【soi kèo c2】Vừa kiểm tra, vừa duy trì giám sát, nhắc nhở

 Test nhanh chén, bát, khay ăn ở các nhóm trẻ

Trường đầu tư, phụ huynh quan tâm

ATTP và chất lượng bữa ăn không chỉ là khâu quan trọng trong hoạt động bán trú cho trẻ mà còn là vấn đề được các bậc cha mẹ quan tâm. Một chủ cơ sở chia sẻ, chị phải tự tay vào bếp làm bữa ăn cho cháu nhằm kiểm soát các khâu, đảm bảo an toàn. Nguyên, vật liệu chị đều lấy từ các siêu thị hoặc đơn vị kinh doanh uy tín, nguồn gốc rõ ràng. “Có phụ huynh khi đến tìm hiểu vào tận bếp xem trường cho trẻ ăn gì, chế biến các món, dinh dưỡng ra sao mới đặt vấn đề gửi con. Họ hỏi han rất kỹ về nguồn gốc thực phẩm, xây dựng thực đơn, các loại gia vị hay dùng, giá cả… Quản lý trường và nhân viên cấp dưỡng phải giải đáp tận tình, chi tiết các thắc mắc để cha mẹ bé yên tâm”, người này nói thêm.

Tại cơ sở Safari Kid, trường ưu tiên xây dựng khuôn viên bếp ăn, khu vực sơ chế, bảo quản nguyên liệu khá chuyên nghiệp, chế độ bữa ăn chất lượng cao. Cho rằng đảm bảo ATTP cũng là yếu tố làm nên thương hiệu của trường nên cơ sở này đầu tư cơ sở vật chất bài bản, tập huấn đều đặn cho cán bộ giáo viên.

Trong khi đó, tuy là cơ sở chăm sóc cho nhóm trẻ các gia đình lao động bình dân trên đường Nguyễn Lộ Trạch, chủ cơ sở vườn trẻ Họa Mi cũng chú trọng khâu VSATTP. Mỗi bữa ăn của trẻ ở đây khoảng 20 ngàn đồng, bao gồm ăn trưa và bữa lỡ chiều. Điểm giữ trẻ này có 2 cấp dưỡng chuyên chăm lo bữa ăn. Bà Nguyễn Thị Ngọc Hà, chủ cơ sở vườn trẻ chia sẻ: “Là người có kinh nghiệm trong nuôi dạy trẻ nên tôi hiểu sự quan trọng của ATTP. Mỗi lần gặp vướng mắc gì trong quy trình, thủ tục là tôi gọi điện cho các anh chị phụ trách, thậm chí mang văn bản lên tận nơi. Sau mỗi lần đoàn kiểm tra, mình rút ra nhiều bài học và cách thức tổ chức quản lý hiệu quả hơn”.

Qua học hỏi kinh nghiệm và góp ý của cơ quan chức năng, nhóm trẻ mầm non Hoa Hướng Dương sử dụng tô chén inox và đầu tư mua tủ sấy dụng cụ ăn uống, chế biến nhằm đảm bảo tiệt trùng trị giá hàng chục triệu đồng. Nhóm trẻ này có 60 trẻ chia thành 4 lớp. Sau 2 năm đoàn kiểm tra quay lại, cơ sở này duy trì tốt các tiêu chí và khắc phục được những thiếu sót kỳ trước. Các mẫu chén bát qua test nhanh đạt yêu cầu. Cô Ngô Thùy Miên, chủ cơ sở cho hay: “Những gì tốt cho các cháu và thuận lợi cho hoạt động, nhóm trẻ đều đầu tư nhằm hiện đại hóa cơ sở vật chất. Các cô được tập huấn, khám sức khỏe hàng năm. Trẻ mầm non độ tuổi phát triển nên khâu lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, kiểm thực 3 bước đầy đủ”.

Tăng cường kiểm tra các nhóm trẻ dưới 30 cháu

Đợt kiểm tra liên ngành về VSATTP cuối năm triển khai ở 53 trường mầm non, tiểu học có bếp ăn bán trú quy mô dưới 200 suất, các nhóm trẻ độc lập từ 30 - 70 suất ăn/lần phục vụ. Trong số này có 37 nhóm trẻ độc lập.

