Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) hiện có 7 Chương,ựthảoLuậtBảovệquyềnlợingườitiêudùngsửađổicóđiểmgìmớlịch thi đấu c2 châu âu 80 Điều. Dự thảo Luật được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở kế thừa các điều khoản cơ bản của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiện hành; bảo đảm tính tương thích, đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và bám sát 07 Chính sách đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2021. Các nhóm Chính sách này đồng thời cũng bám sát các nhiệm vụ, giải pháp theo yêu cẩu của Chỉ thị số 30/CT-TW ngày 22 tháng 01 năm 2019 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Sửa đổi phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đã bổ sung thêm Chương mới về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch đặc thù với tổ chức, cá nhân kinh doanh, trong đó, hoàn thiện các quy định về giao dịch từ xa, cung cấp dịch vụ liên tục và bổ sung, hoàn thiện quy định về bán hàng trực tiếp phù hợp với môi trường kinh doanh và tiêu dùng trong thời kỳ phát triển kinh tế số. Bổ sung thêm quy định mới về hợp tác quốc tế trong giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và các tổ chức, cá nhân nước ngoài, trong đó, đưa ra các nguyên tắc hợp tác, phạm vi hợp tác giữa các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng tại các quốc gia. Về đối tượng áp dụng, dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đã khoanh vùng khái niệm người tiêu dùng theo hướng bỏ đối tượng “tổ chức” ra khỏi khái niệm người tiêu dùng để chính xác người tiêu dùng là các cá nhân thực hiện giao dịch vì mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân và gia đình. Cách xác định này giúp cơ quan, tổ chức thuận lợi trong việc thực thi các quy định, tránh tranh cãi, sự không thống nhất trong cách hiểu giữa các chủ thể. Bên cạnh đó, cách giải thích này giúp tập trung nguồn lực để giải quyết các yêu cầu, khiếu nại liên quan đến các cá nhân mà không phải phân tán vào việc bảo vệ nhóm người tiêu dùng là tổ chức, vốn có đầy đủ khả năng sử dụng các công cụ hỗ trợ hiệu quả khác như pháp luật cạnh tranh, pháp luật về thương mại, Dự thảo cũng nhấn mạnh một đối tượng áp dụng của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, những tổ chức này có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ các quyền lợi người tiêu dùng. Mặt khác, dự thảo cũng mở rộng đối tượng áp dụng Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tới các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan đến hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà không giưới hạn chỉ là các chủ thể liên quan đến hoạt động bảo vệ quyền lợi ngừi tiêu dùng trên lãnh thổ Việt Nam như Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010. Bổ sung quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương Để bảo vệ người tiêu dùng yếu thế, dự thảo Luật đã bổ sung một Điều quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương (Điều 7), trong đó đưa ra khái niệm về người tiêu dùng dễ bị tổn thương theo hướng bao gồm: “người cao tuổi theo quy định pháp luật người cao tuổi; người khuyết tật theo quy định pháp luật người khuyết tật; trẻ em theo quy định pháp luật trẻ em; người sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định pháp luật về công tác dân tộc; phụ nữ đang mang thai; phụ nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, người bị bệnh hiểm nghèo”. Đồng thời, Điều 7 quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh khi giao dịch với người tiêu dùng dễ bị tổn thương, trong việc đảm bảo quyền ưu tiên của hộ trong quá trình mua bán sản phẩm, hàng hóa; trong việc tiếp nhận, giải quyết khiếu nại. Tuy nhiên, với một Điều quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương trong Dự thảo Luật nên nội dung chưa thật sự cụ thể, rõ ràng. Để làm rõ hơn nội dung về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng, Dự thảo Luật điều chỉnh, bổ sung một số quy định, bao gồm: Bổ sung khái niệm về thông tin của người tiêu dùng, khái niệm người có ảnh hưởng; bổ sung quy định về trách nhiệm bảo vệ thông tin của người tiêu dùng, trong đó có quy định về hoạt động ủy quyền cho bên thứ ba thực hiện việc thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin của người tiêu dùng; Bổ sung quy định về các nội dung cần có trong chính sách bảo vệ thông tin của người tiêu dùng, về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh phải thiết lập cơ chế để người tiêu dùng có điều kiện lựa chọn các trường thông tin mà người tiêu dùng đồng ý cung cấp, về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh phải thiết lập cơ chế để người tiêu dùng lựa chọn việc cho phép hoặc không cho phép sử dụng thông tin của người tiêu dùng trong một số hoạt động như: chia sẻ cho bên thứ ba, sử dụng để thực hiện hoạt động tiếp thị, về trách nhiệm thông báo cho cơ quan chức năng trong vòng 24h khi xảy ra sự cố đối với hệ thống thông tin làm phát sinh nguy cơ mất thông tin của người tiêu dùng. Ảnh minh hoạ |