành đối với công tác quản lý TS công ngày càng tốt hơn. Từ đó, việc quản lý TS dần đi vào nề nếp.

Sau này khi ở các vị trí công tác khác nhau nhưng tôi vẫn luôn quan tâm tới lĩnh vực này. Tôi rất mừng khi thấy công tác quản lý công sản nói chung và Cục QLCS nói riêng đã lớn mạnh không ngừng, có đóng góp quan trọng vào công tác quản lý, điều hành tài chính, ngân sách và phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng.

Điều đó được thể hiện qua việc Quốc hội đã thông qua Luật Quản lý, sử dụng TSNN năm 2008; các giải pháp điều hành kinh tế - xã hội hàng năm do Quốc hội thông qua luôn có gắn với quản lý TS công như vấn đề huy động nguồn lực từ đất đai, TS công, định hướng chính sách mua sắm công tập trung. Hàng năm, Chính phủ đều có báo cáo Quốc hội tình hình quản lý, sử dụng TSNN trên cơ sở số liệu tại Cơ sở dữ liệu Quốc gia về TSNN do Cục QLCS (Bộ Tài chính) quản lý…

Mới đây nhất, Hiến pháp được Quốc hội thông qua năm 2013 đã “hiến định” chế định về TS công rất rõ. Theo đó, đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các TS do Nhà nước đầu tư, quản lý là TS công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

Đây là sự khẳng định rất lớn về vị trí của TS công và công tác quản lý TS công trong thời gian tới. Tuy nhiên, để hiện thực hóa chế định này, Bộ Tài chính, Cục QLCS tới đây có trách nhiệm giúp Chính phủ trình Quốc hội ban hành Luật Quản lý TS công để làm rõ chế độ sở hữu, quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan và đặc biệt là chế độ quản lý, sử dụng đối với từng loại TS để vừa quản lý chặt chẽ, tiết kiệm, vừa khai thác được một cách hiệu quả nguồn lực từ TS công./.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân

推荐内容