Hầu hết các nhóm trẻ có hợp đồng mua bán thực phẩm, lưu trữ hồ sơ pháp lý; tổ chức giám sát chặt chẽ nguồn gốc thực phẩm nhập và các khâu chế biến; cập nhật kiến thức về ATTP cho giáo viên và nhân viên cấp dưỡng, có tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho đội ngũ này. Trong quy trình chế biến, nhân viên có bảo hộ lao động, thực hành tốt về ATTP. Tuy nhiên, còn một số nơi qua test nhanh khay, chén, muỗng, vá… vẫn còn vết bẩn. Đoàn đã lập biên bản, chuyển UBND các phường ra quyết định xử lý vi phạm hành chính theo quy định đối với 2 cơ sở giữ trẻ.

Trong thực hiện kiểm thực 3 bước và lưu mẫu thực phẩm, 100% nhóm trẻ thực hiện đầy đủ ghi chép, lưu hồ sơ. Tuy nhiên, trong kiểm thực bước 1, một số đơn vị ghi sổ kiểm thực chưa đúng hoặc còn để trống như cơ sở sản xuất, thời gian giao nhận, hạn sử dụng thực phẩm khô, bao gói… Về kiểm thực bước 2 tuy thực hiện nhưng việc ghi chép thời gian bắt đầu và kết thúc còn mang tính hình thức, bước này chưa nắm rõ nên chất lượng và hiệu quả chưa cao.

Về lưu mẫu và hủy mẫu thực phẩm, còn khoảng 10% chưa đạt yêu cầu như: Mẫu lưu quá ít, không đủ lượng tối thiểu nhất là ở các món bữa phụ (bánh, sữa, trái cây); dụng cụ lưu mẫu và lấy mẫu chưa được xử lý tiệt trùng kỹ, nhiệt độ lưu mẫu không đúng quy định. Một thành viên đoàn kiểm tra liên ngành nói: “Chúng tôi đã nhắc nhở và lưu ý các nhóm trẻ khắc phục. Qua đây cũng kiến nghị Phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Huế thống nhất trong việc ghi chép thông tin đầy đủ số kiểm thực 3 bước, lưu mẫu thức ăn đúng quy định Bộ Y tế. Đề nghị các địa phương tổ chức kiểm tra, đánh giá lại các nhóm trẻ đã được cấp phép hoạt động theo quy định. Tăng cường kiểm tra các nhóm trẻ dân lập, tư thục dưới 30 trẻ”.

Dưới góc độ quản lý địa phương, bà Trần Thị Ngọc Quyên, Phó Chủ tịch UBND phường Xuân Phú, TP. Huế chia sẻ: “Hiện, toàn phường có 10 nhóm trẻ tư thục. Nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng trong lĩnh vực này, mỗi năm, UBND phường đều tổ chức hội thảo, tham quan học tập giữa các nhóm trẻ, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc nuôi dưỡng trẻ và phương pháp tổ chức bữa ăn hiệu quả, an toàn”.

ThS.BSCKII. Trương Thị Lan Hương, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP cho rằng: “Một số cơ sở tùy điều kiện, cô và trò cùng học, cùng ăn, cùng dọn dẹp nên có phần hạn chế. Trước thực tế này, chúng tôi hướng dẫn cần phải làm thêm những gì để đảm bảo vệ sinh môi trường, ATTP. Năm nay, chúng tôi tổ chức nhiều đợt tập huấn cho giáo viên và nhân viên cấp dưỡng nhằm cập nhật các quy định và nâng cao kiến thức trong lĩnh vực này. Song song với đó, ngành cũng sẽ duy trì giám sát, kiểm tra và nhắc nhở để các nhóm trẻ làm tốt hơn”.

Cúp C1
上一篇:Chùm ảnh Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập A0/NSMO
下一篇:Thời tiết hôm nay 16/12: Đà Nẵng tới Bình Thuận còn mưa to, Nam Bộ mưa rào