您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文

【kết qua bong da c1】Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Thanh Hóa: Vượt khó đưa gạo đến với người dân chăm sóc, bảo vệ rừng

Ngoại Hạng Anh2446人已围观

简介Xe chở gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ người dân huyện Mường Lát chờ thông đường. Ảnh: Vũ Thị Thủy.Triển ...

Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Thanh Hóa: Vượt khó đưa gạo đến với người dân chăm sóc, bảo vệ rừng
Xe chở gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ người dân huyện Mường Lát chờ thông đường. Ảnh: Vũ Thị Thủy.

Triển khai theo đúng quy trình, quy định

Theo ông Bùi Tuấn Cương, Cục trưởng Cục Dự trữ Nhà nước (DTNN) khu vực Thanh Hóa, để kịp thời hỗ trợ gạo tới người dân tham gia chăm sóc, phát triển rừng, đồng thời đảm bảo việc giao, nhận gạo được triển khai kịp thời, đến đúng đối tượng thụ hưởng trong thời gian sớm nhất, ngay sau khi có quyết định của Tổng cục DTNN, đơn vị đã khẩn trương báo cáo với UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 3581/QĐ-UBND ngày 4/9/2024 chỉ đạo các sở, ban, ngành và UBND huyện Mường Lát lập kế hoạch, phương án và thời gian tiếp nhận gạo.

Ngay sau khi nhận được quyết định phân bổ gạo của UBND tỉnh Thanh Hóa, ban lãnh đạo Cục DTNN khu vực Thanh Hóa đã ký ban hành Quyết định số 375/QĐ-CDTTH giao cho Chi cục DTNN Triệu Sơn xuất cấp 211,840 tấn gạo nhập kho năm 2023, giao số gạo này để hỗ trợ người dân 8 xã thuộc huyện Mường Lát: Quang Chiểu (30.760 kg), Mường Chanh (990 kg), Thị Trấn (25.185kg), Trung Lý (34.875 kg), Nhi Sơn (18.405 kg), Mường Lý 41.550, Pù Nhi (29.160 kg), Tam Chung (30.915 kg), để hỗ trợ người dân.

Theo Chi cục trưởng Chi cục DTNN Triệu Sơn Lê Văn Hải, trong thời gian lựa chọn nhà thầu vận chuyển, bốc xếp theo quy định của Luật Đấu thầu, lập kế hoạch phân bổ, lãnh đạo Cục DTNN khu vực Thanh Hóa cũng đã liên hệ đấu mối để UBND huyện Mường Lát phê duyệt số hộ, số khẩu, diện tích, số lượng gạo hỗ trợ, tổ chức triển khai.

Đồng thời, thực hiện công tác lấy mẫu, kiểm tra chất lượng gạo trước khi xuất kho; chuẩn bị trang thiết bị, nhân lực, lập phương án xuất gạo...

Vượt khó đưa gạo dự trữ tới tay người dân

Theo ông Lê Văn Hải, Mường Lát là huyện miền núi biên giới, nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thanh Hóa, huyện có địa hình phức tạp, độ dốc lớn. Huyện Mường Lát có diện tích đất lâm nghiệp nhiều, cơ sở hạ tầng khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao.

Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có mưa to và rất to, đã gây ra hàng loạt cơn lũ ống, lũ quét và sạt lở đất trên địa bàn huyện Mường Lát. Đặc biệt từ ngày 20/9 đến ngày 22/9, do ảnh hưởng của bão số 4, tại huyện Mường Lát có mưa lớn, lượng mưa đạt 106,6mm gây sạt lở đất đá, ngập lụt nhiều nơi, nhiều xã thuộc huyện Mường Lát đã bị cô lập với miền xuôi.

Các tuyến quốc lộ 15C, quốc lộ 16, đường liên huyện, liên xã ở Mường Lát bị mưa lũ gây sạt lở hàng chục điểm, gây tắc đường từ Thành phố Thanh Hóa và các huyện miền xuôi lên Mường Lát, một số điểm nội huyện bị cô lập, chia cắt nhiều thôn bản.

Chi cục trưởng Lê Văn Hải bày tỏ, việc giao nhận gạo dự trữ quốc gia (DTQG) cho 8 xã thuộc huyện Mường Lát để hỗ trợ người dân gặp rất nhiều khó khăn, xe chở gạo không lưu thông được, phải trung chuyển trong khi nhân lực của đơn vị còn hạn chế, tuy nhiên, được giao nhiệm vụ xuất cấp gạo hỗ trợ công tác bảo vệ, phát triển rừng vừa là vinh dự, vừa là trách nhiệm, đơn vị luôn nỗ lực cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Với tinh thần quyết tâm thực hiện nhiệm vụ, khắc phục mọi khó khăn, đến hết ngày 4/10/2024, đơn vị đã hoàn thành xuất cấp 211,840 tấn gạo DTQG, vận chuyển, bàn giao tới tay người dân ở 8 xã thuộc huyện Mường Lát, đảm bảo chất lượng, số lượng và trước thời hạn do Tổng cục DTNN quy định.

Trong quá trình xuất cấp, đơn vị thường xuyên đấu mối, đôn đốc đơn vị vận tải; phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương; kiểm tra, giám sát quá trình quản lý, sử dụng gạo hỗ trợ. Do đó gạo DTQG xuất cấp cho nhân dân trồng rừng huyện Mường Lát đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng và theo đúng kế hoạch tiếp nhận, phân bổ của UBND tỉnh Thanh Hóa.

Theo ông Trần Văn Thắng - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường Lát, tình trạng gạo theo cảm quan, tất cả các bao gạo đều khô, sạch, vỏ bao trắng không in chữ, gạo sản xuất trong nước, gạo hạt dài 15% tấm xay xát từ thóc thu hoạch vụ Đông Xuân năm 2023, có mùi thơm đặc trưng, không có mùi lạ, không sâu mọt, không bị men mốc.

Người dân tại địa phương rất phấn khởi khi nhận được gạo hỗ trợ. Công tác hỗ trợ trực tiếp bằng nguồn gạo DTQG cho dự án trồng rừng đã mang lại kết quả khả quan, góp phần tăng độ che phủ đất trống đồi trọc, thể hiện sự quan tâm chăm lo đời sống người dân của Đảng và Nhà nước, cùng tinh thần trách nhiệm, tình cảm của mỗi cán bộ, công chức làm nhiệm vụ xuất cấp gạo.

Việc xuất cấp gạo DTQG hỗ trợ nhân dân thực hiện công tác bảo vệ và phát triển rừng đã mang lại hiệu quả thiết thực về kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng; thay đổi tập quán của người dân vùng núi từ khai thác gỗ, phá rừng sang trồng, bảo vệ rừng, giữ rừng, sử dụng sản phẩm từ rừng trồng để thay thế cây rừng tự nhiên. Từ đó, cải thiện đời sống cho đồng bào, góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn.

7.505 khẩu trên địa bàn huyện Mường Lát được nhận gạo

Theo quyết định của UBND tỉnh Thanh Hóa, trên địa bàn huyện Mường Lát có 1.582 hộ/7.868 nhân khẩu; trong đó số khẩu nhận hỗ trợ gạo tháng 5 và tháng 6/2024 là 7.505 khẩu. Diện tích bảo vệ, nhận khoán bảo vệ rừng tự nhiên được hỗ trợ là 12.730,6 ha; diện tích chăm sóc, bảo vệ rừng trồng là 99,98 ha.

Tags:

相关文章