发布时间:2025-01-10 20:26:44 来源:88Point 作者:La liga
Bác là giáo viên dạy môn Vật Lý,ỷcủsoi kèo trận barca còn cha tôi dạy môn Toán. Họ gặp nhau khi cùng được phân công về giảng dạy tại trường cấp 3 Nam Sách, tỉnh Hải Dương năm 1963. Ngày đó, trường học thiếu thốn trăm bề, bác và cha tôi ở nhờ nhà dân, rồi vận động học sinh ra lớp. Cuộc sống khốn khó của những giáo viên nghèo, nhưng cái tâm với nghề đã trở thành chất keo đặc biệt gắn kết bác và cha tôi với nhau. Họ là tri kỷ, tri âm mà tôi từng thấy trong đời.
Cha tôi dẫn chú họ đang tuổi đi học ra để học, còn bác cũng mang em trai ra theo. Họ coi nhau như ruột thịt, tằn tiện cùng nhau nuôi chú và em ăn học. Nhưng thời gian gắn kết chẳng được lâu. Hai năm sau, cha tôi được điều động về công tác tại quê nhà. Còn bác ở lại, dạy một vài năm rồi cũng chuyển đi.
Xa cách về không gian nhưng không vì thế mà tình cảm bác và cha tôi nguội lạnh. Họ vẫn thường biên cho nhau không biết bao nhiêu lá thư, kể hết mọi chuyện trong nhà. Đến mức chúng tôi có cảm giác bác là thành viên của gia đình tôi. Và cha tôi cũng vậy, ông được gia đình bác quý mến như ruột thịt.
Điều kiện nhà bác hơn nhà tôi rất nhiều. Các em của bác đều thành đạt, giàu có. Bác chỉ sinh hai con, các anh chị đã lớn và rất giỏi giang. Còn cha tôi lam lũ, nuôi cả đàn con ăn học. Ông phải bươn chải nuôi heo gà, cày cấy để bớt khó khăn. Nhưng tình cảm của họ không vì thế mà xa cách.
Tôi ấn tượng mạnh bởi một lần bác vừa tới, cha tôi loay hoay đun ấm nước dưới bếp. Bác đứng ở ngoài sân với anh em chúng tôi, bất ngờ con gà mái nhảy ổ làm rớt mấy cái thúng xuống chuồng heo. Bác vội vàng nhảy ngay xuống, nhặt lên trong sự bối rối của cha tôi: “Chết, bẩn hết đôi giày của anh rồi!”, còn bác thì cười xòa đáp lại: “Có sao đâu, rửa chút là sạch liền!”.
Mỗi năm, bác tới nhà tôi hai lần vào ngày giỗ ông, bà. Bác bắt xe hàng trăm cây số, rồi đi bộ chục cây số nữa mới tới nhà tôi. Lần nào bác cũng mang theo bó hoa huệ thơm ngát, tự tay bác trồng. Anh em chúng tôi thích lắm. Bởi, nhà tôi nào có mua hoa bao giờ. Bó huệ trắng tinh khiết trên ban thờ ông bà tôi ngày ấy luôn đem đến cho tôi cảm giác thiêng liêng, thanh tịnh vô cùng. Hương huệ ngập tràn trong giấc mơ thơ ngây của tôi, vương vấn trong tôi tới tận bây giờ.
Thường mỗi lần về, khi bác đi bộ tới đầu ngõ, chúng tôi đã chạy ào ra: “A, bác Ngự, bác Ngự!”. Bác rối rít gọi tên từng đứa rồi ôm lấy chúng tôi. Cha tôi thì rưng rưng đón bó hoa từ bác.
Ngày hôm sau, khi đứng trước ban thờ làm lễ, cha tôi sẽ kính cáo: “Hôm nay giỗ mẹ, anh Ngự cũng từ Hải Phòng xa xôi về đây, anh dâng mẹ bó huệ mà mẹ rất thích…”. Cha dứt lời, ai nấy đều lặng đi, sụt sùi.
Thương cha nặng gánh, bác đề nghị đón chị cả tôi ra nhà bác để con gái bác dạy chị cắt may. Đến khi chị thành thạo, có thể kiếm cơm được bác mới cho về.
Và như duyên trời sắp đặt, chị gái thứ ba của tôi chuyển việc ra Hải Phòng, ngẫu nhiên gần nhà bác, được bác thương như con. Mối thân tình tri kỷ của bác và cha lại càng thêm bền chặt, được các thế hệ sau nối tiếp.
Ít lâu sau, mẹ tôi mất khiến cha suy sụp. Bác lại là người đêm ngày sẻ chia với cha. Bác thường chủ động gọi điện, lắm khi hai ông giáo già hàn huyên tới khuya mới chịu dừng.
Hai năm sau, cha tôi “về giời”, bác buồn hiu hắt. Bác nói với chúng tôi bằng ánh nhìn sâu thẳm: “Câu thơ nghĩ đắn đo không viết/ Viết đưa ai, ai biết mà đưa”. Chúng tôi nghẹn lòng, thương bác, thương cha.
Và chỉ một năm sau đó, bác cũng rời bỏ chúng tôi. Đứng trước di ảnh bác, tôi giật mình khi thấy ánh mắt bác như đang nheo cười. Tôi hiểu, bác đã gặp cha, chắc họ đang ôm lấy nhau, lại mừng mừng, tủi tủi kể cho nhau bao nhiêu chuyện trên đời.
相关文章
随便看看