【thứ hạng của fc sion】Lãnh đạo không gương mẫu, quy định chỉ là hình thức
Đây là những đánh giá được nêu trong một báo cáo chung của Ngân hàng Thế giới và Chính phủ Việt Nam được công bố ngày 9/11,ãnhđạokhônggươngmẫuquyđịnhchỉlàhìnhthứthứ hạng của fc sion với hỗ trợ của Chính phủ Vương Quốc Anh.
Nhiều hình thức xung đột lợi ích đã trở thành thông lệ
Báo cáo "Kiểm soát xung đột lợi ích trong khu vực công – Quy định và thực tiễn ở Việt Nam" do Thanh tra Chính phủ phối hợp với Ngân hàng Thế giới thực hiện cho rằng, Việt Nam có thể nâng cao liêm chính và hiệu quả của khu vực công bằng cách bổ sung quy định và pháp luật kiểm soát các hình thức xung đột lợi ích phổ biến như nhận quà biếu, ưu ái người thân, hoặc sử dụng thông tin nội bộ để trục lợi cá nhân.
Theo định nghĩa của OECD - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development), xung đột lợi ích hay mâu thuẫn lợi ích là tình huống trong đó một cán bộ công chức, trong thẩm quyền chính thức của mình, đưa ra các quyết định hoặc có những hành động, có thể tác động tới lợi ích của cá nhân họ.
Báo cáo cho thấy, ở Việt Nam, nhiều hình thức xung đột lợi ích khác nhau ở khu vực công đã trở thành luật chơi, gây suy giảm hiệu quả và liêm chính trong các thiết chế công. Những lĩnh vực xảy ra các tình huống xung đột lợi ích phổ biến nhất là quản lý đấu thầu, cấp phép và phê duyệt dự án, bổ nhiệm và tuyển dụng.
Ông Nguyễn Văn Thắng, Viện trưởng Viện Quản lý Châu Á – Thái Bình Dương (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân), thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, hình thức “quà tặng” cho cán bộ công chức để đạt được lợi ích cá nhân, để gửi gắm đã trở thành “luật bất thành văn”, thành “thông lệ”, theo kết quả khảo sát. “Có một số (quà tặng) là tình cảm thật,… nhưng mà ít lắm, hiếm lắm”, một cán bộ công chức nhận xét.
Trong lĩnh vực tuyển dụng, bổ nhiệm, đa số DN, người dân (xấp xỉ 70%), cho rằng yếu tố quan hệ, lợi ích vật chất là yếu tố quan trọng nhất. Ngược lại, đa số cán bộ công chức cho rằng yếu tố đào tạo và năng lực mới là yếu tố quan trọng trong việc bổ nhiệm, tuyển dụng (mặc dù khoảng 35% cán bộ công chức biết rõ các trường hợp tuyển dụng, bổ nhiệm người thân).
“Cơ quan em tuyển 10 người và theo sếp nói gửi gắm từ cấp vụ trở lên hơn 100 người con em trong ngành”, một cán bộ công chức cho biết. Một người khác cho biết, vấn đề bổ nhiệm cũng có tiêu chí nhưng những tiêu chí này đều đã “gọt chân cho vừa giày” nên cũng chỉ là hợp thức hóa việc cất nhắc người quen.
Tránh xung đột lợi ích phải đưa vào đạo đức công vụ
Trong khi đó, các quy định kiểm soát xung đột lợi ích chưa được thực thi nghiêm túc, báo cáo đánh giá. Hầu hết các cơ quan có xây dựng quy định trong nội bộ, nhưng việc thực thi ít, chủ yếu do 3 nguyên nhân: xử lý chưa nghiêm, lãnh đạo chưa gương mẫu, giám sát lỏng. “Lãnh đạo không làm gương nên mọi quy định chỉ là hình thức”, một cán bộ công chức cho biết.
Góp ý cho nội dung báo cáo, ông Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, điều quan trọng nhất là báo cáo đưa ra được khuôn khổ khái niệm rõ ràng về xung đột lợi ích. Mặc dù từ trước đến nay, đã có nhiều quy định trong luật nhưng thiếu khái niệm bao trùm là xung đột lợi ích.
“Hy vọng với báo cáo này có thể thành nhận thức xã hội, điều chỉnh hoạt động xã hội, đặc biệt là hoạt động lập pháp, để không có việc đúng quy trình nhưng vướng cái căn bản nhất là xung đột lợi ích. Từ đó mới có chuyện cha bổ nhiệm con nhưng đúng quy trình”, ông Nguyễn Sỹ Dũng nói.
Ông cũng cho biết thêm, không phải chúng ta không có những quy định này từ xưa. 400 năm trước, chúng ta đã có Luật Hồi tỵ, theo đó không chấp nhận anh em bà con chung một nhiệm sở, không cho quan chức mua đất đai tài sản ở địa phương...
“Từ xưa, phép công đã là phạm trù đạo đức của quan chức thời phong kiến. Ông quan liêm chính phải trước hết coi phép công là trên hết, chứ không phải việc tư. Chúng ta phải trở lại với những giá trị ông cha đã theo đuổi. Tránh xung đột lợi ích phải là đòi hỏi của thiết chế đạo đức công vụ”, ông Nguyễn Sỹ Dũng đề xuất.
Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cũng chỉ ra rằng, trong báo cáo này chưa đề cập đến Quốc hội nhưng xung đột lợi ích trong đại biểu Quốc hội cũng rất lớn và ở tầm rất cao.
Theo Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh, nghiên cứu này là nỗ lực ban đầu để nhìn nhận vấn đề xung đột lợi ích ở Việt Nam. Mục tiêu là khuyến nghị các biện pháp cho Chính phủ Việt Nam và các bên liên quan nhằm nâng cao nhận thức và giảm thiểu tình huống xung đột lợi ích mà công chức phải đối mặt trong công việc của mình, cải thiện chất lượng thể chế của khu vực công và đẩy mạnh phòng chống tham nhũng./.
Hoàng Yến
-
Nhận định, soi kèo nữ AS Roma vs nữ Fiorentina, 21h30 ngày 6/1: Khó tin cửa trênNATO nêu kịch bản kích hoạt phản ứng quân sự tập thểThị trường bất ngờ điều chỉnh mạnh, khối ngoại vẫn miệt mài mua ròngNỗi đau ‘huynh đệ tương tàn’ trong gia đình tỉ phú giàu nhất châu ÁĐiều tra việc hút cát, chặt phá cây tại Vườn Quốc gia Xuân ThủyÔng Kim Jong Un giám sát quân đội Triều Tiên diễn tập 'tấn công phủ đầu'Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 21/10/2024: Đồng Yen Nhật sẽ tăng hay giảm trong tuần này?Thế giới Di động đưa hơn 62,7 triệu cổ phiếu lên sàn niêm yếtFacebook phát triển công nghệ gõ văn bản bằng ý nghĩUkraine công bố video thu giữ chiến tăng T
下一篇:Đường 12 tỷ chưa nghiệm thu đã rạn nứt ở Đắk Lắk
- ·Những điều kiện cần để Logistics trở thành “mạch máu của nền kinh tế”
- ·FLC thay đổi lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết
- ·Liên kết Huế
- ·Phản ứng từ phía Tổng thống Biden khi ông Donald Trump bị tuyên có tội
- ·Samsung Galaxy Note 8 sẽ có màn hình siêu khủng, lớn hơn cả S8+
- ·Lãnh đạo Quốc hội Ukraine nói về cáo buộc ông Zelensky hết tư cách tổng thống
- ·Cận cảnh xe chở lính đặc nhiệm Ukraine băng qua 'mưa đạn' của Nga ở Chasiv Yar
- ·Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 15/10/2024: Đồng Yen Nhật tiếp đà "lao dốc không phanh"
- ·Tấn công hàng loạt các trang mạng hàng đầu của Mỹ
- ·Chứng khoán 9/7: Hàng đầu cơ nổi sóng
- ·Chứng khoán 4/7: Tiền lớn vào thổi bay áp lực chốt lời ngắn hạn
- ·Giá vàng hôm nay ngày 17/10/2024: Vàng thế giới tiếp đà tăng
- ·Chi phúc lợi tại đơn vị sự nghiệp theo quy định nào?
- ·Cổ phiếu nóng trồi sụt, các mã lớn trở lại thế cân bằng
- ·Iran thông báo phát hiện chính xác nơi rơi trực thăng chở tổng thống
- ·Đức gửi loạt vũ khí mới cho Ukraine, Nga kiểm soát thêm một làng ở Donetsk
- ·TP.HCM mưa lớn từ chiều đến tối, nhiều tuyến đường ngập nặng
- ·Cảnh giác trước chiêu lừa “Hải quan bán xe thanh lý”
- ·8 điểm đến dễ làm hài lòng du khách khó tính nhất
- ·KSA phải giải trình việc chậm công bố thông tin trước ngày 4/6
- ·Sao Khuê 2017 tôn vinh các sản phẩm công nghệ chất lượng cao
- ·Việt Nam opposes China’s celebration of island recovery
- ·Xử lý nghiêm cơ sở kinh doanh bánh Trung thu… nhập lậu
- ·Họp báo Festival Nghề truyền thống Huế tại Hà Nội
- ·Sức mạnh tổ hợp tên lửa kết hợp pháo phòng không Pantsir
- ·Laguna Lăng Cô chính thức đi vào hoạt động
- ·Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt thời điểm bước vào thương vụ kit test
- ·Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 22/10/2024: Đồng Yen Nhật bất ngờ bật tăng trở lại
- ·Giá bạc hôm nay 18/10/2024: Bạc thế giới duy trì đà tăng 0,6%
- ·Giá xăng dầu hôm nay 18/10/2024: Tăng nhẹ
- ·Ngày 3/1: Giá thép Trung Quốc dứt đà tăng, nhập khẩu quặng sắt dự báo cao kỷ lục
- ·Hợp tác kích cầu du lịch ba miền Bắc
- ·Nông sản địa phương vươn mình ra thế giới
- ·Chứng khoán 20/6: Chỉ số nhiễu loạn với cơn lốc ATC
- ·Người lao động có được quyền từ chối công việc được giao?
- ·Chechnya đề nghị gửi thêm quân tới giúp Nga ở Ukraine