【kết quả mexico liga】Tình hình Biển Đông mới nhất: Trung Quốc điều máy bay mang tên lửa ra Biển Đông
TheìnhhìnhBiểnĐôngmớinhấtTrungQuốcđiềumáybaymangtênlửaraBiểnĐôkết quả mexico ligao những tin tức mới nhất về tình hình Biển Đônghiện nay, ngày 31/10 vừa qua, website chính thức của Hải quân Trung Quốc đã đăng tải hình ảnh các chiến đấu cơ có mang tên lửa đang tham gia bay huấn luyện. Những chiến đấu cơ này thuộc Hạm đội Nam Hải và địa điểm huấn luyện là một đường băng trên Biển Đông, báo VnExpress dẫn lại thông tin từ trang SCMP cho biết.
Trung Quốc điều máy bay mang tên lửa tới vùng biển tranh chấp giữa lúc tình hình Biển Đông đang phức tạp, căng thẳng. Ảnh minh họa
Phát biểu trước báo giới, tướng Trung Quốc về hưu Xu Guangyu hùng hổ tuyên bố: "Cả Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Trung Quốc đều tuyên bố sẽ đáp trả nếu các quyền trên biển của nước này bị xâm phạm. Những thông báo đó cần được tiếp nối bằng hành động thực tế”. Theo Xu, đây là tín hiệu cho thấy Bắc Kinh thực sự nghiêm túc về các tuyên bố chủ quyền (phi pháp) bởi "nó là phản ứng tối thiểu Trung Quốc nên có, nếu không sẽ không đạt được sự kỳ vọng từ người dân".
Xu cũng tin đợt huấn luyện diễn ra trên đảo Phú Lâm bởi đường băng trên đảo này là nơi duy nhất sẵn sàng sử dụng trên Biển Đông, số còn lại vẫn đang trong quá trình xây dựng. Về vấn đề này, giới chuyên gia quân sự đều nhất trí, cái gọi là ‘đường băng trên Biển Đông’ nhằm ám chỉ đến đường băng xây dựng trái phép trên đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc chiếm của Việt Nam.
Cũng theo lời bình luận của giới chuyên gia, đợt huấn luyện là phản ứng mới nhất từ Bắc Kinh trước việc Mỹ điều tàu khu trục tên lửa USS Lassen tới tuần tra quanh phạm vi 12 hải lý của các đảo nổi nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông. "Trung Quốc sẽ không tiếc sức hành động cứng rắn, miễn là họ đừng chạm tới điểm mấu chốt của xung đột quân sự. Đây cũng là lời cảnh báo đối với đồng minh Mỹ trong khu vực, gồm Australia và Nhật Bản" - chuyên gia quân sự Ni Lexiong nhận định.
Việc Trung Quốc điều máy bay mang tên lửa ra Biển Đông được cho là tín hiệu cảnh báo tới Mỹ và đồng minh
Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc tỏ thái độ với việc Mỹ tuần tra Biển Đông. Bên cạnh việc lớn tiếng dọa nạt trên truyền thông và triệu tập Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc tới làm việc, trước đó, nguồn tin Hải quân Mỹ cho hay ngoài tàu hải quân, tàu buôn và tàu cá Trung Quốc cũng từng có mặt khi khu trục hạm USS Lassen đi vào gần các đảo nhân tạo Bắc Kinh xây ở Biển Đông hôm 27/10, Zing News đưa tin.
Cụ thể, nguồn tin Hải quân Mỹ hôm 30/10 tiết lộ thông tin về chuyến tuần tra Biển Đông ngày 27/10 của khu trục hạm USS Lassen. Nguồn tin giấu tên cho hay, tàu USS Lassen đã thể hiện các dấu hiệu cho thấy lộ trình của nó hoàn toàn vô hại và không có ý định gây chiến khi di chuyển vào vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép ở Biển Đông.
Radar điều khiển hỏa lực của tàu USS Lassen được tắt và không có trực thăng di chuyển theo tàu. Dù máy bay trinh sát hàng hải P-8 Poseidon di chuyển trong khu vực nhưng không tiến vào trong giới hạn 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo phi pháp do Trung Quốc xây ở Biển Đông. Tuy nhiên, “các tàu Hải quân Trung Quốc (tới gần Lassen) một cách chuyên nghiệp. Chúng bám đuôi Lassen, nhưng ở khoảng cách an toàn” – nguồn tin giấu tên cho biết.
Trước đó, vào ngày 27/10, Mỹ đã chính thức đưa tàu khu trục tên lửa USS Lassen tới tuần tra ở Biển Đông
Nguồn tin này nhấn mạnh: “Khi đó, tàu buôn Trung Quốc xuất hiện nhưng không hành xử từ tốn như tàu Hải quân Trung Quốc. Một tàu đi ra khỏi nơi neo đậu và vượt qua mũi của tàu khu trục, nhưng vẫn ở khoảng cách an toàn. Tàu Lassen không thay đổi đường đi khi tàu buôn di chuyển vòng quanh nó”. Được biết, các tàu cá Trung Quốc và tàu hỗ trợ dường như cũng xuất hiện vì cho rằng tàu Mỹ sẽ quá cảnh ở khu vực, nhưng USS Lassen không phải di chuyển xung quanh chúng.
Bất chấp những động thái mang hàm ý cảnh cáo của Trung Quốc, giới quan chức Hải quân Mỹ vẫn nhất trí việc tuần tra là cần thiết để khẳng định lập trường của Washington rằng các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây trái phép ở Biển Đông không thể được coi là có lãnh hải. Và việc Hải quân Mỹ điều tàu tới quanh các đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc từ năm 2012 cho thấy Washington chính thức thách thức các tuyên bố chủ quyền đơn phương của Bắc Kinh trên vùng biển nhộn nhịp bậc nhất thế giới.
Vân Anh(T/h)
Tin tức pháp luật mới nhất hôm nay ngày 3/11